Cẩm Nang Sức Khỏe

Không thể bỏ qua 4 nguyên khiến trẻ em bị nhược thị

Như các bạn đã biết, bệnh nhược thị là do mắt bị suy giảm khả năng hoạt động các cơ quan của mắt. Bệnh này không thể khắc phục bằng cách điều chỉnh các thông số của kính mà cần được phẫu thuật ngay lập tức.

Bởi vậy nhược thị như một lời cảnh báo sức khỏe của trẻ em mà bất cứ bố mẹ nào cũng phải quan tâm. Đừng chủ quan đối với đôi mắt của con em chúng ta, hãy bảo vệ cửa sổ tâm hồn của chúng bằng cách nắm chắt nguyên nhân gây ra bệnh nhược thị nhằm tìm cách phòng tránh.

Cộng đồng SucKhoeNhanh.Com chia sẻ ý kiến cá nhân về bệnh nhược thị ở trẻ em:

Thiên Thanh chia sẻ: "Tôi có con trai 3 tuổi rưỡi, gần đây tôi thấy cháu có hiện tượng bi lác mắt, mắt nheo thường xuyên nên tôi cho cháu đi khám. Bác sĩ kết luận cháu bị cận bảm sinh, nhưng điều đáng lo ngại là cháu có dấu hiệu của nhược thị nhẹ bởi mắt của bé từ khi sinh ra đã yếu nên cần thường xuyên kiểm tra và luyện tập cho bé."

Đỗ Phương cho biết: "Mình thì có bác, con bác năm nay 15 tuổi cũng mới phát hiện bị nhược thị. Đi khám thì bác sĩ bảo bị từ bé nhưng vì đến tận bây giờ 15 tuổi rồi mới phát hiện ra. Vì một vài lý do trục trặc mà mắt em ấy không mổ được bây giờ, nhưng uống thuốc cũng chỉ gọi là hỗ trợ. Hiện tại chỉ còn cách tập luyện và uống thuốc để duy trì. Qua chuyện này mình hi vọng bố mẹ nên quan tâm con mình chút, đừng để đến lúc bệnh nặng rồi mới tìm cách chạy chữa."

Biết được nguyên nhân để nhanh chóng phát hiện và phòng chống bệnh nhược thị cho trẻ.

Trích từ bài viết “4 nguyên nhân thông thường dẫn đến bệnh nhược thị ở trẻ” trên trang Thiluctreem:

Sau đây là 4 nguyên nhân thường gặp khiến trẻ mắc bệnh nhược thị:

  1. Nhược thị do tật khúc xạ

Hiện tượng nhược thị này gây ra do các tật khúc xạ của mắt, thị lực hai mắt gần giống hoặc bằng nhau do không được phát hiện từ sớm và không đeo kính. Chờ đến khi đi khám và đeo kính thì thị lực hai mắt cũng không thể đạt mức 10/10 mà đều nhỏ hon 9/10.

Thông thường, khi mắt trẻ có dấu hiệu suy giảm thị lực, độ cận thị lớn hơn 6.00D, độ viễn thị lớn hon 3.00D và độ loạn thị lớn hơn 2.00D thì đã phải đeo kính rồi. Neu cha mẹ không cho trẻ đeo kính trước khi trẻ 5 tuổi thì sẽ khiến cho sự vật tồn tại trong thế giới bên ngoài không được hiện rõ trên giác mạc, tạo ra sự cho tế bào thị giác chậm phát triển, gây ra hậu quả là nhược thị do tật khúc xạ. Khi đó, thế giới bên ngoài đối với trẻ chỉ là những hình ảnh mờ ảo không rõ ràng.

  1. Nhược thị do chênh lệch độ khúc xạ

Ở trường họp này, hai mắt có sự chênh lệch lớn về độ khúc xạ, có thể đạt tới trên 2.5 độ hoặc là một mắt thì bình thường, một mắt bị cận thị (hoặc viễn thị) trên 3 độ.

Thông thường, hình ảnh mà hai mắt nhìn thấy cũng không có sự khác biệt lớn lắm. Sau khi hai hình ảnh đó được truyền đến não bộ sẽ hợp lại làm một, gọi là hiện tượng “hai mắt một hình”, giúp cho con người nhìn rõ được sự vật. Nhưng do sự chênh lệch độ khúc xạ ở hai mắt quá lớn nên hình ảnh sự vật ở hai mắt cũng khác nhau, một bên thì mờ, một bên thì rõ ràng, hoặc một bên to, một bên nhỏ. Khi đó, não bộ không thể kết hợp hai hình ảnh đó lại với nhau, nhưng để duy trì hiệu quả rõ nét của hình ảnh, não bộ đã truyền lệnh xuống cho mắt:

Chỉ cần bên mắt nhìn rõ làm việc thôi, còn bên kia nhìn mờ quá, không cần dùng đến. Những bộ phận cơ thể thường được sử dụng và hoạt động sẽ tiến hóa và phát triển, trong khi những bộ phận bị “bỏ không” thì sẽ thoái hóa dần. Một bên mắt phải chịu sự ức chế phát triển của não bộ sẽ không có được cơ hội nhận ánh sáng bên ngoài, chức năng của tế bào thị giác ngày càng giảm sút và cuối cùng trở thành mắt nhược thị. Thông thường, trẻ chỉ bị nhược thị một bên mắt mà thôi.

  1. Nhược thị do lác mắt

Khi trẻ bị lác một bên mắt thì trục nhãn cầu của mắt bị lác sẽ lệch sang một bên khiến cho hai mắt cùng nhìn một vật mà lại sản sinh ra hai hình ảnh khác nhau. Sau khi truyền đến võng mạc, hai hình ảnh đó cũng không thể tập trung tại một điểm và kết hợp với nhau được, tạo thành hiện tượng nhìn một hóa hai.

Chức năng của bên mắt bị lác để tránh sự hỗn loạn về thị giác. Vì không được hoạt động nên mắt bị lác sẽ dần dần giảm thị lực và dẫn đến nhược thị.

  1. Nhược thị bẩm sinh

Do yếu tố di truyền nên võng mạc của trẻ sơ sinh không thể phát triển bình thường được, tuy đáy mắt không có vấn đề gì bất thường, dù đã được điều trị nhưng thị lực vẫn không thể cải thiện được. Ví dụ, nhược thị bẩm sinh do rung giật nhãn cầu khiến trung tâm thị giác không thể nhìn rõ vật thể; nhược thị bẩm sinh do mù màu xảy ra ở cả hai mắt, có biểu hiện sợ ánh sáng, nhãn cầu bị rung giật.

Trong quá trình sinh con, nếu võng mạc của trẻ bị xuất huyết nhẹ, gây tổn thương cho tế bào võng mạc thì trung tâm điểm vàng trong mắt cũng không thể phát triển bình thường được và cản trở việc phát triển chức năng thị giác. Hiện tượng nhược thị này thường vô phương cứu chữa vì nó ảnh hưởng đến cả chức năng thị giác của mắt.

Bạn biết những thông tin khác về bệnh nhược thị? Hãy nhanh chóng chia sẻ với chúng tôi để mọi người cùng nhau tìm cách phòng tránh cho những mầm non tương lai.

Xem thêm:

>> Bạn có biết bệnh nhược thị nguy hiểm đến sức khỏe như thế nào?

>> Dấu hiệu cảnh báo mắt bạn gặp phải bệnh nhược thị

>> Bí quyết ngăn cản căn bệnh nhược thị có thể khiến trẻ bị mù lòa