Các diễn biến cụ thể khi gặp tình trạng sốc phản vệ
Các diễn biến cụ thể khi gặp tình trạng sốc phản vệ, 414, Phương Thảo, Cẩm Nang Sức Khỏe
, 30/12/2016 15:18:48Bệnh xuất hiện nhanh và như lời cảnh báo sức khỏe tứ thì của cơ thể vì ngay lập tức hoặc sau 30 phút dùng thuốc, thử test, bị ong đốt hoặc sau khi ăn một loại thức ăn lạ.
Cộng đồng mạng xã hội trang SucKhoeNhanh.Com chia sẻ ý kiến cá nhân về sốc phản vệ:
"Tôi đã từng gặp phải trường hợp sốc phản vệ rồi, lúc đó cả gia đình đang đi ăn ở nhà hàng hải sản nhưng thấy bàn bên cạnh mọi người đều nhốn nháo cả lên. Thấy lạ nên tôi có qua xem thử thì thấy một bé gái đang ôm ngực khó thở, người mẩn đỏ cả lên và có biểu hiện dãy dụa. Mọi người lúc đó gọi cấp cứu đến ngay và lúc bác sĩ đến tôi có nghe thoáng qua là bé bị sốc phản vệ do dị ứng với hải sản." - Hồ Quân chia sẻ.
"Nhiều người không quan tâm đến sức khỏe của mình, biết cơ thể bị dị ứng với những thực phẩm, thuốc nào đó mà vẫn cố sử dụng. Cũng có thể là vô tình sử dụng nhưng tốt nhất là chú ý một chút vì có rất nhiều người mất mạng vì bệnh này bởi nó quá nhanh và nguy hiểm như bệnh đột quỵ vậy." - Phương Thảo chia sẻ.
"Sốc phản vệ có biểu hiện rất nhanh, theo tôi biết thì nếu gặp phải tình trạng nhẹ thì đau đầu, chóng mặt, mẩn ngừa và buồn nôn, có thể dẫn đến tiêu chảy. Còn nặng hơn nếu cơ thể phản ứng quá mạnh thì sẽ sốc, choáng và khó thở. Lúc này nếu không kịp đưa đi bệnh viện thì tính mạng có thể bị nguy hiểm." - Phạm Vũ Quang cho biết.
Trích từ bài viết “Sốc phản vệ - Nguyên nhân, cách xử lý và phòng tránh” theo Infonet:
Nếu triệu chứng bệnh xuất hiện càng sớm thì bệnh càng nặng, tỉ lệ tử vong càng cao. Vì vậy, cần hiểu rõ về nguyên nhân, biểu hiện, cách xử lý và phòng ngừa để cấp cứu thật nhanh, kịp thời, chính xác cho người bệnh.
Sốc phản vệ được chia ra 3 mức độ diễn biến là nhẹ, trung bình và nặng:
- Diễn biến nhẹ
Với những triệu chứng đau đầu, sợ hãi, chóng mặt, có thể có nổi mày đay, mẩn ngứa, phù Quincke, nôn hoặc buồn nôn, đau bụng, đái ỉa không tự chủ, nhịp tim nhanh, huyết áp tụt, khó thở.
- Diễn biến trung bình
Bệnh nhân hoảng hốt, sợ chết, choáng váng, ngứa ran khắp người, khó thở, co giật, đôi khi hôn mê, đau bụng, da tím tái, niêm mạc nhợt, đồng tử giãn, mạch nhanh nhỏ, huyết áp tụt hoặc không đo được.
- Diễn biến nặng
Xảy ra ngay trong những phút đầu tiên với tốc độ chớp nhoáng. Người bệnh hôn mê, nghẹt thở, da tím tái, mạch huyết áp không đo được, tử vong sau vài phút, hãn hữu kéo dài vài giờ.
Chú ý những diễn biến muộn xảy ra sau sốc phản vệ như viêm cơ tim dị ứng, viêm thận, viêm cầu thận. Những biến chứng này có thể dẫn đến tử vong. Có trường hợp sốc phản vệ đã được xử lý nhưng 1-2 tuần sau đó xuất hiện hen phế quản, mày đay, phù Quincke tái phát nhiều lần.
Tìm hiểu thêm >> Thông tin hữu ích về sốc phản vệ - căn bệnh với những cái chết bất ngờ
- Làm gì để phòng tránh bị sốc phản vệ
Sốc phản vệ có thể xảy ra rất sớm hay đôi khi muộn hơn sau một vài giờ, nhưng khi đã xảy ra sốc phản vệ, diễn tiến sẽ rất nhanh trong vòng 1–2 phút và chuyển sang trạng thái nguy kịch, lúc này rất khó để đảo ngược tình huống. Vì vậy, bạn hãy lưu ý những điều sau để phòng tránh bị sốc phản vệ:
Nếu bạn có tiền sử dị ứng, hãy trao đổi thật kỹ với bác sĩ khi được đơn thuốc vì những người như bạn sẽ rất dễ bị dị ứng khi dùng thuốc. Hãy luôn mang theo bên mình các loại thuốc giải dị ứng.
Khi đang tiêm thuốc, nếu thấy có những cảm giác khác thường như bồn chồn, hốt hoảng, sợ hãi, tê lưỡi.. hãy nói ngay với bác sĩ để ngừng tiêm và kịp thời xử lý như sốc phản vệ.
Sau khi tiêm thuốc xong nên ở lại phòng tiêm khoảng 15-30 phút, không nên ra về ngay đề phòng sốc phản vệ xảy ra muộn hơn với tùy cơ địa từng người.
Sử dụng thuốc hợp lý, an toàn, đúng chỉ định.
Khi ăn đồ ăn lạ, nên thử một lượng nhỏ để xét phản ứng của cơ thể. Chờ sau 24 giờ mới nên ăn lại nếu không thấy hiện tượng gì bất thường. Với những người có cơ địa dị ứng sẽ rất dễ bị sốc do ăn uống những đồ có chất lạ.
- Trong thời gian chờ đợi y bác sĩ cấp cứu hãy thực hiện các thao tác sau:
- Đặt người bệnh nằm ở tư thế chân cao hơn đầu.
- Nới lỏng quần áo và đắp chăn cho người bệnh.
- Nếu người bệnh bị nôn hay chảy máu từ miệng, hãy lật người bệnh nằm nghiêng để phòng sặc.
- Nói chuyện liên tục với bệnh nhân để bệnh nhân giữ được nhịp thở, tránh rơi vào trạng thái hôn mê.
- Nếu bệnh nhân ngưng thở hãy bắt đầu hồi sức tim phổi bằng ép hơi lồng ngực và hà hơi thổi ngạt cho bệnh nhân.
- Kiểm tra xem nguyên nhân gây nên sốc phản vệ là do đâu
Dù diễn biến sốc phản vệ nhẹ, trung bình hay nặng đều phải dùng ngay adrenalin cho người bệnh. Tiên lượng tốt hay không phụ thuộc vào việc sử dụng sớm và đủ liều adrenalin cho người bệnh.
Cấp cứu bệnh nhân bị sốc phản vệ phải được thực hiện ở nơi có đầy đủ y bác sĩ có chuyên môn và dụng cụ hỗ trợ, hộp thuốc chống sốc. Vì vậy, hãy ngay lập tức đưa những người có biểu hiện sốc phản vệ đến cơ sở y tế gần nhất trong thời gian ngắn nhất có thể.
Xem thêm:
>> Giúp bạn phát hiện nhanh, xử lý đúng khi bị sốc phản vệ
>> Phương pháp chăm sóc bệnh nhân sau khi bị sốc phản vệ
>> Sự nguy hiểm đáng sợ của tình trạng sốc phản vệ
Các diễn biến cụ thể khi gặp tình trạng sốc phản vệ Dấu hiệu, triệu chứng bệnh, Dị ứng, Sốc phản vệ
Các bài viết liên quan đến Các diễn biến cụ thể khi gặp tình trạng sốc phản vệ, Dấu hiệu, triệu chứng bệnh, Dị ứng, Sốc phản vệ
- 01/02/2018 Đau đầu ngón tay - Dấu hiệu cảnh báo bệnh nguy hiểm 2583
- 31/07/2017 [Cảnh Báo] Dấu hiệu nhận biết sốt xuất huyết 4685
- 01/06/2017 Cảnh báo - Dấu hiệu nhận biết nguy cơ suy thận 2842
- 15/05/2017 20 Dấu hiệu cảnh báo nguy cơ ung thư - Ung thư đừng để quá muộn 2725
- 27/09/2016 Nếu thấy những dấu hiệu dưới đây, bạn đang bị sốt xuất huyết 4801
- 30/12/2016 Giúp bạn phát hiện nhanh, xử lý đúng khi bị sốc phản vệ 4161
- 30/12/2016 Phương pháp chăm sóc bệnh nhân sau khi bị sốc phản vệ 7407