Cẩm Nang Sức Khỏe

Thông tin cần lưu ý khi trẻ nhà bạn mắc phải bệnh rối loạn tiêu hóa

Rối loạn tiêu hóa là một hội chứng gây ra bởi sự co thắt không đều của các cơ vòng trong hệ thống tiêu hóa, dẫn đến đau bụng và thay đổi đại tiện. Bệnh không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng gây cảm giác khó chịu, khó khăn trong hoạt đống hằng ngày nếu người bệnh mắc phải chịu chứng này thường xuyên.

Theo tôi, với hệ tiêu hóa non nớt của trẻ rất dễ gặp các vấn đề về rối loạn tiêu hóa. Điều này đòi hỏi các bậc cha mẹ phải có trách nhiệm quan tâm vì đối với người lớn với cơ thể hoàn chỉnh, sức đề khác mạnh mẽ thì bệnh này không ảnh hưởng đến sức khỏe của họ. Nhưng với trẻ em thì khác, nếu tình trạng rối loạn tiêu hóa diễn ra thường xuyên thì có nguy cơ ảnh hường đến tính mạng của trẻ.

Chuyên gia và đọc giả của muabannhanh chia sẻ một số thông tin về bệnh rối loạn tiêu hóa ở trẻ em:

Chuyên gia Tiến sĩ Trần Minh Điển cho biết: "Khi bị rối loạn tiêu hóa, trẻ sẽ bị suy dinh dưỡng, mệt mỏi, mất nước… Do đó, các bậc cha mẹ cần tìm hiểu về chứng rối loạn tiêu hóa ở trẻ để có hướng điều trị và cải thiện chế độ ăn uống kịp thời. Rối loạn tiêu hóa ở trẻ không chỉ khiến trẻ mệt mỏi và mất nước mà còn ảnh hưởng rất lớn tới dinh dưỡng và sự phát triển của trẻ. 

Khi bị rối loạn tiêu hóa, trẻ thường có 2 biểu hiện, biểu hiện thứ nhất nhìn thấy ngay là nôn, biểu hiện thứ hai là tiêu chảy. Bên cạnh hai biểu hiện này, biểu hiện có thể thấy thêm ở từng trẻ như đầy bụng, khó chịu, ợ hơi.
Đặc biệt, với rối loạn tiêu hóa, các bậc phụ huynh cần hết sức chú ý đến vấn đề mất nước ở trẻ. Với các biểu hiện hàng đầu của các cháu như khát, môi khô, khóc không có nước mắt, tiểu ít đi… Khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa, điều đầu tiên cha mẹ cần xác định tình trạng mất nước ở trẻ, bằng việc kiểm tra ngay xem trẻ khát không, đi tiểu cho như bình thường hay không, môi khô như thế nào, từ đó nhanh chóng bù nước cho con."

Chị Xuân chia sẻ: "Con trai tôi vừa mới nhập viện vì rối loạn tiêu hóa, cháu ở biểu hiện bệnh nặng nên bác sĩ bắt buộc phải ở lại bệnh viện để dễ dàng chăm sóc và theo dõi bệnh. Cháu xuất hiện bệnh khi trưa hôm ấy cháu ăn uống bình thường nhưng khoảng nửa tiếng sau thì bắt đầu nôn ói, và tiêu chảy. Tôi nghĩ chảu chỉ bị khó tiêu với thực phẩm vì trưa đó tôi cho cháu ăn thịt bò, nhưng tới tận tối cháu vẫn không khỏi tiêu chảy. Thấy cháu có biểu hiện mệt mỏi, người lờ đề hẳn đi nên tôi lo quá, đưa cháu đi khám ngay thì bác sĩ bảo cháu bị rối loạn tiêu hóa và đang trong tình trạng mất nước. Bác sĩ còn khuyên chúng tôi nên vệ sinh đồ chơi cho trẻ vì có thể cháu đã ngậm đồ chơi bẩn lúc ăn làm vi khuẩn xâm nhập bệnh. Trong lúc điều trị bác sĩ bảo tôi cho cháu ăn những thực phẩm dễ tiêu hóa và nên cho cháu uống thật nhiều nước."

 

Rối loạn tiêu hóa ở trẻ em có nguy cơ gây nguy hiểm đến tính mạng

Những điều cần biết và cần làm khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa được chia sẻ trong bài viết “Rối loạn tiêu hóa ở trẻ và cách điều trị hiệu quả” thông qua trang Hanhphuccuame:

  1. Tại sao trẻ bị rối loạn tiêu hóa

Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị rối loạn tiêu hóa:

Hệ miễn dịch của bé lại rất non nớt là điều kiện dễ dàng để các vi khuẩn xâm nhập gây các bệnh khác nói chung và rối loạn tiêu hóa ở trẻ emnói riêng. Đặc biệt đối với những trẻ vừa mới chào đời nhưng chưa được bú những giọt sữa mẹ đầu tiên dồi dào sức đề kháng do mẹ bị mất sữa, tắc sữa thì nguy cơ bị rối loạn tiêu hóa càng cao hơn rất nhiều.

Nếu chế độ dinh dưỡng có sự bất hợp lý như thức ăn không đảm bảo an toàn vệ sinh vì bị nhiễm khuẩn hoặc nhiễm độc, thành phần thức ăn không phù hợp với lứa tuổi của trẻ,… sẽ khiến trẻ bị rối loạn tiêu hóa. Nguyên nhân đơn giản là vì hệ tiêu hóa còn non yếu của trẻ không thể tiếp nhận những thức ăn không phù hợp.

Việc cho trẻ dùng thuốc kháng sinh để chữa bệnh cũng là nguyên nhân gây ra những rối loạn tiêu hóa ở trẻ emdo lúc này hệ miễn dịch của cơ thể trẻ còn rất yếu, chưa hoàn chỉnh, kháng sinh đi vào cơ thể không chỉ tiêu diệt vi khuẩn có hại mà còn diệt luôn vi khuẩn có lợi gây nên những triệu chứng rối loạn tiêu hóa.

Môi trường sống xung quanh tồn tại rất nhiều vi khuẩn có thể gây rối loạn tiêu hóa ở trẻ emnếu bạn không có biện pháp ngăn chặn, giữ vệ sinh cho bé cẩn thận. Cần vệ sinh tay trẻ cẩn thận khi bé chơi đồ chơi, tiếp xúc với thú vật, đồ dùng bám vi khuẩn, sau khi đi vệ sinh,… để tránh tình trạng rối loạn tiêu hóa ở trẻ.

  1. Những chứng rối loạn tiêu hóa trẻ dễ gặp

Nôn trớ là hiện tượng thức ăn trong dạ dày bị đẩy ra khỏi cơ thể. Khi bé ăn quá no hoặc sữa trào ra khỏi miệng sau mỗi lần rướn người hoặc thay đổi tư thế đột ngột. Thông thường nôn trớ ở trẻ nhỏ thường hết sau 1 tuổi (là nôn trớ sinh lý). Chỉ có 1 số ít là do tổn thương thực tế. Nếu trẻ nôn trớ kèm theo sốt, mệt mỏi, co giật hoặc ngủ li bì cần đưa trẻ đến các trung tâm y tế để kiểm tra kịp thời.

Biểu hiện của hiện tượng rối loạn tiêu hóa này là kém ăn, mệt mỏi, đột ngột nôn trớ, tiêu chảy phân lỏng nhiều lần trong ngày. Một số có thể sốt, chướng bụng, tiêu chảy phân có nhày, có máu. Khi bị tiêu chảy trẻ thường bị mất nước, nguy cơ suy dinh dưỡng cao thậm chí có thể tử vong.

Là biểu hiện thường gặp khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa. Trẻ đi ngoài không thường xuyên, phân khô rắn, cứng như sỏi, bụng cứng và đau, mót đi cầu nhưng không được. Hậu quả khiến trẻ biếng ăn, đau bụng, hay nôn trớ và quấy khóc. Cần phân biệt với trẻ ăn ít, 3-4 ngày mới đi ngoài nhưng phân mềm.

  1. Cách chăm sóc trẻ bị rối loạn tiêu hóa

Khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa, cha mẹ cần chú ý chăm sóc đúng cách để tình trạng của bé thuyên giảm. Dưới đây là một số biện pháp chăm sóc cho bé yêu khi bé bị rối loạn tiêu hóa:

Vệ sinh tất cả đồ chơi của bé, tốt nhất là 2 tuần/lần. Với những món đồ bằng nhựa thì rửa sạch bằng nước và xà phòng rồi phơi cho khô. Lau sạch các đồ chơi bằng gỗ.

Nên cho trẻ uống thật nhiều nước để cung cấp lượng nước bị mất đi của cơ thể

Giữ vệ sinh sạch sẽ cho trẻ, không nên cho trẻ đưa các loại đồ chơi vào miệng sẽ dễ làm vi khuẩn tấn công. Thường xuyên rửa tay cho bé bằng xà phòng diệt khuẩn.

Không nên ép bé ăn ngay khi thấy có dấu hiệu tốt hơn. Vì thực chất, chứng rối loạn tiêu hóa rất hay trở lại nếu việc điều chỉnh hệ vi khuẩn đường ruột chưa hoàn chỉnh. Vì thế nên cho trẻ ăn từ từ.

Trong khi bé đang bị tiêu chảy, không kiêng cữ những món như thịt, cua, tôm cá, mà vẫn giữ chế độ ăn bình thường vì như thế cơ thể bé sẽ bị suy dinh dưỡng vì thiếu chất.

Chọn thực phẩm tươi sống, chế biến đúng cách, tránh gây nhiễm bẩn thức ăn. Với bé bị rối loạn tiêu hóa, mẹ nên chú ý hạn chế chất đạm, béo gây khó tiêu cho bé.

Kiên định điều trị ở một nơi nhất định: Càng nóng ruột, bạn càng mong thấy tiến triển của bé. Thực chất bệnh cần phải thăm dò, theo dõi mới tìm ra được phương thuốc thích hợp. Đừng quá nôn nóng mà cho bé uống quá nhiều loại thuốc.

  1. Điều trị rối loạn tiêu hóa ở trẻ

Để điều trị rối loạn tiêu hóa ở trẻ, quan trọng nhất cha mẹ cần đưa trẻ đến các cơ quan y tế để được thăm khám xác định nguyên nhân gây bệnh. Sau khi xác định được bệnh, các bậc cha mẹ cần làm đúng theo chỉ dẫn, chỉ định của bác sỹ và thực hiện những cách chăm sóc trẻ bị rối loạn tiêu hóa đã nói ở trên.

Tất cả những thông tin trên chắc hẳn các bậc phụ huynh đã nhận thấy bệnh rối loạn tiêu hóa ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe của trẻ em, và thông qua những thông tin mà chúng tôi cung cấp chắc chắn rằng bạn sẽ có được nhiều kiến thức giúp ích cho quá trình chăm sóc con của mình.