Hầu hết người bệnh chỉ phát hiện thấy qua những cơn đau quặn dữ dội ở vùng bụng dưới hoặc qua chụp X-quang, siêu âm. Nếu không phát hiện sớm để điều trị kịp thời, sẽ làm tăng khả năng hình thành các biến chứng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người bị.
Cùng xem video cách y học ngày ngay đại phá sỏi thận:
Cộng đồng mạng quan tâm đến sức khỏe và bệnh sỏi thận chia sẻ ý kiến cá nhân:
"Tôi năm nay 35 tuổi hiện đang là công nhân may, dạo gần đây hay bị đau quặn bụng từng cơn, có khi còn bị đau lan sang hai bên hông và đái ra máu. Cơ thể bỗng dưng yếu đi nhiều, lo lắng nên tôi đi khám thì bác sĩ bảo tôi bị sỏi thận 6mm. Như trường hợp của tôi thì không hề nhẹ vậy mà đến khi biểu hiện rõ bên ngoài mới biết nên mọi người thấy cơ thể có dấu hiệu lạ nên đi kiểm tra ngay đi." - Hoàng Mai chia sẻ.
"Theo tôi biết thì bệnh này hầu như gặp ở rất nhiều đối tượng, từ già trẻ lớn bé đều có nguy cơ mắc bệnh cả. Mà bệnh này không phải đơn giản vì nó ảnh hưởng rất nặng đến sức khỏe, có thể gây tử vong nếu để bệnh nặng như trường hợp vỡ thận. Mà theo tôi biết người mắc bệnh thường là do nhiều thói quen xấu như rượu chè, ăn ít nhai, ít uống nước, nhịn tiểu lâu,..." - Trọng Cường chia sẻ.
"Bệnh nhân sỏi thận nên đặc biệt chú ý đến sức khỏe của mình sau khi điều trị, đặc biệt là chế độ ăn. để mà bệnh không còn cơ hội quay lại thì phải biết quan tâm đến sức khỏe mình một chút, tích cực uống nước lọc và ăn rau quả vào." - Trần Vy cho biết.
- Những biến chứng nguy hiểm của sỏi thận:
- Bế tắc hệ niệu
Những hòn sỏi hình thành trong lòng đường tiểu như đài thận, bồn thận, bọng đái đều có khả năng rơi vào niệu quản hoặc niệu đạo, gây bế tắc. Khi đó, hệ niệu đạo sẽ phản ứng bằng cách co bóp mạnh, nhằm cố gắng tống hòn sỏi ra khỏi chỗ tắc nghẽn.
Hiện tượng bế tắc này dẫn đến các cơn đau bão thận; thận ứ nước hoặc niệu quản ứ nước; bí tiểu. Nếu hòn sỏi được lấy ra kịp thời thì hiện tượng thận ứ nước hoặc niệu quản ứ nước có thể mất đi. Còn sau thời gian ứ nước kéo dài, thận có thể không còn khả năng hồi phục nữa, dù đã khỏi bệnh rồi nhưng khi siêu âm thận vẫn còn ứ nước độ I hoặc II.
- Nhiễm trùng
Hòn sỏi nằm lâu ngày trong hệ niệu là nơi vi trùng tụ tập và phát triển, sẽ gây nhiễm trùng. Trường hợp nhiễm trùng nhẹ, các triệu chứng gồm tiểu gắt, đau lưng, thử nước tiểu thấy có bạch cầu một "+" hoặc hai "+". Trường hợp nặng hơn, bệnh nhân có thể tiểu ra mủ, sốt cao. Nếu kết hợp với bế tắc đường tiểu thì có thể khiến thận ứ mủ hoặc thận hoá mủ.
Bệnh nhân sỏi thận không được phát hiện sớm, để đến giai đoạn nhiễm trùng sẽ gặp khá nhiều khó khăn trong điều trị. Các bác sĩ thường chỉ dám đặt một ống vào thận để dẫn lưu mủ ra ngoài rồi chờ cho tình trạng nhiễm trùng giảm đi, bệnh nhân khá hơn mới dám điều trị triệt để.
- Suy thận cấp
Nếu hai quả thận đều bị bế tắc cùng lúc, bệnh nhân dễ rơi vào tình trạng không có một giọt nước tiểu nào cả, nếu kéo dài trong vài ngày có thể dẫn đến tử vong.
Quá trình nhiễm trùng, ứ nước lâu ngày có thể hủy hoại dần dần chủ mô thận. Vắng khoảng 50% số đơn vị thận, người bệnh vẫn có thể sống một cách bình thường. Nhưng nếu vắng đến 75%, tình trạng suy thận sẽ xuất hiện. Lúc đó, bệnh nhận phải cần đến các biện pháp tốn kém để duy trì sinh mạng như chạy thận nhân tạo hay ghép thận.
Hiện ghép thận chưa có điều kiện để phát triển nhân rộng tại Việt Nam. Thận nhân tạo thì chỉ có một vài trung tâm thực hiện với chi phí chạy thận tốn kém.
- Vỡ thận
Vỡ thận xảy ra khi thận bị ứ nước to, vách thận mỏng. Tuy nhiên đây là trường hợp rất hiếm gặp. Các biến chứng sỏi thận rất nguy hiểm, tốt nhất bệnh nhân nên thăm khám, phát hiện sớm để điều trị kịp thời.
Sỏi thận là bệnh thường gặp ở nhiều người và nhiều độ tuổi.
- Phương pháp chăm sóc bệnh nhân sỏi thận:
Vì đa số sỏi thận là sỏi canxi nên nhiều người nghĩ rằng kiêng ăn hoàn toàn canxi để tránh bị sỏi thận, thật sự không phải vậy. Quá trình hình thành sỏi thận là một quá trình phức tạp, do nhiều yếu tố gây ra chứ không phải chỉ do bị dư canxi. Nhiều người ăn uống kham khổ kiêng cữ canxi vẫn bị sỏi thận, ngược lại nhiều người uống nhiều sữa, ăn nhiều tôm cua nhưng đâu có bị sỏi thận.
Vậy chế độ ăn uống như thế nào ở một người đã từng có sỏi thận để tránh bị tái phát? Dưới đây là 7 điều cần ghi nhớ về chế độ ăn mà các bác sĩ thường dặn dò:
- Uống nhiều nước (đây là điều quan trọng nhất trong 7 điều):
Nên uống khoảng 2,5 - 3 lít nước lọc mỗi ngày (chia ra uống đều nhiều lần trong ngày) hoặc ăn uống làm sao để có lượng nước tiểu đạt trên 2,5 lít/ngày. Đi tiểu nước tiểu màu trắng trong chứng tỏ uống đủ lượng nước. Uống nhiều nước vừa giúp tránh bị sỏi thận vừa giúp tống xuất những viên sỏi nhỏ nếu có.
- Ăn ít thịt động vật:
Ăn thực phẩm chứa ít muối, ăn ít các loại thịt. Có thể ăn cá thay cho thịt. Tôm cua có thể ăn vừa phải được.
- Ăn uống điều độ thực phẩm chứa canxi (như: sữa, phômai…):
Mỗi ngày có thể dùng khoảng 3 ly sữa tươi hoặc một lượng tương đương các sản phẩm từ sữa như: bơ, phômai (khoảng 800 - 1.300mg canxi). Không nên kiêng cữ quá mức những thực phẩm chứa canxi vì như thế sẽ gây mất cân bằng trong hấp thu canxi, khiến cơ thể hấp thu oxalat nhiều hơn từ ruột và sẽ tạo sỏi thận, ngoài ra kiêng cữ thực phẩm chứa canxi sẽ bị loãng xương. Trường hợp bị sỏi thận tái phát nhiều lần, sau khi xét nghiệm kiểm tra có bằng chứng đa canxi niệu do tăng hấp thu canxi từ ruột thì cần kiêng canxi, nhưng không phải kiêng hoàn toàn, mà ăn khoảng 400mg/ngày, tương đương 1,5 ly sữa tươi.
- Giảm các thực phẩm chứa nhiều oxalat:
Trà đặc, cà phê, sôcôla, bột cám, ngũ cốc, rau muống…
- Nên uống nhiều nước cam, chanh, bưởi tươi:
Những loại thức uống này chứa nhiều citrat giúp chống tạo sỏi.
- Nên ăn nhiều rau tươi:
Giúp tiêu hóa nhanh, giảm hấp thu các chất gây sỏi thận.
- Tránh ăn nhiều thực phẩm chứa chất purin gây sỏi thận như:
Cá khô, thịt khô, tôm khô, lạp xưởng, các loại mắm, lòng heo, lòng bò… Cần lưu ý ở những người bị sỏi thận tái phát nhiều lần nên đi khám kiểm tra tìm nguyên nhân gây sỏi tái phát để điều trị và chế độ ăn cụ thể phù hợp đối với từng nhóm nguyên nhân.
Có nhiều nhóm nguyên nhân khác nhau gây sỏi thận tái phát như dị dạng, hẹp đường tiết niệu, do nhiễm trùng niệu, bệnh acid hóa do ống thận, đa canxi niệu do tăng thải canxi từ xương, do tăng hấp thu calci từ ruột, và do thận, đa oxalat niệu nguyên phát hoặc do ăn uống, đa uric niệu…