Vậy những mầm bệnh gặp điều kiện nào sẽ tái phát? Những thói quen trong ăn uống trong sinh hoạt hàng ngày cũng là một nguyên nhân khiến bệnh á sừng tái phát. Vậy để bệnh không ảnh hưởng đến đời sống sức khỏe của bạn, điều này bắt buộc được chế độ ăn uống sinh hoạt hàng ngày hợp lí và thực hiện phương pháp phòng bệnh hiệu quả.
Quan trọng nhất với việc điều trị giúp bệnh nhân nhanh chóng phục hồi không chỉ với bệnh á sừng mà với tất cả các loại bệnh khác là dinh dưỡng. Vì vậy để phòng bệnh, chữa bệnh và tránh bệnh tái phát bạn phải đặc biệt quan tâm đến chế độ dinh dưỡng khoa học cho bệnh nhân mắc á sừng.
Á sừng gây ra những tổn thương bề mặt da khiến người bệnh khó chịu
Cộng đồng thành viên mạng xã hội SucKhoe.MuaBanChung.com chia sẻ một số chế độ dinh dưỡng:
Xuân Nguyễn chia sẻ: "Trước kia mình không biết hề biết bệnh á sừng là gì cả, nhưng không may em trai của mình mắc phải bệnh á sừng. Hiện tại em đang được điều trị tại bệnh viện da liễu, bác sĩ có khuyên mình nên đặc biệt quan tâm đến chế độ ăn uống và dinh dưỡng thật hợp lý cho em. Không nên cho em ăn những loại hải sản tanh như tôm, cua, ghệ,...hay đồ đã được chế biến sẵn để lâu ngày vì điều này rất dễ gây ra dị ứng và phát triển bệnh á sừng. Chỉ nên cho em ăn những loại thực phẩm nhiều vitamin A, B, C như rau xanh, cà chua, trái cây,..."
Hòa Nguyễn cho biết: "Một vài lần mình thấy thông tin bệnh á sừng trên mạng, cũng là người thích hiểu biết nhiều thông tin nên mình cũng quan tâm và tìm kiếm những chế độ ăn tránh bệnh như không nên sử dụng nhiều rượu biam chất kích thích, và chất béo khi mắc bệnh. Không nên sử dụng thực phẩm chứa nhiều axit và đặc biệt không sử dụng những loại thực phẩm như rau muống, thịt gà, đồ nếp,...vì nó sẽ khiến bệnh phát triển khá nhanh."
Trích từ bài viết "Chế độ dinh dưỡng sinh hoạt cho người mắc bệnh á sừng" trên trang Chuakhoibenhdalieu:
Chế độ ăn uống sinh hoạt cho bệnh nhân á sừng cần đặc biệt chú ý:
- Thận trọng với các món ăn lạ
Người bị mắc bệnh á sừng không nên sử dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá,...
Đồ ăn nhiều protein và tanh: tôm, cua, ghẹ, măng, cà, lạp xưởng , xúc xích, gà, đồ hộp, trứng,…
Đồ uống có chất kích thích: rược, bia, cafe, trà, thuốc lá, tiêu, ớt…
Các đồ ăn có chứa chất béo: đường, sữa, mỡ, bơ, chocolate, đồ ngọt tổng hợp….
- Sử dụng các nguồn thực phẩm giàu vitamin:
Ngoài ra người bị bệnh á sừng, vẩy nến, viêm da cơ địa ... nên dùng các thực phẩm giàu vitamin A, B, C và các thức ăn dễ tiêu, chống táo bón: cà chua, khoai lang ruột vàng, đu đủ, chuối tiêu. Ăn những loại rau xoắn như cải xoắn, súp lơ, bắp cải, mướp đắng….
- Sử dụng các loại thực phẩm chứa omega3:
Thịt cá thu chứa lượng omega3 khá lớn cho người mắc bệnh á sừng
Có thể ăn những loại thực phẩm chứa nhiều omega3 và chất kẽm có trong cá hồi, cá thu, cá basa, canh nghêu, sò. Một tuần có thể ăn thịt bò 1-2 lần, ăn thịt lợn, đậu phụ, thịt ếch…Với bệnh này tăng cường ăn nhiều rau, uống nhiều nước mát hằng ngày rất tốt cho quá trình điều trị.
- Không sử dụng thực phẩm chứa nhiều axit:
Đối với những trường hợp bị phù nề, rịn nước nên giảm thức ăn có nhiều nước như: chanh, súp, uống ít nước, không uống nước cam nước chanh…
- Không sử dụng những loại thực phẩm:
Trong thời gian điều trị bệnh á sừng, vẩy nến, viêm da cơ địa bằng thuốc nam hay đông y nói chung thì không ăn rau muống, đậu xanh, thịt gà, đồ nếp, rau má…. sẽ làm mất tác dụng của thuốc.
Khi mắc bệnh á sừng, bệnh nhân không nên quá lo lắng mà phải duy trì thái độ lạc quan, tự tin và xác định rằng bệnh vảy nến là một bệnh thông thường vì stress cũng là nguyên nhân khiến bệnh á sừng trở nên nặng thêm và có nguy cơ mắc các bệnh da - tóc - móng khác. Hiện nay việc điều trị bệnh á sừng không còn là khó, vấn đề quan trọng là duy trì sự làm sạch đó được bao lâu hoàn toàn phụ thuộc vào ngay chính bệnh nhân và dưới sự hướng dẫn điều trị, chăm sóc của các bác sĩ chuyên khoa da liễu.