Cẩm Nang Sức Khỏe

Những loại bệnh về mắt mà người cao tuổi dễ mắc phải

Ở người cao tuổi, tất cả các cơ quan trong cơ thể đều bắt đầu bị lão hóa, trong đó có mắt là cơ quan dễ mắc phải những bệnh khiến thị lực bị giảm sút.

Bệnh về mắt đã trở thành nhóm bệnh phổ biến ở người già, khó có thể tránh khỏi. Ở tuổi ngoài 40, đôi mắt sẽ bắt đầu có những triệu chứng của quá trình lão hóa. Người cao tuổi thường mắc phải các bệnh lý về mắt khiến đời sống sức khỏe suy giảm và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống khi đôi mắt của họ không thể khỏe mạnh để nhìn thấy mọi sự vật, sự việc diễn ra hằng ngày.

Cộng đồng SucKhoeNhanh.Com chia sẻ ý kiến của mình về bệnh mắt ở người già:

Nghĩa Phan cho biết: "Mẹ mình năm nay 60 tuổi, mấy tháng trước bỗng dưng cảm thấy mắt mờ dần, hay bị đau nhứt ở mắt, nhiều khi bà nói không thể thấy được những vật trước mắt mình. Nghĩ là mắt bị lão hóa nên em đứa bà đi cắt kính lão, những tình hình vẫn không giảm, bà vẫn không thể thấy rõ gì khi đeo kính và em nhìn thấy dấu hiệu lạ ở mắt bà, mắt bà dưỡng như bị đục hẳn. Sợ có vẫn đề gì em đưa bà đến bệnh viện mắt kiểm tra ngay thì bác sĩ phát hiện mắt mẹ em bị đục thủy tinh thể."

Mai Ngô cho biết: "Năm nay tôi 50 tuổi, mắt của tôi bị cận thị từ khi còn trẻ nên cũng không được tốt lắm nhưng khi sử dụng kính thì tôi vẫn có thể nhìn thấy và làm việc bình thường. Nhưng thời gian gần đây tôi thấy mắt mình bắt đầu kém đi rõ ràng, mắt sẽ bị khó chịu với những ánh sáng chói như nắng, ánh sáng từ tivi,...mắt tôi thường xuyên có cảm giác cộm như có cát, bụi ở trong mắt. Thấy tôi than khó chịu nên con gái đưa đi kiểm ra thì mới biết mình bị khô mắt nhưng nếu không điều trị thì mắt tôi có thể bị suy giảm thị giác nặng hơn."

Trích từ bài viết "Các bệnh về mắt thường gặp ở người già" trên trang Benhthiluc cho chúng ta những thông tin:

  1. Tăng nhãn áp (Cườm nước, glaucoma)

Khi về già, các tế bào ở trong mắt (ở vùng bè) bắt đầu bị lão hóa, mất tính đàn hồi, không co dãn hoặc bị bít kín nên thủy dịch ở trong mắt không có lối thoát ra ngoài được, khiến tăng áp suất trong mắt và gây thương tổn thần kinh mắt. Bệnh nếu không được chữa trị sớm sẽ khiến mù lòa. Mắt người châu Á có góc tiền phòng hẹp nên dễ bị bệnh tăng nhãn áp.

Mắt của bệnh nhân bị Glaucoma

Đây là nguyên nhân gây mù lòa thưc hai sau đục thủy tinh thể. Những người ngoài 40 tuổi nên định kỳ đến bác sĩ chuyên khoa mắt để khám, kiểm tra nhãn áp nhằm phát hiện bệnh cườm nước (nếu có). Bệnh này cần phải được điều trị sớm ngay từ khi mới bị bệnh, bởi vì khi mắt đã mờ thì không thể điều trị sáng lên được mà chỉ có thể duy trì được tình  trạng mắt hiện tại. Khi bị cườm nước, bác sĩ sẽ cho bệnh nhân uống, nhỏ thuốc hoặc truyền dịch để hạ nhãn áp. Sau đó tùy diễn biến của bệnh có thể chỉ cần chữa thuốc hoặc cần phải phẫu thuật.

Ngoài ra để phòng bệnh cườm nước, người già cần thường xuyên tập luyện thể dục thể thao, vận động và massage mắt để thủy dịch lưu thông, giúp tế bào thần kinh được khỏe mạnh.

  1. Bệnh khô mắt

Từ tuổi 50 trở đi, các tuyến nước mắt bắt đầu hoạt động kém hơn. Tình trạng đó cũng có thể là hậu quả của việc thường xuyên sử dụng các thuốc chữa dị ứng, tăng nhãn áp, bệnh tim... Khi tuyến nước mắt của chúng ta hoạt động kém, mắt sẽ bị kích thích, gây cảm giác khó chịu như có cát, bụi ở trong mắt.

Bệnh nhân bị mỏi mắt thường có các cảm giác khó chịu như nhức, mỏi mắt, cộm mắt...

Để phòng tránh bệnh khô mắt, bạn hãy chăm sóc mắt bằng cách nhỏ nước mắt nhân tạo thường xuyên, tránh tiếp xúc với nơi có nhiều bụi bặm, không khí ô nhiễm; tránh làm việc liên tục với màn hình vi tính, không tập trung đọc sách trong thời gian quá lâu. Ngoài ra, bạn cần giảm sử dụng các loại thuốc có tác dụng phụ gây khô mắt; đeo kính râm để tránh nắng, gió khi đi ra ngoài.

  1. Bệnh đục thủy tinh thể (cườm khô)

Từ tuổi 60, nhiều người nhận thấy mắt mờ dần, không bị đau nhức, đeo kính nhưng thị lực vẫn không cải thiện. Thì đó là dấu hiệu thủy tinh thể bắt đầu bị đục.

Bệnh nhân thường bị đục thủy tinh thể mắt bên trái

Khi bệnh nhân mắc bệnh đục thủy tinh thể thì cách điều trị duy nhất là phẫu thuật để thay thủy tinh thể nhân tạo, giúp mắt sáng trở lại. Phẫu thuật Phaco là phương pháp phẫu thuật thay thế thủy tinh thể được thực hiện rất dễ dàng, không đau, phục hồi thị lực nhanh.

  1. Bệnh thoái hóa điểm vàng (thoái hóa hoàng điểm)

Ở tuổi ngoài 60, vùng hoàng điểm ở võng mạc bắt đầu bị thương tổn, các tế bào tại trung tâm võng mạc bị suy thoái dần, gây nên bệnh thoái hóa điểm vàng.

Hình ảnh mắt của bệnh nhân mắc bệnh thoái hóa hoàng điểm

 

Bệnh không gây nên cảm giác đau nhức nhưng nó làm thị lực giảm sút, mắt mờ dần theo thời gian. Khi tập trung nhìn một vật nào đó, người bệnh sẽ không thấy gì, hoặc nhìn thấy hình ảnh bị méo mó. Khi tuổi càng cao, nguy cơ mắc bệnh thoái hóa điểm vàng càng cao.

Để phòng tránh nguy cơ mắc bệnh về mắt, người cao tuổi nên ăn nhiều trái cây, rau xanh, tránh dùng thức ăn có chứa mỡ động vật; uống bổ sung các loại vitamin A, C, E và thuốc chống oxy hóa (selen, kẽm...). Ngoài ra, bạn cần có thói quen luyện tập thể dục đều đặn hàng ngày, tránh stress, thư giãn tinh thần đồng thời đeo kính râm chống tia cực tím khi đi ngoài nắng.

Nếu bạn hoặc gia đình bạn không may mắc phải những triệu chứng này hãy đến ngay trung tâm y tế để kiểm tra nhé và cũng chia sẻ với chúng tôi những thông tin bệnh liên quan đến mắt mà bạn biết để mọi người cùng tham khảo nhé!