Máy đo đường huyết là một trong những thiết bị y tế được sử dụng thường xuyên tại gia đình, giúp kiểm tra và kiểm soát tình trạng sức khỏe khá hiệu quả. Thế nhưng bạn có thật sự biết cách sử dụng máy đo đường huyết để cho ra kết quả chính xác?
Hiện nay, trên thị trường có nhiều loại máy đo tiểu đường khác nhau nên bạn cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng. Dù là loại nào thì bạn cũng nên chú ý những bước cơ bản dưới đây khi kiểm tra mẫu máu bằng máy đo đái đường
- Bước 1: Lựa chọn ngón tay để lấy mẫu máu
Bạn nên sử dụng ngón tay để lấy mẫu máu thay vì các vị trí khác như lòng bàn tay, bắp tay, đùi… bởi vì máu lưu thông đến các đầu ngón tay nhanh hơn các bộ phận khác.
- Bước 2: Rửa tay thật sạch
Bước quan trọng đầu tiên để bạn có một kết quả chính xác cao trong việc đo đường huyết là rửa sạch tay nhất là phần ngón tay bằng xà phòng. Bởi vì, khi bạn ăn uống, các loại thức ăn như trái cây, kem, đường rất có thể chúng vẫn bám trên ngón tay của bạn ảnh hưởng đến kết quả kiểm tra.
Bên cạnh đó, nếu bạn không có điều kiện để rửa tay bằng xà phòng thì bạn có thể sử dụng cồn 70 độ. Cồn có thể làm sạch tay bạn khỏi vi khuẩn và các dư lượng thức ăn còn bám trên tay. Bạn nên sử dụng thêm miếng bông gạc để có thể thấm cồn và lau ngón tay.
Sử dụng máy đo đường huyết đúng cách để có kết quả đúng.
- Bước 3: Lau tay khô trước khi sử dụng máy đo tiểu đường
Cho dù bạn đã rửa sạch tay của mình bằng xà phòng hay bằng cồn thì bạn nên dùng khăn sạch để lau khô. Bởi vì nước hoặc cồn đọng trên tay có thể làm loãng mẫu máu ảnh hưởng đến kết quả đo.
- Bước 4: Mở nắp lọ que thử
Bạn mở nắp lọ que thử và lấy ra một que để sử dụng. Sau đó, đóng chặt lại thật nhanh để tránh không khí lọt vào hộp đựng que thử.
- Bước 5: Lấy que thử cắm vào đầu máy đo đường huyết
Lấy que thử cắm vào đầu của máy đo tiểu đường. Máy sẽ tự khởi động ngay sau đó với số code trùng với code trên hộp que thử. Trong đường hợp 2 code này không giống nhau thì bạn liên hệ với nhà sản xuất máy đo đường huyết bởi vì nếu bạn thử máu sẽ không cho kết quả chính xác.
- Bước 6: Thả lỏng bàn tay
Thả lỏng cánh tay để máy được lưu thông, dễ dàng cho máy đo được kết quả chính xác nhất.
- Bước 7: Gắn kim lấy máu vào bút lấy máu
Sau khi gắn kim lấy máu vào bút lấy máu. Bạn vặn nắp kim theo chiều ngược lại để lấy kim ra. Sau đó nắp bút lấy máu lại.
- Bước 8: Tùy chỉnh độ nông sâu của kim
Xoay nắp bút, chỉnh độ sâu của kim phù hợp với da của bạn.
- Bước 9: Bấm nắp bút
Bấm nắp bút vào đầu ngón tay để lấy mẫu máu.
- Bước 10: Nặn ép máu
- Bước 11: Đưa giọt máu vào que thử trên máy đo đường huyết
- Bước 12: Đọc kết quả hiển thị trên máy
Sau khoảng 5 giây( tùy theo máy) sẽ hiển thị kết quả. Bạn lưu lại và so sánh với bảng đo đường huyết. Kết quả trên máy đo tiểu đường có thể được đo bằng mmol/l hoặc mg/dl.
Ở người bình thường thì chỉ số đường huyết lúc đói và sau ăn 2 giờ thấp hơn 6.1 mmol/l (110mg/dl) còn dưới 7.0 mmol/l (126mg/dl) là bị rối loạn đường huyết hay tiền đái tháo đường. Trên 7.8 mmol/l (140 mg/dl) trước hoặc sau ăn 2 giờ thì bạn bị đái tháo đường.
Bên cạnh đó, bạn nên sử dụng thêm xét nghiệm HbA1c giúp đo lượng đường máu gắn với Hemoglobin (Hb) của hồng cầu giúp chẩn đoán rõ hơn bạn có bị tiểu đường hay không.
- Lưu ý khi sử dụng máy đo tiểu đường:
Tháo nắp bút gỡ bỏ kim lấy máu vào thùng rác.
Gắn que lấy máu vào máy đo tiểu đường trước chứ không lấy máu rồi mới gắn vào máy đo.
Xin bác sỹ chuyên khoa về bảng chỉ số đo đường huyết chính xác để bạn có thể tra kết quả.
Đối với người bình thường nên thử lúc đói và sau ăn 2 tiếng.
Đối với người bệnh tiểu đường ngoài thử bằng máy đo đường huyết vào lúc đói hoặc sau ăn 2 tiếng thì nên thử thêm vào thời điểm trước và sau khi tập thể dục để điều chỉnh chế độ ăn phù hợp kiểm soát được chỉ số đường huyết trong máu.
Có thể bạn quan tâm:
Thiết bị y tế là gì? Phân loại trang thiết bị y tế
Những lưu ý bạn cần biết khi sử dụng đai lưng cột sống
Kinh nghiệm mua vớ y khoa cho người suy tĩnh mạch, dãn tĩnh mạch
Sử dụng máy đo huyết áp điện tử bạn cần lưu ý những gì?
Kinh nghiệm sử dụng nhiệt kế hồng ngoại đúng cách nhất
Sức Khỏe Nhanh, sức khỏe đời sống, cảnh báo sức khỏe, sức khỏe gia đình, Mẹ và Bé