Các triệu chứng có thể dịu bớt trong một khoảng thời gian ngắn, sau đó lại xuất hiện với mức độ nặng hơn: trẻ la hét, khóc thét từng cơn sau đó mệt lả, da xanh tái, tiểu ít, sốt cao, lờ đờ, hôn mê, dấu hiệu mất nước nặng cộng với các biểu hiện của nhiễm khuẩn nhiễm độc hoặc sốc do mất nước hay sốc nhiễm khuẩn.
Bệnh tắc ruột, lồng ruột ở trẻ là một bệnh nguy hiểm cần phải xử lý kịp thời nếu không có thể dọa tới tính mạng trẻ. Do đó, các mẹ cần phải có kiến thức về bệnh tắc ruột để phòng những biến chứng nguy hiểm.
Tắc ruột (lồng ruột) ở trẻ em: Những dấu hiệu nhận biết và các bước sơ cấp cứu cần thiết
Cộng đồng mạng chia sẻ rất nhiều ý kiến của mình về bệnh tắc ruột ở trẻ em:
"Chia sẻ để các mẹ cùng biết. Hồi kì bé nhà em tự nhiên khóc thét, em dỗ mãi mà không nín, sau khi nín khóc thì bé bỏ ăn, bỏ bú. Sau khi quấy khóc, thì bé bắt đầu nôn, và đi vệ sinh ra máu. Em thấy lo quá nên chạy ra tiệm thuốc tây hỏi mua thuốc, nghi là bé bị rối loạn tiêu hóa nên mua thuốc về cho bé uống. Bé uống thuốc rồi mà vẫn không lành, quấy khóc, em nóng ruột quá nên chở bé ra bệnh viện khám, bác sĩ bảo bé nhà em bị tắc ruột, may mà ra kịp, không em hối hận cả đời. Em chia sẻ kinh nghiệm, các mẹ nhớ chú ý nhé, thấy bé khóc, nôn và bỏ ăn là đưa bé đi khám liền." - Chị Thu Huệ chia sẻ
"Con mình mới bị xong, may mà phát hiện sớm, chỉ phải bơm hơi tháo lồng thôi. Nhưng chừng đó cũng đủ làm mẹ và con te tua. Các mẹ nhớ chăm bé cẩn thận, theo dõi các biểu hiện khi bé bị đau bụng nhé." - Chị Kim Anh chia sẻ
Để giúp mẹ chăm sóc sức khỏe bé được tốt hơn, bài viết sẽ chia sẻ về những dấu hiệu nhận biết trẻ em bị tắc ruột (lồng ruột) và cách khắc phục. Chia sẻ từ Kim Chi: "4 triệu chứng bệnh lồng ruột ở trẻ còn bú"
Đối với trẻ còn bú, bất cứ bệnh tật gì xảy đến đều rất nguy hiểm. Đôi khi một số bệnh xảy ra cho trẻ lại xuất phát chính từ mong muốn chăm sóc tốt nhất cho bé của bố mẹ nhưng thực hiện không đúng cách. Bệnh lồng ruột là một trong những bệnh như vậy.
Bệnh lồng ruột xảy ra khi một khúc ruột bên trên di chuyển và chui vào khúc ruột phía dưới (hoặc ngược lại) làm tắc nghẽn sự lưu thông của ruột. Bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ do kích thước của ruột non và ruột già quá chênh lệnh nhau.
Nguyên nhân của bệnh có rất nhiều. Có thể do bố mẹ vui đùa bé quá mức hoặc bé ăn quá nhiều, cũng có thể do nhu động ruột của trẻ bị bất ngờ biến đổi do thay đổi loại sữa trẻ đang dùng. Ngoài ra, các bệnh như u ở ruột, tiêu chảy… sẽ khiến bệnh có nhiều khả năng xuất hiện hơn. Có hai phương pháp xử trí bệnh lồng ruột là: tháo lồng bằng bơm hơi vào đại tràng (đây là phương pháp hiệu quả mà không phải mổ tuy nhiên phải xứ trí sớm trước 48 giờ); mổ để tháo lồng (khi trẻ đến muộn sau 48 giờ, có dấu hiệu tắc ruột, có viêm phúc mạc).
Khi mắc bệnh, trẻ thường có 4 triệu chứng chính sau đây:
1/ Khóc thét từng cơn
Trẻ đang ăn, chơi bình thường đột nhiên khóc thét từng cơn. Trong cơn khóc, trẻ ưỡn người, bỏ bú, khóc kéo dài độ vài phút sau đó nằm yên 10-15 phút lại tỉnh dậy, có thể bú một ít rồi lại khóc tiếp. Trẻ khóc là do cơn đau bụng dữ dội. Khóc nhiều khiến trẻ mệt, mặt trắng bệch, lưng cong ưỡn lên, hai tay nắm chặt, chân co lại hay đạp lung tung.
2/ Nôn mửa
Sau khi quấy khóc lần đầu, trẻ bắt đầu nôn. Ở giai đoạn sớm, trẻ nôn ra thức ăn chưa kịp tiêu hóa; ở giai đoạn muộn trẻ nôn ra mật xanh vàng, sau đó nôn ra dịch dạng phân.
3/ Đi ngoài ra máu
Trẻ bị lồng ruột đi ngoài ra phân có chất nhầy giống hoặc có máu đỏ sẫm. Thông thường, sau 4-12 tiếng bị lồng ruột là trẻ đi ngoài ra máu.
4/ Bụng nổi cục
Khi trẻ nằm yên, sờ tay vào dưới bụng phải hoặc trên rốn có thể thấy một khối nổi lên, trơn nhẵn, không cứng, đó là khối lồng của ruột. Lúc trẻ mới bị lồng ruột, nếu sờ vào hố chậu bên phải thì thấy rỗng vì ruột ở đây đã chui vào khối lồng rồi.
Ngoài 4 triệu chứng chính trên, nếu trẻ bị lồng ruột ở giai đoạn sớm thì không có triệu chứng sốt, không có dấu hiệu suy sụp, mất nước. Tuy nhiên nếu ở giai đoạn muộn, sau 12 tiếng thì trẻ thường có có dấu hiệu tắc ruột, viêm phúc mạc, đại tiện ra máu, nôn ra phân, cơn khóc có ít đi, trẻ lờ đờ, da xanh tái, sốt 39-40 độ C, bụng chướng và khó sờ thấy khối lồng. Nhìn chung, nếu thấy trẻ có 4 triệu chứng kể trên thì nên đưa trẻ đến ngay bệnh viện để được cấp cứu kịp thời vì lồng ruột cấp tính không thể tự tháo ra được. Nếu bệnh không được chẩn đoán sớm và cấp cứu kịp thời thì sẽ dẫn đến hoại tử ruột gây viêm phúc mạc và tử vong.
Tắc ruột (lồng ruột) ở trẻ em: Những dấu hiệu nhận biết và các bước sơ cấp cứu cần thiết
Chăm sóc sức khỏe trẻ nhỏ: Các bước cần thiết mẹ cần làm khi phát hiện trẻ bị tắc ruột được trích từ Yêu trẻ:
Tắc ruột thường xảy ra đối với trẻ sinh non, hoặc do thời kỳ mang thai mẹ bị cảm cúm, đứa trẻ sinh ra cũng có nguy cơ bị tắc ruột cao. Nếu không xử lý kịp thời tình trạng tắc ruột có thể dẫn tới viêm ruột, thủng ruột, sút cân...và nguy hiểm hơn có thể ảnh hưởng trực tiếp tới tính mạng trẻ.
1/ Mẹ làm gì khi trẻ bị tắc ruột?
- Đối với trẻ sơ sinh mẹ cần theo dõi lượng thải phân của trẻ sau 6 - 8 tiếng. Nếu trong khoảng thời gian này không thấy trẻ thải phân thì cần phải cho bé đi viện kiểm tra ngay.
- Đối với trẻ thời kỳ ăn dặm, nếu mẹ thấy trẻ có dấu hiệu nôn ói, táo bón, sốt, đau bụng thì cần phải cho đi viện ngay.
- Mẹ không thể tự xử lý bệnh lý này ở nhà vì nó rất nguy hiểm, chậm đưa con tới bệnh viện có thể gây nguy hiểm cho con. Do đó, mẹ cần phải trang bị kiến thức về bệnh lý tắc ruột để phát hiện kịp thời và đưa con đi cấp cứu.
2/ Cách xử trí khi trẻ bị lồng ruột
- Do lồng ruột diễn biến rất nhanh nên ngay khi trẻ có biểu hiện khóc thét, bỏ bú và nôn, cần đưa ngay trẻ tới một cơ sở cấp cứu ngoại khoa. Các bác sĩ sẽ xác định bệnh qua thăm khám và siêu âm. Nếu đúng là lồng ruột, trẻ sẽ được tháo lồng bằng hơi, nghĩa là bằng cách đặt một ống thông nhỏ vào lòng trực tràng. Dưới hướng dẫn của máy X-quang tại chỗ, các bác sĩ sẽ bơm hơi dần vào ruột già với một áp lực vừa phải cho đến khi khối lồng được tháo ra hoàn toàn.
- Nếu trẻ được đưa đến quá muộn (thường trên 6 giờ) thì thường cần phải phẫu thuật để tháo khối ruột lồng.
- Trong trường hợp đến trễ hơn 24 giờ, đoạn ruột lồng đã chui sâu vào nhau gây sưng nề, tắc nghẽn mạch máu và hoại tử, các bác sĩ phải phẫu thuật để cắt đoạn ruột đó. Tuy nhiên, việc chăm sóc và hồi sức sau mổ rất khó khăn và phức tạp. Trẻ dễ tử vong do suy kiệt và viêm phổi nặng.
- Tóm lại, lồng ruột là một dạng bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ có diễn tiến nhanh với nhiều biến chứng nguy hiểm, do đó, các bậc phụ huynh cần lưu ý để sớm phát hiện và đưa trẻ đến cơ sở y tế kịp thời.
3/ Phòng tắc ruột ở trẻ
- Trong thời kỳ mang thai, người mẹ cần ăn uống, nghỉ ngơi đầy đủ để không bị cảm cúm và sinh non.
- Khi trẻ bước vào thời kỳ ăn dặm cần kiểm soát kỹ những thực phẩm cho trẻ ăn. Hệ tiêu hóa trẻ còn yếu do đó chỉ nên cho ăn thực phẩm mềm, không nên quá cứng và khó tiêu.
- Cho trẻ ăn trái cây, uống nhiều nước giúp đường ruột khỏe mạnh, đi tiểu thường xuyên.
- Cho trẻ ăn uống hợp vệ sinh để phòng bị giun gây tắc ruột.
>> Xem thêm: