Nguyên nhân của chứng say tàu xe là do bộ phận nhạy cảm giữ thăng bằng trong tai bị kích thích khác thường, hoặc do não bộ nhận tín hiệu từ mắt nhưng không đồng nhất với tín hiệu từ tai (thí dụ đi tầu mà không có cửa sổ: tai cho biết đang di chuyển, trong khi mắt thì cho cảm giác là không di chuyển).
Say tàu xe có thể gặp ở cả nam và nữ, cả người lớn và trẻ em. Dưới đây là những các phòng chống say tàu xe dành cho trẻ em và người lớn.
Đối với trẻ em bị say tàu xe:
- Không nên ăn đồ béo, nhưng cần ăn chút gì đó vì tình trạng say xe sẽ tệ hơn khi bụng đói.
- Nếu trẻ dễ say xe, động viên trẻ nhìn ra bên ngoài xe.
- Trẻ không nên nhìn vào những vật đang chuyển động, như ô tô khác, mà nên cố gắng tập trung vào thứ gì đó đứng im, như một điểm ở đường chân trời.
- Đảm bảo là có gió và không khí trong lành cho bé, và ý tưởng tốt là nên mở cửa ra một chút.
- Không để trẻ đọc khi xe đang đi.
- Cố gắng để trẻ không nghĩ tới chuyện say xe bằng cách hướng bé nghĩ tới những thứ khác.
- Nếu bé mệt vì say xe, nên tạo không gian yên tĩnh, không phàn nàn, than vãn về tình trạng của trẻ.
- Dừng xe (nếu đi xe riêng) và để bé đi dạo một chút trong không khí trong lành.
Thuốc chống say xe có thể giúp trẻ, nhưng cần thận trọng, hỏi ý kiến bác sĩ trước khi định dùng cho trẻ, nhất là trẻ nhỏ hay trẻ sơ sinh.
Trẻ say xe là trường hợp bố mẹ khá lo lắng
Đối với người lớn
- Trước ngày đi:
Cần thư giãn, tránh mệt mỏi vì khi thần kinh bị căng thẳng thường dễ gây nôn ói.
- Ngày đi:
Nên ăn nhẹ, không nên uống bia, rượu trước và trong khi đi.
- Chọn chỗ ngồi:
Nếu du ngoạn đường dài bằng thuyền, tàu thì nên ngồi ở giữa là nơi ít chao đảo để giảm bớt khó chịu. Trên xe nên ngồi cạnh cửa thông gió. Hiện nay có một điều bất tiện là đa số xe du lịch thường dùng máy lạnh, đóng kín các cửa. Nếu bạn là người bị say tàu xe, tốt nhất nên yêu cầu hướng dẫn viên du lịch để mở hé phần cửa kính sát chỗ ngồi của mình.
Tư thế ngồi rất quan trọng để tránh say tàu xe
- Tư thế ngồi:
Tránh tư thế ngồi cúi đầu (đọc sách, báo…) khi tàu, xe đang di chuyển lắc lư. Cần giữ cho đầu thẳng, ngửa nhẹ ra sau. Nên nhìn cảnh vật trước mắt, không nên nhìn cảnh vật hai bên đường vì khi tàu xe chạy nhanh ngang qua tầm nhìn sẽ dễ gây chóng mặt vì mắt là cơ quan báo hiệu vị trí của cơ thể trong không gian, truyền tín hiệu thần kinh lên não. Thở chậm và sâu. Nên tránh khói thuốc lá. Đắp khăn lạnh lên trán và cổ.
- Dùng thuốc
Thuốc cổ điển chống say tàu xe như Dimenhydrinat, Drammamine, Nautamine... uống 50mg (1 viên) cho người lớn. Nên uống thuốc trước khi khởi hành một tiếng đồng hồ, khoảng 4 tiếng đồng hồ sau uống lại một viên nếu cần.
- Dán keo xe
Một dạng khác là thuốc dán để dán vào vùng da khô, dưới dái tai. Nên dán 4 giờ trước khi đi tàu xe, miếng dán này có tác dụng 72 giờ nhờ hoạt chất scopolamine.
Lưu ý: khi dán không nên để dính vào tóc, rửa tay bằng xà phòng sau khi dán và không được để cho trẻ em tự dán.