Cẩm Nang Sức Khỏe

Bất ngờ với 7 nguyên nhân gây ra hiện tượng kháng kháng sinh

Kháng kháng sinh gây hậu quả ngày càng nặng nề khiến bệnh lâu khỏi, nặng hơn, nguy cơ tử vong cao, chi phí điều trị cao, làm tăng gánh nặng lên mỗi cá nhân, gia đình và sự phát triển chung của xã hội.

Với mức độ nguy hiểm như vậy, kháng kháng sinh như lời cảnh báo sức khỏe dành cho tất cả mọi người phải chú ý đến sức khỏe của mình và gia đình mình hơn. Vậy bạn biết nguyên nhân nào khiến vi khuẩn gây bệnh ngày càng kháng thuốc như vậy?

Một vài ý kiến bình luận của cộng đồng mạng hiểu về hiện tượng kháng kháng sinh:

"Em bé nhà tôi hay đi tiểu. Cháu đi tiểu cứ như đi đái giắt. Lần trước cháu cũng bị y hệt như này. Lại hơi có sốt nhẹ. Tôi cho cháu đi khám ở phòng tư, bác sỹ khám rồi làm xét nghiệm bảo cháu bị viêm đường tiết niệu. Tôi cho cháu uống thấy cháu khỏi. Một thời gian sau, lại thấy cháu bị. Tôi cứ cầm đơn thuốc đi mua và cho cháu uống. Tôi mua lần này đã là lần thứ 3 rồi nhưng bệnh càng ngày càng nặng. Lần này tôi quyết định đưa con đi kiểm tra thì biết do việc vô tư mua thuốc kháng sinh cho con uống quá lâu và không có hướng dẫn của bác sĩ mà tôi khiến bệnh con nặng hơn." - Kim Vân chia sẻ.

"Theo tôi thấy thì đa số mọi người đều ít biết nhiều về thuốc, họ cứ nghĩ thuốc này thuốc kia lần trước uống hết bệnh, người này uống khỏi bệnh thì nghĩ rằng mình cũng giống như vậy. Uống 1 lần không hết bệnh thì uống 2 lần rồi đến lần thứ 3 thứ 4 rồi đâu ngờ rằng chính việc không hiểu về bệnh, về thuốc rồi lạm dụng thuốc kháng sinh không thích hợp với cơ thể của mình để phải trả giá bằng tình trạng kháng kháng sinh. Nhiều người may mắn phát hiện sớm thì chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe, còn sốc hơn thì có thể tử vong chứ không đùa." - Hạnh An Phan cho biết.

Tham khảo bài viết “7 nguyên nhân dẫn đến kháng thuốc kháng sinh” trên trang Healthplus:

Cùng tìm hiểu 7 nguyên nhân dẫn đến tình trạng kháng kháng sinh mà bất cứ ai cũng có thể gặp phải:

  1. Nhận thức về kháng thuốc còn hạn chế

Chính thói quen tự chữa bệnh, tự kê đơn thuốc của người dân dẫn đến tình trạng sử dụng kháng sinh tùy tiện, góp phần làm tăng sự kháng thuốc. Bên cạnh đó, người bệnh cũng không được sử dụng kháng sinh hợp lý do trình độ của cán bộ y tế, trang thiết bị của một số cơ sở y tế, đặc biệt ở các tuyến dưới, vùng sâu, vùng xa còn hạn chế, chưa có điều kiện, khả năng làm kháng sinh đồ.

>> Không thể bỏ qua: Bạn có biết kháng kháng sinh có thể gây chết người?

  1. Sử dụng thuốc kháng khuẩn không thích hợp

Dùng quá liều, dưới liều hoặc lạm dụng thuốc kháng khuẩn cũng có thể gây ra kháng thuốc, tạo điều kiện cho các vi khuẩn kháng thuốc xuất hiện. Việc sử dụng kháng sinh để điều trị bệnh không do nhiễm khuẩn gây ra, sử dụng kháng sinh không phù hợp với loại, chủng vi khuẩn, virus, ký sinh trùng gây ra… cũng làm tăng nguy cơ kháng thuốc.

  1. Công tác kiểm nghiệm, kiểm tra chất lượng thuốc còn hạn chế

Thiếu năng lực kiểm nghiệm với nhiều danh mục hoạt chất dẫn đến việc kiểm tra chất lượng chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế, chưa đảm bảo kiểm soát được chất lượng của tất cả các lô hàng sản xuất khác nhau của từng loại sản phẩm lưu hành trên thị trường.

  1. Hệ thống giám sát về kháng thuốc chưa được thiết lập

Hiện nay, Việt Nam chưa có mạng lưới giám sát quốc gia về kháng thuốc mà chỉ có một số đơn vị giám sát về kháng thuốc, như Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Nhi đồng 1… Tuy vậy, hoạt động giám sát cũng chưa được thực hiện thường xuyên và đầy đủ, khó phát hiện các vi sinh vật đề kháng mới nổi, nên không thể có những hành động nhanh chóng để chống lại tình trạng kháng thuốc hiện nay.

  1. Thiếu sót trong quy định về chuyên môn khám, chữa bệnh

Nhiều bệnh truyền nhiễm chưa có đủ hướng dẫn chẩn đoán và điều trị, hoặc đã có hướng dẫn nhưng chưa được cập nhật. Quy định sử dụng kháng sinh, làm kháng sinh đồ, xét nghiệm vi sinh chưa hoàn thiện, việc giám sát trong quá trình thực hiện tại các địa phương cũng chưa được thực hiện đầy đủ.

  1. Phòng và kiểm soát các bệnh truyền nhiễm chưa hiệu quả

Người bệnh được điều trị trong bệnh viện là một nguồn lan truyền chính các vi sinh vật đề kháng từ người này tới người khác. Việc phòng và kiểm soát bệnh truyền nhiễm kém hiệu quả sẽ làm tăng sự lan truyền của vi khuẩn kháng thuốc và dẫn đến tình trạng kháng kháng sinh nguy hiểm.

  1. Sử dụng thuốc kháng khuẩn trong chăn nuôi

Kháng sinh được sử dụng khá rộng rãi trong chăn nuôi để thúc đẩy tăng trưởng và phòng ngừa bệnh tật cho cây trồng, vật nuôi. Tuy vậy. việc sử dụng thuốc kháng khuẩn trong chăn nuôi chưa được kiểm soát hợp lý có thể dẫn đến các vi sinh vật đề kháng và gây ra kháng thuốc ở người.

Hãy chia sẻ với chúng tôi những nguyên nhân khiến hiện tượng kháng kháng sinh nguy hiểm xảy ra mà bạn biết để mọi người cùng nhau cảnh giác nhé!

>> Xem thêm: Những nguy hiểm ghê gớm của kháng kháng sinh