Mọc răng là thời kỳ cực kỳ khó khăn của bé và cả mẹ.
Những cách bố mẹ nên thực hiện khi chăm sóc trẻ em mọc răng:
- Kiểm tra nhiệt độ cơ thể:
Khi thấy trẻ nóng, nên nhanh chóng cặp nhiệt độ cho trẻ. Khoảng gần 38oC là nhiệt độ xác định trẻ sốt vừa, trên 38oC là trẻ sốt cao. Nếu trẻ em có biểu hiện sốt cao, bạn nên đưa trẻ đi khám sớm. Bởi vì, trẻ sốt gần 39oC có thể kéo theo dấu hiệu bị co giật toàn thân, thiếu oxy não, tổn thương các tế bào thần kinh khiến trẻ bị hôn mê (hoặc tử vong).
Xem thêm >> Đừng bỏ qua những cách hạ sốt an toàn cho trẻ nhà bạn
- Uống thuốc theo đơn bác sĩ:
Nếu trẻ sốt tới 38,5 độ C trở lên, bạn có thể dùng Paracetamol để hạ sốt, liều lượng 10-15 mg cho một kg cân nặng, cứ 4 giờ cho uống một lần. Nếu trẻ sốt nhẹ hơn thì không cần uống thuốc.
- Làm mát cơ thể:
Có thể lau mát hạ sốt cho trẻ bằng nước ấm, tránh dùng nước quá lạnh hay nước quá nóng. Mẹ nên tăng cường các cữ bú cho trẻ trong ngày. Nếu trẻ không bú được, mẹ cần vắt sữa và cho trẻ ăn bằng thìa.
- Cung cấp dinh dưỡng:
Cho trẻ ăn chuối xắt lát lạnh, giúp lợi của trẻ được xoa dịu, giảm sưng. Và khi cảm thấy dễ chịu trẻ sẽ không quấy phá và hạ sốt.ư
- Ngậm nướu răng:
Hãy cho trẻ ngậm nướu có thể làm mát. Những chiếc ngậm nướu này có thể cho vào tủ lạnh nhưng không nên để lạnh quá vì sẽ phản tác dụng, làm lợi của trẻ đau hơn. Ngậm nướu mát sẽ giúp làm mềm lợi và tạo cảm giác dễ chịu hơn khi trẻ sốt.
Hãy biết cách giúp trẻ hạ sốt và vượt qua thời kỳ khó khăn đầu đời này.
- Cho trẻ uống nước:
Với trẻ lớn hơn, khuyến khích trẻ uống thêm nước lọc (hoặc có thể pha sữa bình cho trẻ loãng hơn bình thường). Trường hợp trẻ không uống được nước, dùng tăm bông sạch chấm nước vào môi, miệng trẻ để trẻ không bị khô môi và cũng tránh được tình trạng mất nước.
- Massage lợi:
Massage lợi trẻ bằng ngón tay của bạn sẽ giúp trẻ giảm đau, từ đó tình trạng sốt cũng được cải thiện.
Tuyệt đối không dùng đá lạnh chườm hạ sốt cho trẻ. Bởi vì, đá lạnh vừa khiến trẻ khó chịu lại vừa khiến tình trạng sốt ở trẻ tồi tệ hơn do các mạch máu bị co lại. Đá lạnh cũng khiến trẻ dễ bị viêm phổi.
Nếu trẻ bị sốt cao, co giật, lấy một chiếc khăn mềm, nhỏ, gấp lại rồi kẹp vào miệng trẻ, đề phòng trẻ cắn vào lưỡi.
Tiếp đến, trong quá trình chăm sóc bệnh bạn phải luôn quan xác biểu hiện của trẻ, nếu có bất thường nên đưa trẻ đi khám càng sớm càng tốt. Hết sức thận trọng vì nếu không xử lý kịp thời, trẻ sẽ gặp nguy hiểm về sức khỏe hoặc để lại những di chứng nặng nề sau này như: chậm phát triển trí tuệ, rối loạn thần kinh… Sốt cao co giật hay đi kèm các dấu hiệu khác như: phát ban, khó thở…
Xem thêm:
>> Cách hạ sốt cho trẻ sơ sinh khi tiêm phòng bằng lá tía tô
>> Thực hiện cách hạ sốt cho trẻ 5 tháng tuổi hiệu quả ngay tại nhà
>> Bật mí cho mẹ 20 cách hạ sốt cho trẻ bằng phương pháp dân gian