Cẩm Nang Sức Khỏe

Dấu hiệu giúp bạn nhận biết bệnh rối loạn nhận dạng toàn vẹn cơ thể (BIID)

Chứng bệnh rối loạn nhận dạng toàn vẹn cơ thể (BIID) là một trong những căn bệnh kỳ lạ trên thế giới, khiến người bệnh thấy hạnh phúc khi làm tổn thương một phần cơ thể của mình.

Dù tinh thần và có sức khoẻ bình thường, những người mắc hội chứng rối loạn nhận dạng toàn vẹn cơ thể này luôn khao khát được "tàn phế". Họ luôn cảm thấy một phần cơ thể của mình như tay, chân là dư thừa và sẵn sàng "xẻo" chúng để tự chữa khỏi bệnh.

Trong lịch sử đã xảy ra những vụ tự cắt chân vô cùng rùng rợn.

Cộng đồng SucKhoeNhanh.Com chia ý kiến cá nhân về các dấu hiệu của bệnh:

Jade Nguyen chia sẻ: "Rùng rợn quá, đúng là bệnh này có triệu chứng tâm lý khiến cho hành vi không bình thường. Chắc có liên quan tới vụ ông nhân viên y tế tự vừa cưa chân của mình rồi."

Linh Thùy cho biết: "Nói chung mình thấy dấu hiệu chủ yếu của bệnh này là suy nghĩ lạ, sở thích cũng quái dị. Nếu nhận biết bệnh thì khó vì dấu hiệu thường thể hiện đa số ở tâm lý người bệnh nhưng mình cũng có thể nhận ra nếu người bệnh luôn có cảm giác ghét bỏ bộ phận nào đó trên cơ thể, lúc đó mình nghĩ nên đưa người bệnh đến gặp bác sĩ chứ không hậu quả thật khôn lường."

Bùi Hằng chia sẻ: "Thật sự căn bệnh này quá đáng sợ, trước kia có biết nhưng chỉ nghĩ nó khó xảy ra mà đa số toàn xảy ra ở nước ngoài chứ chẳng thấy ở Việt Nam, dạo này lại nghe càng nhiều về bệnh. Bệnh này quá nguy hiểm mà lại khó nhận biết nữa, thật sự rất lo sợ."

Trích từ bài viết “Những vụ cắt bỏ tay, chân rùng rợn trên thế giới” được tổng hợp bởi Trà My:

Dấu hiệu của chứng bệnh thường được phát hiện là bản đồ hình ảnh về cơ thể trong não của những người mắc BIID bị khuyết một phần nào đó. Khi được toại nguyện thành người tàn phế, họ luôn cảm thấy thoả mãn, hạnh phúc hơn.

Tìm hiểu thêm về bệnh >> Bệnh rối loạn nhận dạng toàn vẹn cơ thể (BIID) là gì?

Một cuốn sách về y khoa ghi nhận trường hợp đầu tiên mắc căn bệnh này tại Anh vào năm 1785. Người đàn ông đã dùng súng đe doạ và yêu cầu bác sĩ cắt cụt một chân của mình. Anh ta tin rằng điều này có thể khiến anh thu hút một người phụ nữ cũng bị khuyết tật.

Ngoài ra, nhiều báo cáo cho rằng bệnh nhân mắc chứng BIID có thể liên quan đến khả năng ham muốn tình dục. Ví dụ, một người đàn ông chỉ cảm thấy hài lòng với chuyện chăn gối, khi tưởng tượng đến việc ở cạnh một người phụ nữ đi tập tễnh.

Năm 1992, George Boyer (người Mỹ) tự bắn vào chân với một khẩu súng ngắn, vì cảm thấy đôi chân của mình thừa thãi. Sau đó, bác sĩ buộc phải phẫu thuật loại bỏ một phần cơ thể anh này từ thắt lưng trở xuống. "Tôi rất hạnh phúc, lẽ ra điều này phải xảy ra sớm hơn", Boyer chia sẻ.

Năm 2000, Karl (người Mỹ) ngồi một mình trong ôtô và có ý định huỷ hoại đôi chân bằng đá khô. Anh này kể lại đã ngâm chân vào thùng đá với nhiệt độ âm 75 độ C. Sau 6 tiếng, Karl bình tĩnh lái xe đến phòng cấp cứu. Chỉ vài ngày sau, chân của anh trở nên thâm tím bởi các mô đã đông cứng. Bác sĩ buộc phải phẫu thuật loại bỏ đôi chân, điều này khiến Karl rất hài lòng.

Để thoả mãn mong muốn, nhiều bệnh nhân lựa chọn đeo nạng và ngồi xe lăn khi ở nhà để giả bộ làm người khuyết tật. Song, một số khác lại tìm đến bác sĩ phẫu thuật. Philip Bondy (người Mỹ) yêu cầu Tiến sĩ y khoa John Ronald Brown (ảnh) tiến hành cắt bỏ một bên chân vì cảm thấy nó dư thừa. Vài ngày sau, Bondy tử vong vì vết thương bị hoại tử còn bác sĩ Brown bị kết án 15 năm tù.

Chloe Jennings-White, nhà nghiên cứu giáo dục thuộc Đại học Cambridge, là một trường hợp khác. Cô luôn muốn trở thành người tàn tật và nhiều lần tự làm mình bị thương để có thể ngồi xe lăn cả đời. Thậm chí, năm 2010, Chloe tìm được một bác sĩ nước ngoài đồng ý giúp cô trở thành người tàn phế bằng cách cắt dây thần kinh hông và xương đùi nhưng không thể chi trả phí phẫu thuật. Hiện nay, Chloe thường bó chân và sử dụng xe lăn hàng ngày để thực hiện ước muốn tàn tật nhưng cô vẫn không từ bỏ ước mơ trở thành phế nhân thực sự.

Đầu năm 2015, Wang, thiếu niên Trung Quốc, tự cắt đứt ngón tay khi đang ngồi ở ghế công cộng. Lý giải cho việc làm này, Wang cho biết nhằm chữa trị chứng nghiện Internet. Song, các bác sĩ và gia đình của anh suy đoán có thể Wang mắc chứng bệnh BIID.

Jewel Shuping (30 tuổi, người Mỹ) đề nghị bác sĩ nhỏ nước thông cống vào mắt mình để thoả mãn mong muốn bị mù. Từ bé, cô đã nhìn chằm chằm vào mặt trời. Khi dậy thì, cô bắt đầu đeo kính đen và dùng gậy. Đến năm 20 tuổi, cô sử dụng thành thạo bộ chữ Braille và ước mơ ngày càng khó kiểm soát.

Năm 2008, một phụ nữ giấu tên đã chia sẻ trên blog của mình rằng cô từng nhét bông ngâm dầu hoặc đổ keo siêu dính vào tai để bị điếc.

Hiện nay dấu hiệu của bệnh rối loạn nhận dạng toàn vẹn cơ thể vẫn chưa có biểu hiện rõ ràng, đa số những người mắc bệnh luôn mong muốn được thõa mãn, sở thích cắt bỏ một phần nào đó trên cơ thể mà họ cảm thấy dư thừa, không cần thiết đến.

Xem thêm:

Nguyên nhân mắc bệnh rối loạn nhận dạng toàn vẹn cơ thể (BIID)

Vượt qua rối loạn nhận dạng toàn vẹn cơ thể (BIID) bằng liệu pháp tâm lý

Ảnh hưởng của bệnh rối loạn nhận dạng toàn vẹn cơ thể (BIID) với đời sống cô gái tự hủy mắt