Cẩm Nang Sức Khỏe

Nếu có những dấu hiệu u tuyến nước bọt sau, bạn nên đi khám ngay

U tuyến nước bọt là tình trạng tăng trưởng bất thường hiếm gặp ở những tuyến nước bọt. Tuyến nước bọt nằm ở phía sau khoang miệng và có nhiệm vụ tiết nước bọt giúp cơ thể tiêu hóa thức ăn.

Người mắc khối u ở tuyến nước bọt có thể lành tính hoặc ác tính. 80% khối u nằm ở những tuyến chính là lành tính nhưng nếu ở những phần còn lại, 80% khối u là ác tính.  U tuyến nước bọt nếu không chữa trị kịp thời sẽ dẫn đến ung thư tuyến nước bọt và tuổi trung bình của các bệnh nhân ung thư loại này thường ở khoàng 55-65, những người bị u lành thường vào khoảng 40 tuổi.

Với tất cả những thông tin trên, tôi nghĩ bạn cũng biết được hậu quả của bệnh ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe của chúng ta chứ? Vâng, phải nói là căn bệnh sẽ gây khó khăn rất nhiều đến cuộc sống và sinh hoạt hằng ngày của chúng ta khi hàm bị sưng to, gây đau nhứt làm bạn không thể ăn uống và giao tiếp được, khuôn mặt của bạn sẽ bị tê liệt 1 bên cộng với việc bộ phận tai, đầu, mắt sẽ rất đau. Hãy nhớ rõ những biểu hiện sau để phát hiện bệnh sớm nhất nhé!

Chia sẻ của một số chuyên gia và bệnh nhân về dấu hiệu u tuyến nước bọt:

Bác sĩ cho biết: “U tuyến nước bọt chữa được chỉ khi khối u được tìm thấy và loại bỏ trước khi lan rộng và di căn nên bạn phải phát hiện sớm để điều trị. Quá trình điều trị thường dùng là phẫu thuật loại bỏ hoàn toàn cả tuyến nước bọt đó cùng vùng lân cận bị ảnh hưởng. Người bệnh cần phát hiện các triệu chứng của mình sớm như sưng đau ở vùng miệng, tê khuôn mặt, khó nuốt nước bọt và nói chuyện,…”

Bệnh nhân Thanh chia sẻ: “Tôi cảm thấy bệnh này rất khó phát hiện, tôi cũng bị nhẫm lẫn là mình bị sâu răng hay bệnh gì về răng chứ không ngờ mình bị u tuyến nước bọt đâu. Lúc đầu thì tôi bị đau ở vùng miệng, cơn đau cứ kéo dài mấy hôm mà không khỏi khi tôi đã mua thuốc uống. Đáng sợ hơn là bỗng dung khuôn mặt của tôi bị tê cứng, tôi không thể điều khiển được cả nửa khuôn mặt bệnh kia, 2 ngày liên tiếp tôi không thể ăn và nói chuyện, chỉ uống nước nhưng cũng rất đau. Đi khám thì biết mình bị u tuyến nước bọt. Đến bây giờ nghĩ lại tôi còn hoang mang lắm.”

U nang tuyến nước bọt nếu không phát hiện sẽ dẫn đến ung thư tuyến nước bọt

Triệu chứng thường gặp của bện u tuyến nước bọt qua bài viết “U tuyến nước bọt là bệnh gì?” của trang SucKhoe:

Những dấu hiệu và triệu chứng của u tuyến nước bọt thường gặp

Khối u ác tính có khuynh hướng tấn công các mô bên cạnh. Sự lan rộng cục bộ của u tuyến mang tai sẽ ảnh hưởng dây thần kinh ở mặt dẫn đến tê liệt mặt ở bên bị ảnh hưởng, cơ mặt rủ xuống và mắt không thể nhắm.

U tuyến nước bọt khác có thể lan vào cơ dưới miệng ở phần dưới của xương sọ và hạch bạch huyết lân cận. Từ đó khiến bạn bị đau mắt, đau tai, nhức đầu và sưng hạch bạch huyết.

Lúc này vùng gần cổ và hàm xưng to, cảm thấy đau nhứt vô cùng.

Nửa phần khuôn khuôn mặt của bạn từ phần bị đau, lan rộng làm cơ mắt 1 phần bị tê cứng.

Đa sốc các cơn đau và hội chứng của bệnh mang lạnh đều một nửa, khuôn mặt của bạn sẽ chia làm 2, một phần rất đau và khó chịu, có khi tê cứng.

Vùng cơ miệng của bạn đau dai dẳng không ngớt, cơn đau có tình trạng kéo dài và dữ dội hơn theo đợt. Vì vùng hàm bị sưng tấy khiến bạn rất khó cử động miệng để nói chuyện và nuốt thức ăn.

Khi xuất hiện những dấu hiệu trên, nguy cơ bạn mắc phải u tuyến nước bọt rất cao. Lúc này bạn không nên chần chừ gì nữa mà hãy đến ngay trung tâm y tế gần nhất để kiể tra sức khỏe và tìm phương pháp chữa trị thích hợp nhất.

Bạn có xuất hiện những biểu hiện của u tuyến nước bọt? Bạn từng bị u tuyến nước bọt? Sẵn sàng chia sẻ với chúng tôi những dấu hiệu giúp bạn phát hiện bệnh bằng cách bình luận phía dưới bài viết nhé!