Cẩm Nang Sức Khỏe

Dấu hiệu giúp bố mẹ nhận biết trẻ bị cận thị

Bệnh cận thị là bệnh về mắt phổ biến và ngày càng gia tăng trong xã hội không chỉ với người lớn mà hiện nay đặc biệt ở trẻ em số trường hợp mắc phải cận thị đang có chiều hướng phát triển nhanh.

Cận thị không gây ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe đời sống con người, nhưng nó khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn trong học tập, làm việc, sinh hoạt hàng ngày.

Các nguyên nhân và triệu chứng của bệnh cận thị rất đa dạng. Chúng ta cần phát hiện bệnh sớm và điều trị sớm để có thể làm giảm độ nặng của bệnh, nhất là hạn chế nguy cơ gây nên cận thị tiến triển.

Cộng đồng SucKhoeNhanh.Com chia sẻ kinh nghiệm phát hiện bệnh cận thị ở trẻ em:

Thạch Anh chia sẻ: "Bé nhà mình hiện nay được 3,5 tuổi. Mình để ý mỗi lần con chú ý nhìn cái gì nhiều thì mắt hơi bị lé, mắt nheo lại, và thường xuyên dụi mắt. Có lúc coi tivi bé ngồi sát bên máy, mình mà bảo ra xa là bé lại nói con không thấy gì. Thấy lạ nên cuối tuần rồi mình có đưa bé đến bệnh viện mắt với hy vọng nếu lé phát hiện sớm thì sẽ chỉnh lại được. Sau khi khám và đo mắt Bác sĩ kết luận, bé không phải bị lé mà bị cận. Đo lần đầu mắt phải 2 độ - mắt trái nặng hơn (không nói rõ là bao nhiêu) và thằng bé cần cắt kính để không ảnh hưởng đến việc nhìn."

Thúy Quỳnh chia sẻ: "Cu tí nhà mình cũng vậy. Lúc 2 tuổi nhìn gì cũng nheo nheo mắt lại , mình thì cứ nghĩ là con bắt trước mẹ do mắt em cũng cận mà em ít đeo kính nên không đưa con đi khám để đến bây giờ con 5 tuổi rồi mới đưa con đi thì vừa cận, vừa loạn hơn 3 độ. Giờ thấy hối hận quá, đáng lẽ lúc đó em phải đưa con đi khám ngay thì không nặng đến mức này."

Trích từ bài viết “Triệu chứng của bệnh cận thị” trên trang Benhthiluc cho chúng ta biết những thông tin:

Để phát hiện cận thị ở trẻ em, mọi người cần hiểu rõ các nguyên nhân và triệu chứng của bệnh cận thị để có các biện pháp phòng tránh.

Cận thị gây cản trở những hoạt động trong học tập và cuộc sống ở trẻ em.

  1. Cận thị là gì?

Cận thị là một tật khúc xạ gây rối loạn chức năng thị giác, do nhãn cầu bị dài ra, tia sáng hội tụ ở trước võng mạc thay vì phải hội tụ tại đúng võng mạc, điều này khiến cho người bị cận thị chỉ có thể nhìn được những vật ở gần mà không nhìn rõ những vật ở xa.

  1. Nguyên nhân bệnh cận thị

Nếu trong gia đình có bố hoặc mẹ bị cận thị từ 6 điop trở lên, khả năng trẻ bị cận thị di truyền là 100%.

Những trẻ sinh non từ 2 tuần trở lên và trẻ khi sinh ra có cân nặng thấp đều có khả năng cao bị cận thị từ khi bắt đầu đi đến tuổi thiếu niên.

Trẻ bị thiếu ngủ hay ngủ quá ít rất dễ mắc cận thị từ sớm.

Trẻ ngồi học không đúng tư thế hoặc có thói quen đọc sách với khoảng cách gần hay ở nơi không đủ ánh sáng có nguy cơ bị cận thị cao hơn so với các trẻ khác.

Trẻ xem tivi nhiều và ngồi gần tivi với khoảng cách dưới 3m.

  1. Triệu chứng bệnh cận thị

Bạn nên quan sát trẻ có các biểu hiện thường xuyên như:

Những dấu hiệu con bạn chính xác đã bị cận thị:

Nếu trẻ có dấu hiệu lạ hãy đưa trẻ đi khám mặt ngay lập tức.

Đó là những nguyên nhân, triệu chứng của bệnh cận thị ở trẻ em mà các phụ huynh nên biết để có thể phát hiện bệnh sớm nhất, và có cách điều trị phù hợp cho trẻ. Khi trẻ có các biểu hiện trên, phụ huynh cần đưa trẻ đến khám tại các bệnh viện, phòng khám chuyên khoa mắt để bác sĩ kiểm tra, xác định chính xác mức độ cận thị, loại cận thị, đồng thời phát hiện và điều trị các tổn thương ở đáy mắt nếu c

Không những thế, hãy giúp trẻ phòng bệnh cận thị ngay từ khi còn nhỏ, bằng cách hướng dẫn trẻ ngồi đúng tư thế khi ngồi học, và ngồi học, đọc sách ở nơi có đủ ánh sáng. Đồng thời bổ sung dinh dưỡng cần thiết cho mắt, ăn đủ các chất dinh dưỡng nhất là vitamin A để giúp mắt khỏe hơn. Ngoài ra bố mẹ nên hướng dẫn bé thực hiện các bài luyện tập mắt hàng ngày, đó cũng chính là một trong những phương pháp giúp bé giữ được đôi mắt sáng khỏe.

Chia sẻ với chúng tôi những kinh nghiệm phát hiện và chưa trị bệnh cận thị ở trẻ em cùng mọi người nhé, hãy giúp những đứa trẻ của chúng ta luôn có một đôi mắt vẹn nguyên.