Cẩm Nang Sức Khỏe

Dấu hiệu bất thường của trẻ cho thấy con bạn đang mắc bệnh tự kỉ

Tự kỷ là một loại khuyết tật phát triển suốt đời được thể hiện trong vòng 3 năm đầu đời. Bệnh tự kỷ sinh ra do rối loạn của hệ thần kinh gây ảnh hưởng đến hoạt động của não bộ làm chậm quá trình phát triển và khó khăn trong hoạt động giao tiếp ngôn ngữ và phi ngôn ngữ, thể hiện hành vi, sở thích,..,khiến người mắc bệnh thu mình xa lánh các hoạt động của xã hội.

Vì vậy theo tôi nghĩ bên cạnh tăng trưởng về chiều cao và cân nặng, một đứa trẻ bình thường khỏe mạnh phải có sự phát triển tốt về trí tuệ tương ứng với lứa tuổi. Các bạn nên quan sát con mình, xem trẻ có gặp khó khăn trong việc giao tiếp ngôn ngữ, phi ngôn ngữ có hành vi và sở thích bất thường không giống như những đứa trẻ cùng tuổi khác thì có khả năng đứa trẻ đang mắc bệnh tự kỷ.

Hãy biết cách nhận biết sớm dấu hiệu bệnh tự kỷ ở trẻ em cũng như cách điều trị phù hợp để giúp trẻ thoát khỏi căn bệnh gây ảnh hưởng đến đời sống sức khỏe và cuộc sống của trẻ hôm nay và cả mai sau.

Một số trường hợp phát hiện bệnh tự kỉ ở trẻ do đọc giả muabannhanh chia sẻ và thông tin của chuyên gia về bệnh:

Chị Hoa chia sẻ: "Con trai tôi tên Trung, năm đó bé 2 tuổi nhưng vẫn chưa biết nói, cũng không tỏ ra tình cảm hay biểu hiện cảm xúc vui buồn gì với bố mẹ, người thân. Ai gọi, hỏi, bé cũng lờ đi không thèm quay lại nhìn. Nhưng đôi lúc bé cũng hiếu động một cách thái quá, hay đập phá đồ đạc, đánh, cắn người khác. Cảm thấy có gì không ổn,tôi muốn đưa con đến bác sĩ, nhưng cả gia đình phản đối. Mẹ chồng chị bảo: "Bố nó cũng 4 tuổi mới biết nói, có sao đâu. Con trai phải cá tính nghịch ngợm như thằng này thì mới tốt". Nhưng khi bé ngoài 3 tuổi, tôi cương quyết dẫn bé đến viện khám thì mới được gặp  chuyên gia tâm lý và được xác định là tự kỷ."

Tiến sĩ Lã Thị Bưởi cho biết: "Trẻ tự kỷ có những biểu hiện sau

Chị Phương cho hay: "Con trai tôi năm nay đã 4 tươi, tôi đã thấy cháu không bình thường từ lúc 6-7 tháng, khi chơi với con mà nó không thèm nhìn mẹ, hỏi gì cũng lờ đi, nhưng hễ nghe tiếng quảng cáo trên TV là quay ngoắt lại nghe vô cùng chăm chú. Thấy con không thích giao tiếp, hầu như không nhìn vào mắt người đối thoại, gia đình nghĩ bị tự kỷ nên đưa đi khám ở một bệnh viện trung ương thì y như rằng bác sĩ thông báo con bị tự kỷ."

Trẻ tự kỉ thường gặp khó khăn trong việc giao tiếp ngôn ngữ

Dấu hiệu nhận biết sớm của bệnh tự kỉ thông qua bài viết “Bệnh tự kỷ ở trẻ em và những điều cần biết” trên trang Hanhphuccuame:

  1. Bệnh tự kỷ trẻ em có nhiều đặc điểm đa dạng từ mức nhẹ đến nặng.

Bé rất ít khi cười và nhìn thẳng vào mắt người khác, thích chơi một mình và ở trong một thế giới riêng, không để ý đến sự có mặt của bố mẹ và không có có sự tương tác với người chăm sóc, rất ít kết bạn với những đứa trẻ khác.

Không phản ứng ( trả lời hoặc quay lại) khi được gọi tên, chậm biết nói ( 12 tháng tuổi, trẻ không bập bẹ, bi bô, không ra hiệu, làm điệu bộ như vẫy tay, chỉ chỏ, với đồ chơi…16 tháng tuổi, trẻ không nói được từ nào, 2 tuổi, trẻ không nói được câu ngắn nào đáp trả.)

Trong một số tường hợp, khi trẻ từ 14 đến 16 tháng tuổi, đã có một số kỹ năng ngôn ngữ nhưng sau đó mất hẳn ( thường là trải qua các sự kiện như té ngã, nằm viện,…)

Các hành vi rập khuôn không có mục đích như quay đầu, vỗ tay, hay lắc lư người ra phía trước và phía sau, đập đầu, quay đầu, giữ khư khư một đồ vật, bật tắt công tắc liên tục, chuyển đồ chơi từ tay này sang tay khác liên tục…

Các hành vi rất đơn điệu, thiếu sự đa dạng, và chống lại sự thay đổi ví dụ như trẻ không muốn đồ chơi của chúng bị dịch chuyển hay phản ứng mạnh mẽ  trước sự can thiệp của người khác đối với việc chúng đang làm bằng cách la khóc, cấu xé…

Các hành vi có tính nghi thức:

Bao gồm các hoạt động giống hệt nhau thực hiện hàng ngày ở cùng một thời điểm như chỉ ăn cùng thực đơn nhất định hay mặc một kiểu quần áo vẫn dùng hàng ngày.

  1. Nguyên nhân bệnh tự kỷ xảy ra ở trẻ em:

Vẫn chưa có nguyên nhân chính xác gây ra bệnh. Nhiều giả thiết cho rằng bệnh tự kỷ có liên quan đến các yếu tố sinh học hoặc môi trường bao gồm các yếu tố nhiễm khuẩn lúc mang thai, các khiếm khuyết của hệ thống miễn dịch, gen.

Cũng có giả thuyết cho rằng nguyên nhân la do các vấn đề bất thường của tuần hoàn não, hoặc sự phát triển không bình thường ngay từ thời kì bào thai. Nhiều học giả ủng hộ giả thuyết gen nhưng tới nay các nhà khoa học vẫn chưa xác định được gen nào. Tuy nhiên, hiện nay tất cả chỉ là giả thuyết chứ chưa có sự khẳng định nguyên nhân chính xác.

Trẻ tự kỉ không thích tiếp xúc vớt tất cả mọi người, kể cả bố mẹ.

  1. Cách phát hiện và phương pháp điều trị

Vì các biểu hiện của bệnh tự kỷ ở trẻ em rất đa dạng và khác nhau nên chỉ có thể phát hiện khi quan sát hoạt động, sở thích, tương tác môi trường của trẻ để chuẩn đoán.

Việc phát hiện sớm từ các dấu hiệu ban đầu có ý nghĩa rất quan trọng để có thể hỗ trợ trẻ phát triển ngay từ đầu các kĩ năng ngôn ngữ cũng như nhận thức. Nếu bạn nghi ngờ trẻ bị tự kỷ thì nên đưa trẻ đi khám tâm lý tại các bệnh viện nhi. Khi đến khám, bạn sẽ được hướng dẫn để chăm sóc, hỗ trợ cho trẻ. Trẻ cũng có thể cần gặp các chuyên viên tâm vận động âm ngữ, hoạt động, hòa nhập cảm giác.

Tuy nhiên, hoàn toàn không có cách nào làm biến mất chứng tự kỷ. Việc điều trị chỉ góp phần khống chế và giảm các triệu chứng của bệnh tự kỷ.

Bất kì đứa trẻ nào nếu không được quan tâm và chăm sóc kĩ đều có khả năng mắc bệnh tự kỉ, vì vậy điều mà các bạn - những bậc phụ huynh cần làm là luôn quan sát và theo dõi tình hình của con mình, xem trẻ có những dấu hiệu bất thường thì nhanh chóng đưa đến bệnh viện ngay để được chuẩn đoán bệnh và tìm ra cách chữa trị sớm nhất!

Xem thêm một số thông tin bệnh trẻ em thường gặp để có kinh nghiệm chăm sóc con nhé!