Người bệnh tim hoặc có nguy cơ mắc bệnh tim như người cao tuổi, thừa cân, béo phì hoặc bị bệnh tăng huyết áp nên được thăm khám định kỳ tim mạch. Theo tôi bệnh tim mạch nếu ở trưởng hợp bẩm sinh có thể bạn sẽ được phát hiện từ nhỏ, nhưng nếu bệnh xuất hiện sau bất ngờ đến với sức khỏe của bạn thì bạn cần hiểu và phát hiện sớm nhất để tìm cách chữa trị kịp thời nhất. Nếu cùng lúc xuất hiện ít nhất 2 triệu chứng trong các triệu như khó thở, tức ngực, phù, mệt mỏi hoặc kiệt sức, ho dai dẳng, chán ăn, nhịp tim bị loạn, ... thì đến gặp bác sĩ ngay nhé!
Dấu hiệu bệnh tim mạch qua kinh nghiệm của chuyên gia và bệnh nhân mắc bệnh tim mạch:
Bác sĩ chuyên khoa tim cho biết: “Nhiều bệnh nhân tim mạch cho biết họ thường thấy xuất hiện một vài các triệu chứng như khó thở, tức ngực, thường xuyên mệt mỏi, ho, cảm thấy lo lắng không có nguyên nhân, tim đập mạnh và nhanh bất thường,… nhưng chỉ thoáng qua rồi nhanh chóng bỏ qua các triệu chứng ban đầu đó. Khi bệnh đã trở nặng, họ mới tìm đến gặp chúng tôi. Điều này làm quá trình điều trị trở nên khó khăn và không đạt hiệu quả mong muốn, thậm chí nhiều bệnh nhân phải bỏ ra những khoản tài chính vô cùng lớn để chữa bệnh. Nhưng từ đầu nếu phát hiện và can thiệp sớm, người bệnh không chỉ giảm chi phí y tế mà hiệu quả điều trị cao, nhất là trong các can thiệp tim mạch.”
Chị Mai Hoa chia sẻ: “Trước kia tôi chưa từng nghĩ mình có thể bị những bệnh liên quan đến tim được. Vì từ nhỏ đến lúc tôi 26 tuổi sức khỏe vẫn tốt qua các kì kiểm tra. Năm tôi 26 tuổi tôi lấy chồng và bận rộn với cuộc sống mới nên không còn thời gian lo cho sức khỏe, tôi bỏ hẳng thoái quen kiểm tra định kì như trước kia. Có thời gian tôi thường xuyên chóng mặt, khó thở, choáng váng nhưng nghĩ đó là biểu hiện suy nhược của cơ thể thôi. Cho đến lúc nhịp tim tôi ngày càng đập nhanh như tiếng trống đánh trong lồng ngực và tôi bị ngất xỉu không kiểm soát được. Lúc đó chồng tôi mới hoảng hốt và đưa tôi đến bệnh viện. Bác sĩ chuẩn đoán tôi bị bệnh tim mạch.”
Bạn Hà Nam bày tỏ: "Tôi năm nay 28 tuổi. Tôi có triệu chứng tim đập không đều, nghe đánh trống ngực. Tim đang đập đều đột nhiên nghe 1 nhịp đập mạnh hơn và đồng thời nghe như tim ngừng trong chốc lát rồi đều trở lại (nếu tính thời gian ngừng tim thì tim ngừng trong khoang 0. 3 giây). Tôi có triệu chứng này từ năm tôi 13 tuổi cho tới giờ. Tôi không nghe khó thở, không đau ngực, không nghe thắt ngực, (chỉ khi nào tôi gắng sức lao động, hay gắng súc chơi thể thao như đá bóng thì thôi mới có cảm giác thắt ngực, sau đó nghỉ ngơi thì hết tình trạng này). Đi khám thì biết mình bị bệnh tim mạch. Hiện tại tôi đang được điều trị."
Bệnh tim mạch là bệnh liên quan đến sự hoạt động quá sức của tim
Hà Nguyễn đã tổng hợp dấu hiệu bệnh tim mạch qua bài viết “Dấu hiệu cảnh báo bạn đang mắc bệnh tim” trên trang SucKhoeDoiSong như sau:
- Khó thở, đặc biệt là khi nằm xuống
Nếu bạn cảm thấy khó thở như có vật gì đó đè nén ngực hoặc gặp khó khăn khi hít thở sâu, bạn nên đến bác sĩ chuyên khoa tim mạch để nhận được tư vấn và tìm nguyên nhân.
Người mắc bệnh tim thường xuất hiện triệu chứng khó thở kể cả khi phải gắng sức hoặc không. Để phân biệt bệnh tim với bệnh COPD (bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính), tình trạng khó thở này xảy ra ngay khi bạn nằm xuống hoặc đi ngủ.
Khó thở cũng có khi xảy ra vào ban đêm,lúc bạn đang ngủ, đó là do việc đột ngột tim giảm khả năng co bóp, làm gián đoạn quá trình bơm máu từ tim đến phổi gây khó thở.
- Cảm giác nặng trong ngực hoặc tức ngực
Thông thường, những người được chẩn đoán mắc bệnh tim hay phàn nàn về triệu chứng họ thường gặp là cảm giác bị đè nặng lên ngực hoặc tức ngực. Những cơn đau ngực là dấu hiệu của bệnh tim.
Người bệnh có cảm giác đau thắt ngực ở khu vực dưới xương ức, phía trước, cơn đau thường kéo dài 10 phút và hay lặp lại. Khi bị đau ngực kéo dài, người bệnh cần nghỉ ngơi tuyệt đối và khẩn trương đi khám vì đây có thể là dấu hiệu của một cơn nhồi máu cơ tim.
Đau thắt ngực hoặc đau ngực nói chung thường là do các tế bào cơ tim không nhận đủ ôxy do lưu lượng máu tới tim giảm.Trong suy tim, do khả năng bơm máu của quả tim bị suy giảm, việc lưu thông máu tới các cơ quan trong cơ thể cũng bị ảnh hưởng. Suy tim càng nặng người bệnh càng khó thở, thậm chí người bệnh khó thở khi làm những công việc cá nhân hoặc cả khi ngồi nghỉ. Các cơn khó thở đến mức có cảm giác quần áo, giầy thít chặt vào cơ thể.
- Hiện tượng phù
Hiện tượng suy tim xuất hiện cùng lúc với hiện tượng phù, cơ thể có dấu hiệu tích nước. Nếu thấy khi ngủ dậy mặt bị căng phù, mí mắt nặng, hoặc điển hình phù bàn chân vào thời điểm nhất định trong ngày cảm thấy đi dép chật...., tất cả đều cho thấy bạn đang có những triệu chứng của suy tim.
Khi lượng máu ra khỏi tim chậm, máu trở về tim qua tĩnh mạch bị ứ lại, khiến dịch tích tụ tại các mô. Thận không thể đào thải muối và nước cũng gây giữ nước trong các mô làm bệnh nhân bị phù.
- Cảm thấy mệt mỏi hoặc kiệt sức
Nếu thấy mệt mỏi hoặc kiệt sức nhiều lần trong ngày, thậm chí mệt mỏi cả sau khi ngủ dậy. Nếu hiện tượng này xảy ra một cách thường xuyên, nó báo hiệu bạn đang gặp vấn đề về tim mạch.
Mệt mỏi không rõ nguyên nhân thường xuất hiện do các bộ phận trong cơ thể của bạn không nhận được đủ oxy cần thiết do tim bị suy giảm chức năng co bóp.
Phát hiện bệnh sớm để cứu chữa trái tim của bạn
- Ho dai dẳng hoặc khò khè
Người bị suy tim sung huyết là khi chức năng bơm máu của tim không đủ cung cấp cho cơ thể, máu bị ứ lại, gọi là ứ dịch. Nó ứ dịch ở nhiều cơ quan như phổi sẽ gây ho mạn tính, thở khò khè, nếu ứ dịch ở gan, ruột gây chán ăn, buồn nôn...
Đối với trường hợp ho dai dẳng nhiều khi người bệnh dễ nhầm với bệnh phổi như hen suyễn, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính...Tình trạng ho có thể xấu đi khi nằm hoặc mới dậy khỏi giường. Ho do bệnh tim thường ho khan hoặc có thể có đờm trắng hoặc chất nhầy đặc.
- Chán ăn
Một trong những dấu hiệu chính của suy tim sung huyết là người bệnh lúc nào cũng có cảm giác no. Đó là do sự tích tụ của dịch trong gan hoặc hệ thống tiêu hóa của người bệnh.
Kết quả là, người bệnh không còn cảm giác muốn ăn và ăn ít hơn. Nếu có thêm triệu chứng mệt mỏi đến mức không muốn ăn, người bệnh cần được đi khám chuyên khoa tim mạch.
- Đi tiểu ban đêm
Đi tiểu thường xuyên vào ban đêm là một dấu hiệu quan trọng của suy tim. Điều này xảy ra do sự chuyển dịch lượng nước tích tụ trong cơ thể gây phù ở nhiều bộ phận đến thận thông qua các mạch máu.
Để tránh hiện tượng này, người bệnh cần kiểm soát lượng nước đưa vào cơ thể vào buổi tối hoặc sử dụng thuốc lợi tiểu vào buổi sáng.
- Nhịp tim có vấn đề
Trong suy tim, trái tim người bệnh thường đập với tốc độ nhanh hơn, hay cảm giác như đang chạy hoặc đập dồn dập. Nguyên nhân khiến tim đập nhanh là để bù đắp cho khả năng suy giảm chức năng bơm máu. Các biểu hiện như hồi hộp bất thường, nghe rõ tim đập như đánh trống ngực đều cần được người bệnh lưu tâm.
- Lo lắng
Đây là một trong những dấu hiệu phổ biến cảnh báo bạn đang bị suy tim nhưng lại là dấu hiệu rất hay bị bỏ qua. Bệnh nhân thường có biểu hiện như thở nhanh, nhịp tim bất thường và lòng bàn tay đổ mồ hôi; nhiều người thường nhầm lẫn với các dấu hiệu như lo lắng hay căng thẳng.
Do đó, nếu bạn hoặc người thân của bạn gần đây cảm thấy lo lắng hoặc cảm thấy bất an, cộng thêm một trong những triệu chứng đã nói ở trên cần đi kiểm tra bởi rất có thể đây là dấu hiệu của bệnh suy tim.
Qua tất cả những dấu hiệu trên, tôi có thể khẳng định rằng bạn hoàn toàn có thể trở thành 1 bác sĩ cho riêng mình khi có thể tự mình phát hiện ra bệnh của mình bằng những dấu hiệu khác lạ của cơ thể. Hãy quan tâm đến sức khỏe của mình để phòng tránh bệnh tật nhất là những bệnh tim mạch.
Bạn đã và đang bị bệnh tim mạch? Bạn đã phát hiện nó bằng cách nào? Bắt đầu chia sẻ với chúng tôi những thông tin và kinh nghiệm bạn biết về bệnh tim mạch để mọi người cùng tham khảo nhé!