Vì thế việc tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng bệnh tay chân miệng ở trẻ là vô cùng quan trọng và cần thiết, để từ đó có thể có hướng điều trị sớm nhất, tránh các biến chứng nguy hiểm do bệnh gây ảnh hưởng sức khỏe của trẻ hiện tại và sau này.
Cộng đồng trang SucKhoeNhanh.Com chia sẻ ý kiến cá nhân về dấu hiệu phát hiện bệnh:
Mâm Tiêu chia sẻ: "Bé nhà mình năm nay 4 tuổi. Năm ngoái, bé nhà mình từng bị tay chân miệng, phải đi khám mỗi ngày theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa hơn 10 ngày mới xẹp các vết phồng rộp da.. Lúc đó bé đi nhà trẻ về, môi bị khô rộp, mình cứ tưởng bé bị nóng trong người. Đến tối thì sốt, quất khóc, mình lấy nước lai người thì thấy bé nổi hạt đỏ bóng nước khắp người. Đến khuya bé không giảm sốt mà hôn mê, người co giật. Mình lo qua đưa đi bệnh viện trong đêm, đến nơi bác sĩ phát hiện tay chân miệng. Sau này mình mới biết bé bị lẫy nhiễm trên lớp khi vui chơi với các bạn."
Thanh Bùi cho biết: "Gần nhà mình có bé đang điều trị viêm màng não vì biến chứng của bệnh tay chân miệng. Nghe mọi người nói bé đến bệnh viện trong tình trạng co giật, người hôn mê vì sốt cao, miệng và khắp người nổi mụn đỏi. Vì phát hiện muộn và người quá yếu nên bé phải thở bằng máy. Nói chung tình trạng của bé là lời cảnh tỉnh cho các bậc phụ huynh không quan tâm đến sức khỏe con mình."
Trích từ bài viết “Nguyên nhân, triệu chứng bệnh tay chân miệng ở trẻ” trên trang Benh9:
Nguyên nhân, triệu chứng bệnh tay chân miệng thường thấy ở trẻ nhỏ:
Nguyên nhân bệnh tay chân miệng
- Do siêu vi trùng:
Bệnh tay chân miệng do siêu vi trùng đường ruột thuộc nhóm Coxasackieviruses và Enterovirus 71 gây ra.
- Lây truyền:
Từ các chất tiết mũi, miệng, phân, nước bọt lúc trẻ bệnh ho, hắt hơi. Do vậy, bệnh lây nhanh từ trẻ này sang trẻ khác.
Bệnh tay - chân - miệng đang trở nên phổ biến ở trẻ em.
Triệu chứng bệnh tay chân miệng (phụ thuộc vào độ tuổi và thời gian)
Biểu hiện ban đầu:
- Trẻ mệt mỏi.
- Đau họng, chảy nước bọt liên tục và xổ mũi trong vài ngày.
- Sốt nhẹ (38 – 38.5 độ C).
Ở một số trường hợp trẻ sốt cao từ 39 – 40 độ c
Giai đoạn toàn phát:
- Trẻ biếng ăn hoặc bỏ ăn.
- Khó ngủ, quấy khóc, run chi, giật mình nhiều một cách bất thường.
- Vòm họng, niêm mạc má, nướu răng, lưỡi: xuất hiện những vết loét đỏ do các bóng nước vỡ ra có đường kính 2-3mm ở.
- Trên da trẻ: xuất hiện bóng nước, có đường kính 2 – 10mm, hình bầu dục, hoặc hơi tròn, nổi cộm hay ẩn dưới da trên nền hồng ban, không đau, khi bóng nước khô để lại vết thâm da.
- Một số trường hợp trẻ chỉ có dấu hiệu loét miệng, các bóng nước trên da xuất hiện rất ít, hoặc không rõ ràng dạng bóng nước, mà chỉ là dạng chấm hoặc hồng ban.
Triệu chứng bệnh tay chân miệng khi có biến chứng:
Sớm phát hiện những triệu chứng bất thường của trẻ để chữa trị kịp thời.
Khi thấy trẻ có biểu hiện bất thường như:
- Rung người.
- Co giật.
- Bứt rứt.
- Lừ đừ.
- Yếu chi.
- Co giật.
- Hôn mê.
- Mạch đập nhanh.
- Da nổi bông.
- Tay chân lạnh.
- Thở nhanh hơn bình thường.
- Sùi bọt hồng ở miệng.
Lúc này điều bạn cần làm là đưa trẻ đến cơ sở y tế để làm các xét nghiệm được bác sĩ chỉ định.
Tất cả các nguyên nhân, triệu chứng bệnh tay chân miệng ở trẻ nói trên buộc phụ huynh phải biết để nhận biết bệnh sớm nhất. Hãy tìm hiểu thông tin về bệnh tay chân miệng và có hướng chăm sóc trẻ hợp lí, bảo vệ trẻ tránh xa các nguồn nguy cơ nhiễm bệnh. Lưu ý các triệu chứng của bệnh tay chân miệng để có thể phát hiện bệnh sớm nhất và có hướng điều trị kịp thời, tránh các biến chứng nguy hiểm xảy ra ảnh hưởng tới tính mạng con trẻ.
Xem thêm thông tin liên quan đến bệnh: