Cẩm Nang Sức Khỏe

Các giai đoạn của bệnh tiểu đường tuýp 2

Có rất nhiều người biết về bệnh tiểu đường và sự nguy hiểm của nó, nhưng lại không biết căn bệnh này gồm những giai đoạn nào? Mức độ nguy hiểm của mỗi giai đoạn ra sao và làm sao để có thể phát hiện được bệnh tiểu đường một cách sớm nhất để điều trị kịp thời. Hãy tham khảo bài viết dưới đây.

Chia sẻ từ các thành viên cộng đông mạng, bác sĩ, chuyên gia sức khoẻ về các giai đoạn của bệnh tiểu đường tuýp 2:

"Chỉ mới hơn tháng trước, lúc đi khám sức khoẻ tổng quát, chồng tôi có dấu hiệu bị bệnh tiểu đường, bác sĩ đã dặn chú ý, nhưng do chủ quan, không can thiệp kịp thời nên bây giờ chồng tôi bị bệnh tiểu đường tuyp 2 luôn. Bây giờ tôi với anh cứ hối hận, nếu lúc biết sớm mà chịu khó kiêng khem, tập thể dục thì bệnh đã không nặng hơn rồi." - Chia sẻ từ chị Đào 

"Người bị đái tháo đường có thể có các triệu chứng như khát nước và uống nước nhiều, tiểu nhiều, ăn nhiều, sụt cân. Đôi khi bệnh nhân tiểu đường đến khám bác sĩ vì các triệu chứng như mờ mắt, vết loét lâu lành, tê tay chân, nhiễm nấm âm đạo...

Cần chú ý là đa số bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 hoàn toàn không có bất kỳ triệu chứng nào. Bệnh chỉ được phát hiện khi họ đến khám vì những biến chứng nặng nề của đái tháo đường như biến chứng mắt, thận, tim mạch, đoạn chi… Do đó, cần tầm soát bệnh đái tháo đường định kỳ ở những người có các yếu tố nguy cơ như:

- Người thừa cân, béo phì.

- Ít vận động thể lực.

- Gia đình trực hệ có người bị đái tháo đường (bố, mẹ, anh chị em ruột).

- Phụ nữ sinh con có cân nặng từ 4 kg trở lên hoặc bị đái tháo đường thai kỳ.

- Người bị tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu.

Những người từ 45 tuổi trở lên không có các yếu tố nguy cơ trên cũng nên tầm soát bệnh. Nếu kết quả xét nghiệm bình thường, nên lặp lại xét nghiệm sau từ một đến 3 năm (có thể lặp lại sớm hơn tùy kết quả xét nghiệm và các yếu tố nguy cơ)." - Tư vấn từ B/s Đức

Tham khảo: "Bệnh tiểu đường có mấy giai đoạn?" được trích từ phytomart:

Bệnh tiểu đường typ 2 thường trải qua 3 giai đoạn: giai đoạn tiền tiểu đường, giai đoạn tiểu đường typ 2 và giai đoạn cuối tiểu đường. Vậy bằng cách nào bạn có thể phát hiện ra bệnh sớm nhất để có biện pháp chữa trị kịp thời?

Rất nhiều người lo lắng, không biết bệnh tiểu đường trải những giai đoạn nào? Có cách nào sớm điều trị được bệnh tiểu đường để tránh được những hậu quả nghiêm trọng do tiểu đường gây ra. Sau đây là những giai đoạn và biểu hiện của từng giai đoạn bệnh tiểu đường:

1/ Giai đoạn tiền đái tháo đường:

Tiền tiểu đường có nghĩa là lượng đường trong máu cao hơn mức bình thường nhưng nó tăng chưa đủ để được phân loại thành tiểu đường typ 2. Tuy nhiên nếu không được can thiệp, tiền tiểu đường sẽ tiến triển thành tiểu đường typ 2. Giai đoạn tiền tiểu đường thường không có rõ các triệu chứng. Giai đoạn này có thẻ có xảy ra rối loạn sắc tố da tức là xuất hiện vùng bị tối trên da. Các khu vực thường có thể bị ảnh hưởng bao gồm cổ, nách, khuỷu tay, đầu gối và khớp ngón tay.

Bạn có thể kiểm tra đường huyết nếu thấy các yếu tố nguy cơ sau:

2/ Giai đoạn đái tháo đường typ 2:

Nếu bệnh nhân không can thiệp kip thời trong giai đoạn tiền tiểu đường, thì người bệnh có nguy cơ tiến tới đái tháo đường type 2 trong 10 năm hoặc ít hơn.

Dấu hiệu cơ bản của bệnh tiểu đường tuýp 2 bao gồm:

Tiểu đường typ 2 được chẩn đoán là khi đường huyết là 126 mg / dl hoặc cao hơn.

3/ Giai đoạn cuối tiểu đường – Biến chứng tiểu đường:

Biến chứng bệnh tiểu đường tuýp 2 bao gồm:

Bạn có thể phát hiện sớm bệnh tiểu đường từ giai đoạn tiền tiểu đường bằng việc kiểm tra sức khỏe định kỳ, kiểm tra nồng độ đường trong máu để kịp thời có biện pháp điều trị hoặc phòng tránh thích hợp.

>> Xem thêm: 

Tiểu đường tuýp 2 là gì?