Bí quyết ngăn cản căn bệnh nhược thị có thể khiến trẻ bị mù lòa
Bí quyết ngăn cản căn bệnh nhược thị có thể khiến trẻ bị mù lòa, 366, Phương Thảo, Cẩm Nang Sức Khỏe
, 24/11/2016 10:05:51Nếu tìm hiểu bạn sẽ biết nhược thị là hiện tượng suy giảm khả năng hoạt động của thị giác khiến mắt và sức khỏe bị ảnh hưởng. Ngoài ra, trẻ bị nhược thị còn do không điều chỉnh kịp thời hiện tượng khúc xạ (cận thị, viễn thị, loạn thị, bất đồng khúc xạ) bằng việc đeo kính nên đã cản trở việc phát triển thị lực. Hoặc môi trường trong suốt của mắt bệnh nhân bị che khuất do bệnh đục thủy tinh thể bẩm sinh, sụp mí bẩm sinh hay sẹo giác mạc, đục pha lê thể, bệnh tồn tại ống động mạch…
Cộng đồng SucKhoeNhanh.Com chia sẻ ý kiến của mình về cách phòng tránh bệnh nhược thị:
Phương Lê chia sẻ: "Bé nhà mình năm nay 6 tuổi, gần đây có biểu hiện mắt yếu, đưa đi khám thì bác sĩ nói cháu bị nhược thị. Rồi cũng hướng dẫn cháu điều trị tập tành mấy tháng nay rồi, nhưng kết quả không thấy khá hơn. Lúc này mình chỉ còn cách cho bé uống thuốc và tập luyện mắt cho bé. Qua trường hợp của bé mình mong bố mẹ từ nay tìm cách phòng tránh sớm, đừng để đến lúc mắc bệnh mới tìm cách vượt qua."
Hằng Thanh cho biết: "Dạo gần đây mình nghe khá nhiều về căn bệnh nhược thị, bệnh này mình đã tìm hiểu từ khá lâu rồi bởi mắt của mình bị cận, lúc lập gia đình và sinh con mình khá lo lắng con mình sinh ra sẽ giống mẹ -mắt sẽ yếu. Nhược thị cũng là một trong những bệnh mình cực kì quan tâm vì mức ảnh hưởng của nó khá lớn, nó có thể khiến người mắt bệnh bị mù lòa vĩnh viễn. Từ nhỏ mình đã xây dựng cho con thói quen không gây ảnh hưởng đến mắt như đọc sách, học tập ở môi trường đầy đủ ánh sáng, xem phim phải ngồi ở cự ly xa. Mình cũng thường xuyên đưa con đi kiểm tra mắt bởi bệnh này cũng khó phát hiện, kiểm tra là chắc chắn nhất."
Hãy giúp trẻ phòng bệnh, đừng để đến khi bệnh nặng mới tìm cách vượt qua.
Trích từ bài viết “Cách phòng ngừa nhược thị ở trẻ” trên trang Suckhoe:
ThS-BS Nguyễn Thanh Thoại – Bác sĩ chuyên khoa Mắt TP.HCM cho biết: “Nếu trẻ bị tật khúc xạ và các bệnh khác mà không đeo kính, điều trị kịp thời thì hình ảnh tại võng mạc sẽ không rõ nét, lâu ngày dẫn tới nhược thị. Có khoảng 36% trẻ bị tật khúc xạ học đường cần điều chỉnh kính, trong đó đa số các em đều mắc bệnh nhược thị. Nếu không điều trị sớm, mắt có thể bị suy nhược, thậm chí mù”.
Cách phòng ngừa và phát hiện bệnh này không dễ, vì nhiều trẻ không có biểu hiện khác thường về thị lực, nhất là chỉ bị một bên mắt. Dù có nhìn kém, trẻ cũng dễ dàng thích nghi với tình trạng thị lực đó và chẳng than phiền gì.
1. Phát hiện biểu hiện lạ ở mắt trẻ:
Trẻ nhược thị có thể có biểu hiện hay nheo mắt, nghiêng đầu vẹo cổ khi nhìn, đôi khi trẻ nhức đầu, nhức mắt hoặc tình cờ phát hiện mờ một hoặc hai mắt do tự che mắt. Nhưng nhiều khi bệnh không được phát hiện do không có biểu hiện khác thường nào. Vì vậy, gia đình nên cho trẻ đi khám mắt định kỳ để có thể phát hiện sớm và can thiệp kịp thời.
2. Để phòng ngừa bệnh nhược thị ở trẻ em:
Chủ yếu mắt bị nhược thị bởi các tật khúc xạ – yếu tố nguy cơ hay gặp nhất đối với trẻ , bởi vậy bạn cần hướng dẫn theo cách sau để phòng tránh bệnh:
- Trẻ ngồi học thẳng lưng;
- Mắt cách mặt chữ 30cm;
- Phòng đủ ánh sáng;
- Bàn ghế đúng tiêu chuẩn theo từng cấp học;
- Đèn để phía đối diện với tay cầm bút.
Không nên trẻ thực hiện những việc sau:
- Trẻ đọc sách quá nhiều dưới môi trường thiếu ánh sáng;
- Xem ti vi với khoảng cách quá gần;
- Chơi điện tử quá hai giờ liên tục.
Và không nên cho trẻ đọc sách trên tàu xe, khi nằm ngửa hoặc ở những nơi thiếu ánh sáng.
Ngoài ra cần quan tâm đến chế độ ăn uống điều độ, nhiều chất xơ và vitamin cũng góp phần đảm bảo thị lực cho trẻ. “Trẻ được điều trị càng sớm thì thị lực phục hồi càng nhanh và có nhiều khả năng thị lực trở về bình thường. Quá trình phục hồi nhược thị sẽ mất nhiều thời gian và chi phí; việc can thiệp có thể cải thiện được một phần nhưng khó có thể hoàn toàn bình thường nếu trẻ quá 10 tuổi. Các yếu tố quyết định thành công là sự hiểu biết và phối hợp của các bậc phụ huynh, tuổi của trẻ, mức độ nhược thị cũng như các bệnh mắt kèm theo. Sau khi thị lực đạt được tối đa, trẻ vẫn cần được theo dõi cho đến 9 – 10 tuổi theo hướng dẫn của bác sĩ để phòng nhược thị tái phát” – ThS.BS. Thanh Thoại cho biết thêm.
Cách phòng ngừa bệnh nhược thị ở trẻ nhược thị là hiện tượng suy giảm khả năng hoạt động của thị giác. Việc phát hiện bệnh này không dễ, vì nhiều trẻ. Trẻ thường bị nhược thị do lé với thị lực chỉ 2/10. Bởi vậy bố mẹ hãy biết cách phòng tránh cho con, cùng lúc đó phải thường xuyên cho con đi kiểm tra mắt định kì.
Xem thêm:
>> Bạn có biết bệnh nhược thị nguy hiểm đến sức khỏe như thế nào?
>> Dấu hiệu cảnh báo mắt bạn gặp phải bệnh nhược thị
>> Không thể bỏ qua 4 nguyên khiến trẻ em bị nhược thị
Bí quyết ngăn cản căn bệnh nhược thị có thể khiến trẻ bị mù lòa Blog sức khỏe, Trẻ em, Phòng bệnh chủ động, Mắt, Nhược thị
Các bài viết liên quan đến Bí quyết ngăn cản căn bệnh nhược thị có thể khiến trẻ bị mù lòa, Blog sức khỏe, Trẻ em, Phòng bệnh chủ động, Mắt, Nhược thị
- 12/10/2021 Đám hiếu là gì? Sức khỏe nhanh tư vấn đi viếng đám hiếu nên mang gì, trang phục thế nào 1949
- 08/10/2021 Sức khỏe nhanh chia sẽ địa chỉ mua phôi nấm bào ngư xám ở TPHCM 1454
- 19/10/2016 Bất ngờ 2 loại cây cỏ thân thuộc đạt giải Nobel Y học 4395
- 19/09/2016 Nhồi máu cơ tim đến bất ngờ, bạn nên làm gì ? 2915
- 23/11/2016 Bạn có biết bệnh nhược thị nguy hiểm đến sức khỏe như thế nào? 3332