Thế nhưng nhiều người không biết hiện tượng chảy máu mũi sau thường liên quan đến các mạch máu lớn, có xu hướng xảy ra ở những người bị xơ vữa động mạch (làm giảm dòng chảy hoặc khối máu trong động mạch),…hoặc có thể liên quan đến một số bệnh ung thư.
Đa số bệnh chảy máu mũi nhẹ và khỏi tự nhiên. Tuy nhiên, có một số bệnh nhân bị nặng, hay tái phát có thể nguy hiểm đến đời sống sức khỏe và tính mạng nếu không điều trị kịp thời.
Cộng đồng thành viên mạng xã hội trang SucKhoeNhanh.Com chia sẻ một số thông tin về bệnh chảy máu cam:
Phương Nam chia sẻ: "Năm nay em 17 tuổi. Từ khi học cấp 2 em đã rất hay bị chảy máu cam, thường thì một ngày phải bị từ 2 đến 3 lần. Mẹ em bảo em bị nóng trong nên mỗi ngày cho em uống 1 cốc nước cam và dần dần tình trạng này cũng được cải thiện. Tuy nhiên, chứng bệnh này vẫn không thể khỏi hoàn toàn được cho dù cho tần suất chảy máu đã ít đi (mỗi tuần chỉ bị khoảng 3 lần). Gần đây em lại bị chảy máu, hàng xóm gần nhà nói Mẹ dẫn em đi khám chứ không may mắc phải bệnh nguy hiểm nên em cũng hơi lo lắng."
Hòa Hải chia sẻ: "Gần nhà tôi có một cố bé mắc phải bệnh hiểm nghèo mà bé cũng rất hay chảy máu cam. Nghe người nhà bé nói thì mỗi ngày bé thường xuyên bị chảy máu cam, thậm chí có ngày bị chảy máu cam 3 đến 4 lần nhưng cứ nghĩ bé ngoáy mũi nhiều hoặc thiếu chất nên chỉ mua thuốc bổ cho bé uống. Khoảng 2 tháng sau đó, khuôn mặt của bé bắt đầu bị lở loét, mòn dần khiến gia đình hoảng hồn đưa bé đi khám ngay thì phát hiện bé bị ung thư."
Trích từ bài viết “Chảy máu cam và những bệnh liên quan” trên trang SucKhoe:
- Bệnh hay gặp vào mùa lạnh, gặp ở mọi lứa tuổi, nam cũng như nữ và không có tỉ lệ khác nhau
Ở điều kiện sinh lý bình thường, mạch máu vùng mũi rất phức tạp và có nhiều dị dạng, cả động mạch cảnh trong và động mạch cảnh ngoài đều có các nhánh để cung cấp máu cho vùng mũi. Động mạch cảnh trong cho nhánh động mạch sàng trước và động mạch sàng sau chạy vào mũi qua các lỗ xương sàng, chia các nhánh trong và nhánh ngoài.
Khí hậu ảnh hưởng đến hệ thống hô hấp và khiến mũi chảy máu
Nhánh trong cung cấp máu cho vùng trên vách ngăn và điểm mạch Kisselbach, nhánh ngoài cung cấp máu cho vùng trên và giữa cuống mũi. Động mạch cảnh ngoài cung cấp máu cho mũi qua nhánh động mạch mặt và nhánh tận là động mạch hàm trên.
Nhánh tận động mạch hàm trên cho các nhánh cung cấp máu cho mũi như động mạch khẩu cái lớn, động mạch hầu, động mạch mũi sau và động mạch bướm khẩu cái. Nhánh động mạch sàng trước và nhánh mũi động mạch mặt hình thành đám rối Kisselbach là nơi dễ bị chảy máu mũi.
- Nguyên nhân khiến xảy ra bệnh chảy máu cam:
Về nguyên nhân, các nhà y học thấy rằng chảy máu mũi liên quan nhiều đến các bệnh viêm niêm mạc mũi từ:
- Nhiễm trùng đường hô hấp cấp.
- Viêm xoang mãn tính.
- Không khí lạnh khô đến viêm mũi dị ứng thông thường.
- Chảy máu mũi do dị dạng các mạch máu ở mũi.
- Do dị vật mũi.
Bệnh này thường gặp ở trẻ em, cho các đồ chơi nhỏ vào mũi, bé hay bị chảy mũi, nghẹt mũi, chảy máu mũi một bên.
Chảy máu mũi cũng có thể là triệu chứng của bệnh nguy hiểm
Với người lớn chảy máu mũi do các khối u trong mũi thường diễn ra các biểu hiện:
- Nghẹt mũi một bên tăng dần.
- Chảy máu mũi lúc đầu lượng ít sau nhiều hơn.
- Do xịt mũi hay xông mũi trường hợp này hay gặp là do khi dùng thời gian dài.
- Do ngoáy mũi làm tổn thương niêm mạc mũi.
- Do chấn thương thương gãy xương chính mũi.
- Chấn thương sụn vách ngăn trường hợp này đa số là chảy máu nhẹ.
- Sau phẫu thuật mũi.
- Bệnh xoang.
- Do tổn thương mạch máu mũi.
Chảy máu mũi còn gặp trong một số bệnh nội khoa như:
- Tăng huyết áp.
- Huyết áp cao làm vỡ mạch máu.
- Mạch máu người lớn tuổi.
- Bị xơ cứng dễ vỡ hơn người trẻ tuổi.
- Hiện tượng suy tim.
- Bệnh giảm tiểu cầu.
- Dị ứng toàn thân.
- Nghiện rượu.
- Bệnh máu ác tính.
Do sử dụng thuốc kéo dài thời gian máu chảy như: aspirin, warfarin, isotretinoin, nhóm thuốc kháng viêm không corticoid…
- Bệnh nhân cần đến ngay bệnh viện khi:
Chảy máu với số lượng nhiều, tái phát nhiều lần, chảy máu mũi kết hợp với chảy máu nơi khác như:
- Ở đường tiểu.
- Đường tiêu hóa.
khi đang dùng thuốc khác có nguy cơ gây chảy máu như: aspirin, coumarin…;
Khi xuất hiện những biểu hiện lạ và chảy máu mũi thường xuyên bạn nên gặp bác sĩ ngay
Có bệnh khác có thể ảnh hưởng đến chức năng đông máu như:
- Bệnh gan.
- Bệnh thận,.
- Bệnh ưa chảy máu.
Đang điều trị hóa chất; sau đã được xử trí cầm máu mà có những biểu hiện như vẫn còn chảy máu ra trước hay xuống họng. Nếu thấy chóng mặt, nhức đầu, người mệt nhiều, tim đập nhanh hay khó thở, nổi ban đỏ hay sốt trên 38,5 độ C thì cần báo ngay cho bác sĩ điều trị biết để tiên lượng cũng xử trí kịp thời.
Chảy máu cam là một trong những bệnh lý tai – mũi – họng, có thể bạn coi nó bình thường nhưng ảnh hưởng của nó đến sức khỏe không hề nhỏ. Nếu thưởng xuyên chảy máu cam, trước hết người bệnh cần bỏ thói quen ngoáy mũi, cẩn thận khi tiếp xúc với những kích thích trong không khí như: khói, bụi, không khí khô hanh làm khô niêm mạc mũi, giảm dần lượng thuốc xịt mũi có cocticoid; theo dõi định kỳ với những bệnh nhân có tiền sử các về bệnh máu, bệnh tăng huyết áp, chấn thương đầu đặc biệt có nứt ổ mắt và không nhìn được.
Hãy chia sẻ cho chúng tôi những dấu hiệu bệnh chảy máu cam mà bạn thường gặp nhé, mọi người sẽ giúp bạn phát hiện bệnh sớm nhất qua những triệu chứng tưởng chừng như bình thường đấy.