Cẩm Nang Sức Khỏe

Bạn có biết bệnh nhược thị nguy hiểm đến sức khỏe như thế nào?

Ở các nước phát triển, nhược thị là một bệnh nguy hiểm, trẻ em từ 2 tuổi trở lên được khuyến cáo nên khám mắt định kỳ nhằm phát hiện sớm các tật khúc xạ (nếu có) và có biện pháp kịp thời.

Đối với bệnh nhược thị, việc kiểm tra sẽ mang lại hiệu quả khi được phát hiện sớm. Nếu phát hiện quá muộn, nhất là ở giai đoạn muộn sẽ không thể thay đổi tình trạng tổn thương thị lực và ảnh hưởng không hề nhỏ đến đời sống sức khỏe của người bệnh.

Nhược thị là một trong những bệnh nguy hiểm xảy ra ở mọi độ tuổ.

Cộng đồng SucKhoeNhanh.Com chia sẻ ý kiến của mình về bệnh nhược thị:

Lê Phương chia sẻ: "Bé cháu mình năm nay 6 tuổi, gần đây có biểu hiện mắt yếu, đưa đi khám thì bác sỹ nói cháu bị nhược thị. Rồi cũg hướng dẫn cháu điều trị tập tành mấy tháng nay rồi, nhưng kết quả ko thấy khá hơn. Mẹ cháu đang sốt ruột quá, mà em cũng thấy lo, nhìn mắt con bé mà thương lắm nên mình khuyên ai thấy có biểu hiện lạ về mắt phải đi kiểm tra ngay."

Hùng Hậu cho biết: "Bé nhà mình 3 tuổi, cháu bị sốt cao và qua cơn sốt này thì cháu bị đau mắt. Khi cháu bị đau mắt thì mình cũng chỉ cho cháu đi khám và nhỏ thuốc nhưng sau khi khỏi đau mắt thì gia đình mới phát hiện cháu bị nhược thị. Cũng rất may là lần đau mắt này mình mới đi khám mắt cho cháu, nếu không thì không biết bao giờ mới phát hiện ra bệnh. Mình đưa cháu đến bệnh viện khám và phát hiện bé bị nhược thị."

Trích từ bài viết "Bệnh nhược thị ở trẻ em" trên trang Benhthiluc:

Bệnh nhược thị là hiện tượng chức năng thị giác của một hoặc cả hai bên mắt của trẻ bị kém phát triển. Nếu bệnh không được phát hiện và điều trị sớm, bệnh sẽ không còn khả năng chữa khỏi.

Nhược thị là hiện tượng thị lực kém do sự phát triển thị lực không hoàn thiện trong não. Bộ não đòi hỏi sự kích thích thị giác để phát triển đầy đủ. Từ lúc sinh ra cho đến khi trẻ 8 tuổi, bất kỳ điều gì gây cản trở đến thị lực ở một trong hai mắt đều có thể gây giảm thị lực.

Nguyên nhân gây nên nhược thị bao gồm: cận thị, loạn thị, viễn thị, tật lác mắt, hay do các yếu tố gây tắc nghẽn trục nhìn của một bên mắt như bệnh đục thủy tinh thể bẩm sinh, sa mí mắt, cườm mắt hay các tổn thương khác ở mắt.

Nhược thị thường chỉ gây ảnh hưởng tới một bên mắt, nhưng nếu cả hai mắt đều mất đi thị lực trong khoảng thời gian dài thì bệnh nhược thị có thể xảy ra ở cả hai mắt. Việc chẩn đoán bệnh sớm sẽ mang đến khả năng điều trị thành công cao, nếu sau 8 tuổi, tình trạng bệnh rất dễ trở nên vĩnh viễn.

Nhược thị có 2 loại:

Nhược thị chức năng:

Là loại nhược thị mà thị lực có thể phục hồi được sau điều trị và thường không kèm theo các bệnh lý thực thể ở mắt.

Nhược thị thực thể:

Đây là tình trạng thị lực không thể phục hồi được sau điều trị và thường kèm theo các bệnh lý khác ở mắt như: Bệnh lý hoàng điểm Stargard, đục thể thủy tinh bẩm sinh,...

Với những thông tin bạn sẽ hiểu về mức độ nguy hiểm của bệnh nhược thị. Đừng chủ quan với sức khỏe của mình vì căn bệnh này hết sức nguy hiểm, nó có thể diễn ra ở cả trẻ em và người lớn.

Xem thêm:

>> Dấu hiệu cảnh báo mắt bạn gặp phải bệnh nhược thị

>> Không thể bỏ qua 4 nguyên khiến trẻ em bị nhược thị

>> Bí quyết ngăn cản căn bệnh nhược thị có thể khiến trẻ bị mù lòa