Cẩm Nang Sức Khỏe

Bệnh tiểu đường type 2 có nguy hiểm không?

Trong thời gian gần đây, số lượng bệnh nhân mắc phải bệnh tiểu đường type 2 ngày một tăng cao, và độ tuổi mắc bệnh cũng càng ngày càng trẻ hơn. Bệnh tiểu đường type 2 có nguy hiểm không, nó có những biến chứng như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ cùng các bạn tìm hiểu về câu hỏi này, tìm hiểu xem thật sự bệnh tiểu đường có ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe con người.

Mức độ nguy hại của bệnh tiểu đường đối với cơ thể con người chính là do nó có thể dẫn đến một số biến chứng cùng phát sinh khác. Các biến chứng này thường làm cho người bệnh bị tàn phế, mất khả năng lao động và tử vong.

Bệnh tiểu đường type 2 có nguy hiểm không? Tư vấn từ các thành viên cộng đồng mạng và bác sĩ:

"Tôi năm nay 54 tuổi. Cách đây 1 tuần tôi đi khám sức khỏe định kỳ, kết quả đo đường huyết lúc sáng sớm là 7.8 mmol/l. Bác sĩ kết luận tôi bị mắc bệnh tiểu đường type 2. Tôi cảm thấy rất lo lắng. Xin cho hỏi bệnh tiểu đường type có nguy hiểm không và tôi cần phải điều trị như thế nào?" - Chia sẻ từ bác Hồng

"Tiểu đường type 2 là một bệnh rối loạn chuyển hóa đặc trưng bởi lượng đường trong máu tăng cao, liên quan chủ yếu đến chế độ dinh dưỡng và lối sống chưa phù hợp. Bệnh thường gặp ở những người thừa cân, ít vận động, có chế độ ăn quá thừa năng lượng, giàu chất đường, chất béo. Đây được xem là một bệnh lý nguy hiểm, bởi nếu không được kiểm soát tốt nó có thể gây ra nhiều biến chứng làm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và cuộc sống của người bệnh, dẫn tới tàn phế hoặc tử vong. Nguyên nhân là do quá trình tăng đường máu kéo dài làm tổn hại đến các mạch máu và cơ quan quan trọng trong cơ thể. Những tổn thương thường gặp gồm có:

  • Tổn thương mắt: gây suy giảm thị lực và dẫn tới mù lòa.
  • Biến chứng tim mạch: gây xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim, đột quỵ,...
  • Tổn thương thận: dẫn tới suy thận.
  • Bệnh thần kinh tiểu đường: làm tổn thương hệ thần kinh ngoại vi (với triệu chứng tê bì, châm chích, bỏng rát chân tay,…) và tổn thương thần kinh tự chủ (dẫn đến khô da, khô âm đạo, rối loạn cương, tiêu chảy, táo bón…).
  • Nhiễm trùng: gây nhiễm trùng răng lợi, sinh dục, tiết niệu,..

Để kiểm soát tốt bệnh lý này, trước hết bạn cần tuân thủ sử dụng thuốc điều trị theo đúng chỉ định của bác sĩ, đồng thời kết hợp chặt chẽ với một chế độ ăn uống và luyện tập khoa học (hạn chế đồ ăn ngọt, ăn giảm muối, giảm mỡ, tăng cường rau xanh, tập thể dục đều đặn ít nhất 30p mỗi ngày). Nếu tuân thủ áp dụng một phác đồ dụng một phác đồ điều trị đúng, bạn hoàn toàn có thể yên tâm chung sống khỏe mạnh với căn bệnh tiểu đường." - Tư vấn từ B/s Minh

 

Tham khảo: "Tiểu đường type 2 có nguy hiểm không? được trích từ nhathuocanduoc:

Bệnh tiểu đường tuýp 2 thực sự rất nguy hiểm nó đang trở thành căn bệnh đại dịch toàn cầu. Theo thống kê cứ 10 người mắc tiểu đường thì có tới 9 người bị tiểu đường tuýp 2. Đây là thực trạng rất đáng báo động về lối sống, cách ăn uống sinh hoạt không khoa học cùng với cuộc sống tĩnh tại ít vận động, béo phì tăng cao là một trong những yếu tố góp phần làm bùng phát căn bệnh này.

Bệnh tiểu đường tuýp 2 đang trở thành thách lớn cho cả cộng đồng

Theo cảnh báo của WDF, sự gia tăng bệnh đái tháo đường ở các nước phát triển là 42%, nhưng ở các nước đang phát triển là một con số khủng khiếp: 170%. Như vậy, bệnh đái tháo đường có xu hướng phát triển nhanh ở các nước đang phát triển, các nước có sự thay đổi nhanh về kinh tế, lối sống, tốc độ đô thị hóa…

Theo Hội liên hiệp đái tháo đường thế giới (IDF), năm 2011 toàn thế giới có 366 triệu người mắc đái tháo đường và 280 triệu người bị tiền đái tháo đường. Dự tính tới năm 2030, con số tương đương sẽ là 552 triệu người và 398 triệu người. Trong số đó thì khoảng 90% là bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2, còn lại là người mắc đái tháo đường tuýp 1. Tuy nhiên chỉ có khoảng 6% số bệnh nhân đạt được mục tiêu điều trị. Từ đó có thể nói, đái tháo đường tuýp 2 đang trở thành một đại dịch nguy hiểm bởi sự gia tăng nhanh chóng cùng những biến chứng của bệnh gây ra tình trạng ốm đau kéo dài, tử vong sớm… đang trở thành thách thức lớn cho tất cả cộng đồng.

Tại sao gọi tiểu đường tuýp 2 là căn bệnh đại dịch toàn cầu

Theo thống kế cứ 10 người thì có tới 9 người mắc tiểu đường tuýp 2. Có thể nói rằng cuộc sống càng phát triển thì đồng hành với số lượng người mắc tiểu đường ngày càng nhiều đặc biệt là tiểu đường tuýp 2.

Theo các chuyên gia bệnh tiểu đường tuýp 2 hoàn toàn có thể phòng chống được bằng cách thay đổi lối sống, cách ăn uống lành mạnh cùng với thói quen rèn luyện thể dục thể thao sẽ giúp bạn tránh xa nguy cơ mắc tiểu đường.

Bệnh đái tháo đường là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ 4 hoặc 5 ở các nước phát triển. Điều đáng lo ngại là tình trạng quản lý bệnh đái tháo đường còn chưa được chặt chẽ không chỉ ở những nước đang phát triển mà ngay cả những nước phát triển. Người ta thấy việc phát hiện số người đái tháo đường giống như phần nổi của một tảng băng.

Mặc dù là bệnh không lây nhiễm, nhưng một số loại virus có thể là thủ phạm gián tiếp gây bệnh đái tháo đường, như các virus sởi, quai bị… Bản thân các loại virus này không thể gây nên bệnh đái tháo đường nhưng nó có thể gây tổn thương tụy và làm giảm khả năng sản xuất insulin. Trước đây, nhiều người cho rằng ăn quá nhiều đường glucose thì có nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường, nhưng đó lại không phải là nguyên nhân.

Nguyên nhân hàng đầu là giảm hoạt động thể lực và chế độ ăn giàu năng lượng, ít chất xơ. Đây cũng là nguyên nhân chính dẫn đến thừa cân, béo phì. Béo phì, đặc biệt béo bụng được xem là yếu tố đương nhiên dẫn tới kháng insulin và hội chứng rối loạn chuyển hóa và tiến tới đái tháo đường tuýp 2.

Rối loạn dung nạp glucose và suy giảm dung nạp glucose máu lúc đói sẽ làm phát triển tình trạng kháng insulin, tiến tới đái tháo đường tuýp 2. Các yếu tố được coi là có nguy cơ cao khác dễ có khả năng phát triển thành bệnh đái tháo đường tuýp 2 là: 45 tuổi trở lên; người có BMI = 23 trở lên; người có người thân cận kề đã mắc bệnh đái tháo đường; phụ nữ có tiền sử sản khoa đặc biệt (thai chết lưu, sẩy thai; đái tháo đường thai kỳ; sinh con 4kg trở lên; người có tiền sử cân nặng khi sinh dưới 2,5kg); tăng huyết áp vô căn; người có tiền sử rối loạn dung tạp glucose hoặc suy giảm dung nạp glucose máu lúc đói; người có bệnh mạch vành hoặc đột quỵ.

Bệnh tiểu đường đang là gánh nặng cho gia đình và xã hội

Chi phí cho điều trị bệnh đái tháo đường là một chi phí phức tạp, tổng hợp của nhiều yếu tố do nó phải gắn liền với giải quyết biến chứng của bệnh, đặc biệt là những người phải nằm viện thì thường các biến chứng chiếm tới 2/3 tổng chi phí điều trị. Chi phí cho quản lý sức khỏe của người mắc bệnh đái tháo đường gấp 2-4 lần người không mắc bệnh này, bao gồm cả thuốc, trang thiết bị, xét nghiệm cận lâm sàng, chi phí thường xuyên đi khám bệnh v v… Ngoài các chi phí trực tiếp thì xã hội phải gánh vác các khoản chi phí gián tiếp cho bệnh nhân đái tháo đường như chất lượng sản phẩm lao động bị giảm sút do lo lắng, nghỉ ốm, nghỉ mất sức,...

Tác động của tử vong và biến chứng sớm do đái tháo đường lên sức sản xuất, chi phí tài chính và xã hội là rất lớn, bởi bệnh đái tháo đường tuýp 2 xảy ra ở độ tuổi từ 26-64 – lứa tuổi lao động chính tạo ra của cải vật chất, tinh thần cho cả cộng đồng và cho mỗi gia đình.

Giải pháp phòng chống và điều trị bệnh tiểu đường tuýp 2

Nguyên nhân dẫn tới bệnh tiểu đường tuýp 2 thường do béo phì, chế độ ăn thiếu dinh dưỡng và ít vận động. Để phòng chống được bệnh tiểu đường tuýp 2 một cách hiệu quả nhất hãy luôn ghi nhớ công thức: Chế độ ăn uống lành lành + Tích cực vận động.

Tin vui cho bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 có tới 85% bệnh nhân được chữa khỏi hoàn toàn bằng cách kết hợp giữa các bài tập thể dục, chế độ dinh dưỡng hợp lý cùng với bài thuốc nam chữa bệnh tiểu đường từ các loại thảo dược tự nhiên.

Ngoài ra trong điều trị bệnh tiểu đường typ 2 người bệnh nên kết hợp với các loại thảo dược như mướp đắng, giảo cổ lam đây là một trong những loại thảo dược trị tiểu đường tuýp 2 rất tốt.

 

Tham khảo thêm: "Những biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường và cách phòng ngừa" được trích từ bienchungtieuduong:

Biến chứng mạn tính của bệnh tiểu đường

Biến chứng mạn tính do tiểu đường xảy ra như một phần tất yếu trong quá trình phát triển của bệnh, đặc biệt ở những người không kiểm soát tốt đường huyết. Stress oxy hóa và viêm mạn tính được cho là tác nhân chính làm hư hại hệ thống mạch máu, làm giảm lưu lượng máu đến nuôi dưỡng các cơ quan trong cơ thể, từ đó sinh biến chứng.

1/ Biến chứng mắt do tiểu đường

Đường huyết tăng cao làm tổn thương hệ thống mao mạch ở đáy mắt, gây bệnh võng mạc tiểu đường. Dần dần, người bệnh bị suy giảm thị lực, nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến mù lòa. Tiểu đường cũng làm tăng nguy cơ một số bệnh về mắt khác như đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp, phù hoàng điểm.

Cách phòng ngừa: Kiểm soát tốt đường huyết, khám mắt tối thiểu mỗi năm một lần. Nếu thị lực giảm đột ngột, nhìn mờ hay có cảm giác ruồi bay trước mắt, ấn vào quầng mắt thấy đau, nhức... người bệnh phải ngay lập tức đi khám để điều trị kịp thời.

2/  Các vấn đề về tim mạch

Theo thống kê của Chương trình phòng ngừa bệnh tiểu đường Quốc gia, trên 65% số ca tử vong ở người bệnh tiểu đường là do bệnh tim và đột quỵ. Sự xuất hiện và tiến triển của các bệnh về tim mạch là hệ lụy khó tránh khỏi với bệnh nhân tiểu đường. Họ dễ bị cao huyết áp, xơ cứng động mạch, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não gây di chứng liệt hoặc tử vong.

Cách phòng ngừa: Kiểm soát tốt các chỉ số đường máu, mỡ máu và huyết áp trong giới hạn cho phép cùng với chế độ ăn, tập luyện khoa học.

3/ Bệnh thần kinh tiểu đường

Là biến chứng phổ biến và thường xuất hiện sớm nhất ở người bệnh đái tháo đường, bao gồm:

- Bệnh thần kinh ngoại biên: Ảnh hưởng đến những dây thần kinh: cảm nhận được cảm giác như đau, nóng hoặc tiếp xúc và thần kinh kiểm soát vận động, di chuyển cơ bắp.

- Bệnh thần kinh tự chủ: Ảnh hưởng đến dây thần kinh kiểm soát hoạt động tự chủ như nhịp tim, nhịp thở, tuyến tiết (mồ hôi, dịch tiết)…

Tổn thương bàn chân do đái tháo đườngTổn thương bàn chân đái tháo đường là sự kết hợp của nhiều biến chứng

Cách phòng ngừa: Kiểm soát tốt đường huyết, vệ sinh và chăm sóc bàn chân đúng cách hàng ngày là cách tốt nhất để phòng ngừa biến chứng. Sử dụng chế phẩm có chứa acid alpha lipoic (ALA) - chất chống oxy hóa mạnh, có lợi thế thấm tốt vào mô thần kinh để hỗ trợ điều trị, cũng là giải pháp mang lại hiệu quả cao trong điều trị.

4/ Bệnh thận do tiểu đường

Lượng đường trong máu cao gây tổn thương tới hàng triệu vi mạch (mạch máu nhỏ) tại thận, làm suy giảm chức năng lọc, bài tiết của thận, nặng hơn là dẫn đến suy thận không hồi phục.

Cách phòng ngừa: Duy trì đường huyết, huyết áp về ngưỡng bình thường, kết hợp với chế độ ăn giảm muối, giảm đạm. Ít nhất mỗi năm 1 lần, bệnh nhân đái tháo đường type 2 và bệnh nhân ĐTĐ type 1 bị bệnh trên 5 năm nên làm xét nghiệm microalbumin trong nước tiểu để phát hiện sớm các tổn thương ở thận.

5/ Biến chứng nhiễm trùng của tiểu đường

Đường trong máu cao là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, đồng thời làm suy yếu hệ miễn dịch của cơ thể. Vì vậy, rất dễ bị nhiễm trùng, như nhiễm trùng răng lợi, tiết niệu hay sinh dục, vết loét lâu liền… Tình trạng viêm nhiễm thường kéo dài, dai dẳng và khó điều trị.

Cách phòng ngừa: Kiểm soát đường huyết trong giới hạn, giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ, đặc biệt là một số vùng dễ nhiễm khuẩn như răng miệng, sinh dục hay tiết niệu.

Nếu nhận thấy những dấu hiệu cảnh báo nhiễm trùng như: sốt; dịch âm đạo có mùi khó chịu; đau khi đi tiểu, nước tiểu đục, có máu hay mùi hôi. Hoặc khi có các vết thương hay xây xước nhỏ lâu lành... Người bệnh cần trao đổi ngay với bác sĩ.

Ngoài các biến chứng kể trên, đường huyết tăng cao còn có thể làm tổn thương tới rất nhiều cơ quan khác như cơ xương khớp, não bộ (suy giảm trí nhớ) hay các bệnh về da…

Biến chứng cấp tính của tiểu đường

Biến chứng cấp tính là những biến chứng xảy ra đột ngột trong thời ngắn và rất dễ tử vong nếu không được xử trí hay cấp cứu kịp thời.

1/ Hạ đường huyết

Xảy ra khi đường huyết xuống dưới 3.6 mmol/l (65 mg/dl), nguyên nhân có thể là: quá liều thuốc hạ đường huyết (thuốc uống hoặc insu lin); ăn uống kiêng khem quá mức hoặc không ăn nhưng vẫn dùng thuốc; tập luyện quá sức hay uống quá nhiều rượu… Dấu hiệu nhận biết: đói cồn cào, mệt mỏi, run chân tay, bủn rủn, vã mồ hôi, choáng váng, hồi hộp đánh trống ngực

Cách xử trí: Khi có dấu hiệu hạ đường huyết nhẹ và trung bình, người bệnh phải nhanh chóng ăn nhẹ như cháo loãng, súp hoặc uống một cốc nước đường, hay ăn 1 chiếc kẹo và nằm nghỉ ngơi yên tĩnh. Khi tỉnh táo trở lại, nên được ăn đầy đủ chất dinh dưỡng. Trong trường hợp hạ đường huyết nặng cần đưa người bệnh đi cấp cứu ngay lập tức để được xử trí kịp thời.

Hạ đường huyết là một biến chứng cấp tính nguy hiểm của tiểu đườngHạ đường huyết là một biến chứng cấp tính nguy hiểm của tiểu đường

2/ Hôn mê do tăng đường huyết

Đường huyết quá cao có thể gây hôn mê do nhiễm toan ceton hay tăng áp lực thẩm thấu. Đây là biến chứng nặng và rất dễ tử vong, đòi hỏi người bệnh phải được cấp cứu ngay lập tức.

Cách phòng ngừa biến chứng cấp tính: Người bệnh cần kiểm soát tốt đường huyết bằng cách uống thuốc và/hoặc tiêm insu lin đủ liều lượng, đúng thời gian mỗi ngày. Phòng tránh nhiễm khuẩn, chấn thương, stress, sẽ giúp loại bỏ các yếu tố gây ảnh hưởng đến lượng đường trong máu.

>> Xem thêm: 

Tiểu đường tuýp 2 là gì?

Các giai đoạn của bệnh tiểu đường tuýp 2