Cẩm Nang Sức Khỏe

Chế độ dinh dưỡng dành riêng cho người bệnh tim do thiếu máu cục bộ

Bệnh tim do thiếu máu cục bộ là một trong những bệnh tim mạch phổ biến nhất. Nếu bạn mắc bệnh này điều quan trọng không chỉ là việc dùng thuốc mà còn là việc thay đổi chế độ dinh dưỡng.

Theo tôi nghĩ để củng cố tình trạng sức khỏe và giúp hồi phục bệnh thì dinh dưỡng là yếu tố quan trọng nhất. Bởi vì dinh dưỡng cung cấp cho bệnh nhân những chất cần thiết cho cơ thể, cơ thể sẽ sử dụng những nguồn dinh dưỡng ấy để chống trả lại bệnh tật. Vì vậy bạn cần chú ý đến những loại thực phẩm tốt và không tốt dành cho người bệnh tim do thiếu máu cục bộ.

Một số lời khuyên và chia sẻ của bác sĩ về chế độ dinh dưỡng bệnh tim do thiếu máu cục bộ:

Bác sĩ chuyên khoa tim cho biết: "Bệnh tim do thiếu máu là một trong những bệnh lý tim mạch phổ biến. Bệnh có thể gây nguy hiểm tới tính mạng nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời. Bệnh nhân điều trị bệnh tim do thiếu máu cục bộ không chỉ dùng thuốc đặc trị bệnh mà cần quan tâm đến chế độ dinh dưỡng để giúp tăng cường sức khỏe và đầy lùi bệnh.

Cần cung cấp những thực phẩm sau:

Cô Mai Thanh chia sẻ: "Tôi đang chăm sóc con trai của mình năm nay 35 tuổi, hiện tại cháu đang điều trị bệnh tim do thiếu máu cục bộ. Nói đến dinh dưỡng cho cháu tôi rất quan tâm vì biết bệnh tim không phải là căn bệnh đơn giản, và cần quan tâm rất nhiều nhất là chế độ dinh dưỡng. Hằng ngày tôi cho cháu ăn những trái cây ít đường như cà rốt, dưa leo, củ đậu…Bác sĩ nói rằng chúng rất tốt cho người bệnh. Tôi cũng bổ sung xenlulo trong yến mạch, gạo lứt…Bác sĩ bảo những thực phẩm này giúp thúc đẩy nhanh quá trình trao đổi mỡ và hạn chế sự hình thành của các mảng xơ vữa động mạch."

Người bệnh thiếu máu cơ tim cục bộ cần ăn nhiều rau xanh củ quả nhằm cung cấp vitamin tốt cho cơ thể

Chế độ dinh dưỡng cho người thiếu máu cục bộ qua bài viết “Người thiếu máu cơ tim cục bộ nên ăn uống như thế nào?” của Hải Long trên trang Suckhoedoisong:

  1. Vitamin kết hợp với xenlulo

Rau củ là cội nguồn tuyệt vời của các chất xenlulo thực vật. Khi vào đến ruột chúng sẽ như miếng bọt biển hút một phần cholesterol được tiết ra từ ruột và mật, chính vì vậy một cách tự nhiên cholesterol được đào thải ra khỏi cơ thể. Thêm một điểm cộng cho rau củ - chúng còn là cội nguồn của các loại vitamin.

Cũng vì thế quá trình trao đổi mỡ trong cơ thể sẽ được thúc đẩy, hạn chế sự hình thành các mảng xơ vữa. Các xenlulo thực vật cũng có nhiều trong kiều mạch, gạo lứt, yến mạch (tất nhiên cần nấu chúng thật kỹ), các loại cám.

Trong các bệnh về tim nhu cầu vitamin gia tăng hơn so với người bình thường. Chẳng hạn, nhu cầu hàng ngày của một người bình thường là 75 – 90 mg vitamin C, thì ở bệnh nhân thiếu máu cơ tim cục bộ không dưới 100 mg. Lẽ dĩ nhiên chúng ta không thể nhận tất cả các loại vitamin từ rau củ và trái cây  (một phần vẫn phải uống thuốc có vitamin), nhưng chúng ta cần ăn chúng nhiều hơn.

  1. Lựa chọn sử dụng chất béo

Trong bệnh thiếu máu cơ tim cục bộ người bệnh cần ăn giảm cholesterol. Như vậy gần như sẽ phải loại bỏ hoàn toàn các sản phẩm mỡ ra khỏi thực đơn hàng ngày?

Bệnh nhồi máu cơ tim cục bộ xuất hiện khi các động mạch vành bị tắc nghẽn. Bởi các mảng cholesterol này làm giảm thiết diện dòng chảy của các mạch máu, tim sẽ không nhận đủ oxy vì vậy không thể làm việc hết công suất. Điều rất quan trọng là cần theo dõi các thức ăn chúng ta ăn vào không có quá nhiều cholesterol. Song điều đó không có nghĩa là cần loại bỏ hoàn toàn các sản phẩm có nhiều mỡ ra khỏi thực đơn hàng ngày.

Nhu cầu cholesterol hàng ngày trong bệnh xơ vữa mạch máu và bệnh thiếu máu cơ tim cục bộ không quá 300mg. Trong 100 gam thịt lợn nạc có khoảng 90mg cholesterol, còn trong 100 gam pho mát có 80 – 120 mg cholesterol. Nhu cầu đối với các thực phẩm như váng sữa, dầu thực vật, thịt bò, thịt cừu, các loại xúc xích... nên hạn chế.

Bệnh nhân thiếu máu cơ tim cục bộ không nên ăn nhiều thực phẩm giàu chất bột đường

Cần nhớ rằng acid béo cũng có nhiều loại. Trong các sản phẩm đã liệt kê chủ yếu chứa acid béo no. Nhưng cũng còn có những loại acid béo không no đơn và phức (mà trong các loại acid béo này được chia ra 2 loại có chứa omega 3, 6). Chúng rất có lợi cho các mạch máu, và cần phải nạp chúng từ thực phẩm.

Các loại acid béo không no đơn có trong dầu oliu. Người bệnh thiếu máu cơ tim cục bộ cần cung cấp cho cơ thể 5 – 10 gam dầu oliu mỗi ngày, tương đương với 1 – 2 thìa cà phê.

Các loại acid béo không no phức chứa omega 3 có nhiều trong các loại cá biển – cá thu, cá nục, cá trích, cá xácđin, cá thờn bơn. Chỉ cần một lượng 100 gam cá biển là đủ nhu cầu về acid béo này trong một ngày.

Nguồn của các loại acid béo không no phức chứa omega 6 có trong các loại dầu thực vật chưa tinh luyện: dầu hướng dương, dầu hạt cải. Một ngày chỉ cần ăn một muỗng canh loại dầu này.

  1. Không ăn đồ ngọt

Bác sĩ khuyên bệnh nhân thiếu máu cơ tim cục bộ không nên ăn nhiều thực phẩm giàu chất bột đường, nó ảnh hưởng như thế nào lên trái tim

Đúng là đối với bệnh nhân bị các bệnh tim mạch nói chung, nhu cầu đối với chất bột đường không được vượt quá mức bình thường cho phép. Đặc biệt cần kiểm soát được các chất bột đường tinh luyện: đường, chất ngọt, nước ngọt.

Bởi 2 lý do:

 Nếu bạn ăn chúng nhiều bạn rất dễ bị thừa cân. Để cung cấp máu cho một cơ thể to béo tim cần phải làm việc nhiều hơn, cần nhiều oxy hơn mà trong bệnh thiếu máu cơ tim cục bộ thì tim lại thường bị thiếu oxy. Thêm vào đó cứ mỗi kilo thừa gan phải sản xuất thêm 20mg cholesterol làm cho các động mạch vành dễ có nguy cơ bị tắc nghẽn cục bộ.

Trong một nghiên cứu lớn gần đây được tiến hành trên 25 quốc gia đối với các bệnh nhân bị thiếu máu cơ tim cục bộ kết quả thu được trong số đó có 73% đàn ông và 81% phụ nữ bị mắc bệnh đái tháo đường hoặc tiền đái tháo đường. Nếu tình trạng này không được kiểm soát bệnh nhân còn có thể bị bệnh tim nặng lên và mắc thêm các bệnh thận, thần kinh và mắt. Vì vậy đối với các trường hợp bệnh nhân này kiểm soát thật chặt chẽ lượng chất bột đường đưa vào cơ thể, tốt nhất là loại bỏ hoàn toàn các sản phẩm bột đường tinh luyện.

 Tóm lại như bài viết trên đã cho chúng ta thấy, đối với bệnh tim do thiếu máu cục bộ, không hoàn toàn loại bỏ chất béo và bột đường, các loại bánh kẹo, đường, các sản phẩm khác vẫn có thể dùng nhưng chỉ với một lượng trong giới hạn cho phép. 80 – 90% các chất bột đường cần được lấy từ các loại rau quả, ngũ cốc, bánh mì nâu, và chỉ 10% - lấy từ đường và các chất ngọt khác. Tổng chất bột đường trong một ngày chỉ khoảng từ 300 – 500 gam, hoặc có thể nhiều hơn điều này phụ thuộc vào lượng vận động một ngày của bạn. Vì vậy bạn phải lên 1 kế hoạch dinh dưỡng hợp lý, tìm hiểu nhiều thông tin và hỏi ý kiến của bác sĩ về chế độ dinh dưỡng mình cung cấp cho bệnh nhân