Cẩm Nang Sức Khỏe

Nguyên nhân gây tắc ruột (lồng ruột) ở trẻ em

Bệnh lồng ruột, tắc ruột ở trẻ em là một trong những bênh thường gặp và rất nguy hiểm. Nguyên nhân gây tắc ruột ở trẻ thường là do hệ thống bài tiết không làm việc, khuyết tật bẩm sinh… Theo các chuyên gia Nhi Khoa, 40% ca tắc ruột thường rơi vào trường hợp các trẻ đẻ non và trong thời kỳ mang thai mẹ bị cúm.

Nguyên nhân gây tắc ruột (lồng ruột) ở trẻ em

Quan tâm đến sức khỏe đời sống, có rất nhiều ý kiến của cha mẹ chia sẻ về bệnh lồng ruột, tắc ruột ở trẻ:

"Bé nhà mình đã bị lồng ruột không phải 1 lần và mỗi lần đi viện rất xót xa vì phải tiêm mê và tháo lồng cho bé, cả ngày bé li bì.
Sau lần đầu tiên, bố mẹ rất giữ gìn như: không cho chạy nhảy khi ăn hoặc sau khi ăn, cho ăn ít một, không cho ăn cơm sớm (cháu đã được 2 tuổi) nhưng tình trạng lồng ruột đã lặp lại 2 lần nữa. Sau đó bé có triệu chứng... sợ ăn, vì bé bảo: ăn là đau bụng đấy. Hoặc bé hay kêu: con no lắm, ăn nữa là đau bụng con... Mình nghe mà xót cháu lắm. Mọi người có biết lồng ruột cụ thể là gì và có thể khắc phục bằng những cách nào không, phải làm sao để đề phòng giúp bé không bị lồng ruột nữa." - Chị Bảo Trâm xin ý kiến tư vấn

"Ôi, sợ nhỉ. Mình cứ tưởng thường thì bé chỉ bị lồng ruột 1 lần trong đời thôi chứ, bị rồi sẽ không bị nữa." - Chị Lan chia sẻ

"Mình cũng rất quan tâm vấn đề này vì thấy trẻ gần nhà mình có 2 bé cũng bị lồng ruột, đau từng cơn, sau khi bị lồng ruột, bé có vẻ lười ăn hơn nhiều đó bạn. Nên khi cho ăn tốt nhất giữ cho con tránh vận động." - Chị Ngọc Huyền chia sẻ

Nguyên nhân gây bệnh tắc ruột hiện nay chưa được xác định rõ ràng, các mẹ có thể tham khảo một số nguyên nhân sau để đề phòng và chăm sóc sức khỏe cho bé tốt hơn.

Nguyên nhân gây tắc ruột ở trẻ thường là do hệ thống bài tiết không làm việc, khuyết tật bẩm sinh… Theo các chuyên gia Nhi Khoa, 40% ca tắc ruột thường rơi vào trường hợp các trẻ đẻ non và trong thời kỳ mang thai mẹ bị cúm.

Theo bác sĩ Trần Thu Thủy, ở trẻ em, nguyên nhân gây lồng ruột còn chưa rõ ràng. Bệnh lý này thường xuất hiện nhiều hơn vào các mùa có dịch virus, vì vậy có ý kiến cho rằng lồng ruột liên quan tới các loại virus gây bệnh ở trẻ, trong đó có virus gây nhiễm khuẩn hô hấp như adenovirus.

Trong một số trường hợp, lồng ruột có thể xuất hiện sau một đợt viêm dạ dày đại tràng cấp tính. Vi khuẩn hay virus gây nhiễm trùng đường tiêu hóa có thể làm phù nề các hạch bạch huyết ở ruột, gia tăng nhu động ruột, tạo điều kiện thuận lợi cho lồng ruột.

Nguyên nhân gây tắc ruột ở trẻ sơ sinh

Ở từng nhóm tuổi khác nhau, nguyên nhân của tắc ruột cũng khác nhau. Ở người lớn và trẻ lớn, nguyên nhân có thể là do bướu ở ruột, do dây dính gây tắc ruột… Ở trẻ sơ sinh, nguyên nhân tắc ruột rất khác biệt.

Các nguyên nhân này bao gồm:

Trẻ dưới 3 tháng hay trên 5 tuổi

Ở trẻ dưới 3 tháng hay trên 5 tuổi, lồng ruột thường liên quan nhiều tới các tổn thương thực thể như hạch bạch huyết sưng to, các khối u lành tính hoặc ác tính, dị dạng ruột (ruột đôi, túi thừa Meckel...).

Trẻ trong thời kỳ mọc răng

Nguyên nhân thường gặp là do thức ăn. Với những trẻ đang trong thời kỳ mọc răng, thay răng nên khả năng nhai kém, chưa biết nhằn hạt khi ăn các loại trái cây có nhiều xơ bã, hạt nhỏ như hồng xiêm, hồng ngâm, cam, ổi,...

Do nguyên nhân lồng ruột ở trẻ không rõ ràng nên không có biện pháp phòng tránh. Tuy nhiên, không nên để trẻ vừa ăn vừa chạy nhảy, lúc đổi sữa theo độ tuổi nên cho ăn với liều lượng từ ít sang nhiều, tránh cho ăn nhiều một cách đột ngột.

Có thể bạn quan tâm: Tắc ruột (lồng ruột) ở trẻ em: Những dấu hiệu nhận biết và các bước sơ cấp cứu cần thiết

Nguyên nhân gây tắc ruột (lồng ruột) ở trẻ em

Tham khảo thêm bài viết về nguyên nhân gây bệnh lồng ruột ở trẻ được chia sẻ từ Cẩm nang y khoa: "Bệnh Lồng ruột ở trẻ"

Bệnh lồng ruột khá phổ biến ở trẻ nhỏ. Bệnh không diễn biến từ từ mà xảy ra rất đột ngột. Dựa theo tỉ lệ trẻ mắc bệnh lồng ruột thì phần lớn bệnh thường gặp ở những trẻ em khoẻ mạnh và ở bé trai nhiều hơn bé gái.

Bệnh lồng ruột xảy ra khi một khúc ruột bên trên di chuyển và chui vào khúc ruột phía dưới (hay ngược lại) làm tắc nghẽn sự lưu thông của ruột. Bệnh dễ xảy ra ở trẻ nhỏ do kích thước của ruột non và ruột già quá chênh lệnh nhau. Dù bệnh này gặp nhiều ở trẻ nhỏ nhưng các bậc cha mẹ cũng không nên chủ quan với những trẻ lớn hơn, bệnh lồng ruột vẫn gặp ở một số trẻ từ 2 – 3 tuổi.

Nguyên nhân khiến trẻ bị lồng ruột vẫn chưa được xác định chính xác. Nhiều người cho là trẻ bị tung hứng trong lúc cha mẹ vui đùa dẫn đến lồng ruột, tuy nhiên đây không phải là nguyên nhân chính. Có thể do trẻ sẵn có những bệnh trong ruột như u máu trong lòng ruột hoặc các u ác tính.

Tuy nhiên, đáng chú ý nhất là tình trạng nhiễm khuẩn đường hô hấp, tai mũi họng và nhiễm khuẩn đường ruột có mối liên hệ với bệnh lồng ruột ở trẻ em. Nhất là khi trẻ bị tiêu chảy do virut và vi khuẩn sẽ làm sự co thắt trong hoạt động của ruột (nhu động ruột) tăng có thể dẫn đến bị lồng ruột.

Mặt khác trong thời gian ăn dặm hoặc nếu thay đổi loại sữa trẻ đang dùng một cách đột ngột cũng làm cho nhu động ruột của trẻ bất ngờ bị biến đổi, dễ gây ra bệnh lồng ruột. Vì vậy để ngăn chặn yếu tố nguy cơ gây bệnh lồng ruột, khi cho trẻ ăn dặm hoặc lúc chuyển đổi sữa theo độ tuổi của trẻ các bà mẹ nên cho trẻ ăn từ từ với liều lượng tăng dần. Vì bệnh chưa có nguyên nhân rõ ràng nên các bà mẹ nên cẩn trọng hơn về thể trạng của con mình trong những lúc giao mùa.

Bệnh diễn biến rất bất ngờ và nhanh. Vì vậy người nhà phải hết sức nhạy cảm với các triệu chứng cũng như các phản ứng của bé. Bệnh thường gặp ở những trẻ còn rất nhỏ, từ 3 – 12 tháng tuổi và nhiều nhất ở trẻ 9 tháng tuổi. Ở độ tuổi này các bé chưa biết nói, chỉ có thể phản ứng bằng cách khóc thét lên. Nên có những lúc bé đang chơi đùa khoẻ mạnh, bất chợt thấy bé khóc thét thì phải xem chừng.

Thông thường mỗi cơn đau cách nhau vài ba phút, khi đó bụng của bé đang đau quặn, tiếp theo bé sẽ nôn mửa, da tím dần. Nếu thời gian bị lồng ruột kéo dài trẻ có thể nôn ra dịch mật. Với những trẻ còn bú mẹ sẽ bỏ bú, sau đó vẫn có thể ăn lại nhưng sẽ có dấu hiệu buồn nôn. Khoảng 5giờ - 6 giờ sau thấy đi tiêu ra máu.

Nếu đưa trẻ đến bệnh viện điều trị sớm, khi trẻ chưa bị nhiễm trùng đường tiêu hóa thì việc điều trị rất đơn giản. Các bác sĩ sẽ áp dụng phương pháp tháo lồng bằng áp lực hơi. Dưới sự hướng dẫn của máy soi X – quang tại chỗ, bác sĩ sẽ bơm hơi vào ruột già với một áp lực vừa phải cho đến khi khối lồng ruột được tháo ra hoàn toàn.

Ngược lại, nếu đến bệnh viện chậm thì đoạn lồng ngày một chui sâu vào nhau, làm cho đoạn ruột bị lồng sưng nề, các mạch máu nuôi ruột bị tắc nghẽn, dễ khiến trẻ bị tắc ruột, ứ đọng gây nhiễm trùng, rối loạn nước, điện giải trầm trọng, nhiễm trùng huyết, hoại tử ruột, thủng ruột... Khi đã xuất hiện các triệu chứng trên ở trẻ, bác sĩ bắt buộc phải phẫu thuật. Trường hợp trẻ đã bị thủng ruột, các bác sĩ sẽ phải cắt bỏ cả đoạn ruột. Bệnh nhi đến muộn sẽ có dấu hiệu mất nước, mệt mỏi, sốt hoặc trong tình trạng sốc.

Trẻ mắc bệnh lồng ruột sau khi được điều trị vẫn có nguy cơ bị tái phát. Vì vậy khi thấy trẻ có những triệu chứng của bệnh lồng ruột, các bậc cha mẹ cần đưa trẻ đến các cơ sở chuyên khoa nhi để được điều trị kịp thời.

>> Xem thêm:

Sự nguy hiểm của chứng tắc ruột (lồng ruột) ở trẻ em