Có lẽ bạn không biết, mắc bệnh tiểu đường type 2 không có nghĩa là bạn phải từ bỏ những thực phẩm yêu thích. Biết ăn uống một cách khoa học, kết hợp thuốc điều trị, vận động đúng cách và luôn giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ mới chính là phương pháp điều trị bệnh tiểu đường tốt nhất.
Những chia sẻ, cảm nhận, tư vấn từ các thành viên cộng đồng mạng về vấn đề: Bệnh tiểu đường type 2 nên ăn gì?
"Tôi bị tiểu đường đã 2 năm nay, trong 2 năm nay tôi chỉ dám ăn miến và kiêng hết tất cả các loại thực phẩm, nhưng càng ngày tôi càng gầy rộc và bác sĩ bảo tôi bị mắc thêm bệnh suy nhược cơ thể. Mặc dù cũng có rất nhiều bạn bè khuyên nên ăn uống đầy đủ nhưng do tôi chẳng biết nên ăn gì, kiêng gì, nên chẳng dám ăn. Đến khi chịu đựng không nổi nữa, tôi mới đánh liều ăn đại, ăn theo lời khuyên của con gái, nó lên mạng tìm hiểu mấy món ăn người bệnh tiểu đường ăn được, mua về nấu cho tôi ăn. Không ngờ sức khoẻ tôi hồi phục tốt hơn." - Chia sẻ từ bác Trần Vũ Thông
"Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh đái tháo đường có thể khác nhau tùy mỗi người do sở thích, thói quen, tập quán ăn uống. Bạn cần nắm một số nguyên tắc quan trọng trong chế độ dinh dưỡng như sau:
- Kiểm soát lượng bột đường ăn vào. Điều này rất quan trọng trong việc đạt mục tiêu kiểm soát đường huyết.
- Nên sử dụng nguồn bột đường (carbohydrate) từ rau, trái cây, ngũ cốc nguyên vỏ, sản phẩm từ sữa tốt hơn nguồn từ các thực phẩm chứa mỡ và đường. Cần tránh ăn đường cát, đồ uống ngọt.
- Chọn chất bột đường có nhiều chất xơ, hấp thụ tối thiểu 130 gram/ngày, không quá 60% tổng năng lượng.
- Chất đạm (protein): 1g/kg cân nặng/ngày.
- Ăn cá ít nhất 3 lần/ tuần.
- Chất béo (lipid): Chọn loại mỡ không bão hòa.
- Không nên uống quá một lon bia một ngày.
- Nếu có thói quen hút thuốc lá thì nên ngưng hẳn.
Về vận động: Hình thức tập thể dục đơn giản và dễ áp dụng nhất là đi bộ tổng cộng 150 phút mỗi tuần, không nên ngưng luyện tập 2 ngày liên tiếp. Ở người lớn tuổi có thể chia đi bộ nhiều lần trong ngày, mỗi lần từ 10 đến 15 phút.
Chú ý, không nên luyện tập thể dục quá sức khi đường huyết chưa ổn định. Cần kiểm tra biến chứng tim mạch, thần kinh, biến dạng chân trước khi luyện tập nhằm tránh bị biến chứng nguy hiểm khi vận động." Tu vấn từ B/s Long
Trích từ bienchungtieuduong: "Người bệnh tiểu đường type 2 nên ăn gì"
Thức ăn ảnh hưởng tới đường huyết như thế nào?
Để có một chế độ ăn uống lành mạnh, bạn phải hiểu cách thực phẩm làm ảnh hưởng tới đường máu. Chất bột, đường có trong ngũ cốc, bánh mì, lúa mạch, bánh kẹo, sữa, trái cây, các loại củ quả… có khả năng làm tăng nhanh đường huyết sau ăn hơn những thực phẩm khác. Protein và lipid không làm ảnh hưởng trực tiếp đến đường huyết, nhưng chúng có thể thúc đẩy nguy cơ xuất hiện biến chứng tiểu đường.
Theo hướng dẫn từ Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ, đường huyết bình thường của người bệnh tiểu đường nên ở trong khoảng 80 - 130mg/dl (4.4 - 7.2mmol/l) trước bữa ăn và ít hơn 180mg/dl (10mmol/l) sau ăn 2h.
Những nguyên tắc xây dựng chế độ ăn khoa học cho người bệnh tiểu đườg type 2
1/ Cân bằng carbohydrates (bột đường)
Kiểm soát carbohydrates là quan trọng nhất khi xây dựng chế độ dinh dưỡng cho người bệnh tiểu đường type 2. Thực phẩm có chứa carbohydrates bao gồm: bánh mì, ngũ cốc, gạo, mì, lúa mạch, các loại đậu, một số rau củ như khoai tây, khoai lang, ngô,...
Chỉ số đường huyết thực phẩm GI là một công cụ hữu ích để giúp lựa chọn thực phẩm nên ăn khi bị bệnh tiểu đường. Dựa trên cách thực phẩm ảnh hưởng tới đường huyết sau ăn, GI được chia theo thang điểm từ 0 - 100 tương ứng với khả năng làm tăng đường huyết cao dần. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, người bệnh tiểu đường nên cân bằng giữa các thực phẩm có GI thấp (GI dưới 55) và cao sẽ giúp kiểm soát đường huyết vừa phải, và duy trì ở giá trị ổn định, tránh đường huyết tăng cao hay hạ xuống quá thấp.
2/ Protein (chất đạm)
Protein giúp tăng cường khả năng miễn dịch và phục hồi các tổn thương của cơ thể. Bạn có thể bổ sung nguồn protein từ các loại thịt, đậu, trứng, cá, sữa tách béo và các loại đậu.
Protein không trực tiếp làm tăng đường huyết nhưng nếu ăn quá nhiều chất béo, thịt mỡ có thể làm tăng cường nồng độ natri và cholesterol bất lợi cho sức khỏe người bệnh. Đặc biệt ở người bệnh gặp phải các biến chứng tim mạch hay béo phì thì việc ăn quá nhiều thịt, lòng đỏ trứng gà hoàn toàn không có lợi.
3/ Chất béo (lipip)
Bệnh tiểu đường sẽ làm tăng nguy cơ bị bệnh tim. Vì vậy, việc cắt giảm các thực phẩm có chứa chất béo không lành mạnh (chất béo bão hòa và chất béo trans) sẽ giúp làm giảm thiểu rủi ro này.
Các thực phẩm chứa chất béo bão hòa nên tránh như pho mát, thịt bò, các loại sữa chưa tách béo, đồ nướng, chiên xào… Chất béo trans, hay chất béo hydro hóa một phần thường có trong nhãn các thực phẩm đóng hộp, thực phẩm chế biến sẵn.
Dưới đây là một số lưu ý:
- Chọn thịt nạc. Ăn thịt trắng thay vì thịt đỏ.
- Không chiên xào thực phẩm quá nhiều lần. Thay vào đó có thể chế biến dạng nướng, quay, hấp, luộc.
- Không nên dùng sữa chưa tách béo.
- Chế biến thực phẩm bằng dầu thực vật: dầu hướng dương, dầu mè, dầu vừng,...
- Các loại thực phẩm nhiều chất béo tốt nên ăn: cá hồi, cá thu, cá trích, dầu oliu, quả bơ, các loại quả hạch (hạnh nhân, óc chó…)
4/ Trái cây (hoa quả)
Trái cây tươi là nguồn thực phẩm cung cấp rất nhiều vitamin, khoáng chất và chất xơ tốt cho cơ thể. Nhưng rất nhiều người bệnh tiểu đường “sợ” ăn trái cây, bởi chúng ngọt. Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, độ ngọt của trái cây không quyết định đến việc có làm tăng đường huyết sau ăn hay không mà phải dựa vào hàm lượng đường glucose. Và người bệnh tiểu đường hoàn toàn có thể ăn tất cả các loại trái cây. Nhưng nên ăn như thế nào, số lượng mỗi lần ăn thì cần có sự tính toán.
Người bệnh tiểu đường nên lựa các trái cây có chỉ số GI thấp như cam, bưởi, táo, lê, xoài, dâu tây, thanh long… Mỗi ngày có thể ăn 1 - 2 phần trái cây tương đương với 150g hoặc nắm được trong lòng bàn tay. Nên ăn trái cây xen kẽ thành các bữa phụ, không nên sử dụng trái cây ngay sau khi ăn.
Về cách chế biến, trái cây nên sử dụng nguyên quả thay vì ép hoặc sấy khô. Vì ở dạng này các chất xơ và vitamin trong trái cây đã bị hòa tan, sẽ làm tăng khả năng hấp thu đường.
5/ Các loại rau, củ, quả nên và không nên ăn
Tinh bột cũng có mặt trong nhiều loại rau củ quả phổ biến như khoai tây, ngô... Những loại rau này không có hại cho cơ thể nhưng có chứa tinh bột nhiều hơn các loại rau, củ quả khác. Vì vậy, bạn nên dùng một cách hạn chế. Bạn có thể thay thế bằng các loại rau giàu vitamin, khoáng chất, chất xơ bao gồm hầu hết các loại rau có màu xanh lá cây như: Măng tây, củ cải, cà rốt, cần tây, dưa chuột, hành, ớt, rau cải mầm, cà chua…
6/ Cắt giảm muối
Natri có trong muối và các thực phẩm như sò, trứng, sữa… sẽ khiến cơ thể tăng giữ nước, gây tăng huyết áp, không có lợi cho người bệnh tiểu đường. Một chế độ ăn giảm muối (không quá 2300mg/ngày, tương đường 1 muỗng cà phê) có thể kiểm soát được huyết áp.
7/ Bổ sung vitamin và khoáng chất
Một số thuốc trị tiểu đường type 2 khi sử dụng lâu dài có thể làm giảm hàm lượng vitamin B12. Đây là vitamin có vai trò quan trọng trong việc tạo máu, thiết hụt vitamin B12 có thể dẫn tới tình trạng hoa mắt, mệt mỏi, xanh xao, ngất xỉu… Do đó, người bệnh tiểu đường được khuyến cáo nên sử dụng nhiều thực phẩm chứa vitamin B12 trong các loại rau, củ, quả có màu xanh, sữa, cá, các loại dầu thực vật,...
Bên cạnh đó, bổ sung thực phẩm giàu magie có trong ngũ cốc nguyên hạt, đậu nành, rau cải xanh… đã được nghiên cứu có khả năng điều hòa huyết áp ở người bệnh tiểu đường type 2.
Những loại thực phẩm tuyệt đối cấm với người bệnh tiểu đường type 2: tham khảo từ nha thuoc an duoc.
1/ Kẹo
Đây là nguyên nhân góp phần đáng kể khiến lượng đường trong máu tăng cao và là tác nhân gây tăng cân. Cả hai yếu tố trên sẽ khiến người bệnh tiểu đường có những biến chứng thêm trầm trọng.
2/ Nước ép trái cây
Nước ép trái cây có thể cung cấp hàm lượng dinh dưỡng nhiều hơn soda và đồ uống có đường khác. Chúng có chứa nhiều các loại đường trái cây, do đó là nguyên nhân làm tăng lượng đường trong máu.
3/ Trái cây khô
Ăn nho khô, trái cây sấy khô có thể tốt hơn so với ăn bánh kẹo nhưng nó vẫn có hàm lượng đường trong máu của bạn tăng vọt. Tốt nhất nên chọn trái cây tươi như bưởi, dâu tây hay đào,...
4/ Bánh rán và siro
Tình trạng quá tải tinh bột và đường sẽ khiến đường trong máu của bạn tăng lên bất ngờ và dẫn tới tình trạng không kiểm soát được.
Hãy ngừng việc ăn bánh rán, siro và nên ăn các loại thực phẩm giàu protein như trứng ốp la nhồi với rau xanh.
5/ Khoai tây chiên
Khoai tây chiên, bánh rán là loại thức ăn người tiểu đường tuyệt đối tránh bởi chúng có chứa các thành phần tinh bột cùng chất béo, có thể gây ra lượng đường trong máu tăng vọt.
6/ Bánh mì
Ăn nhiều bánh mỳ trắng, gạo trắng, mì ống trắng và bất cứ thứ gì làm từ bột trắng sẽ có hệ quả tương tự như đường khi cơ thể bắt đầu tiêu hóa chúng.
7/ Các loại thực phẩm làm từ sữa và chất béo bão hòa
Chất béo bão hòa trong các sản phẩm sữa sẽ có những tác dụng phụ làm tăng lượng cholesterol. Người bệnh tiểu đường có chế độ ăn nhiều chất béo bão hòa có thể gây ra tình trạng kháng insulin.
Các sản phẩm làm từ sữa gồm: sữa đặc, pho-mát, kem… Người bệnh tiểu đường nên sử dụng các loại sữa tách béo có hàm lượng chất béo thấp hoặc các loại sữa chua không chứa đường.
8/ Bánh quy
Bánh quy thường được làm từ các thành phần như: bột mì trắng, men, muối và một số loại dầu thực vậy hay siro ngô…
9/ Đồ ăn nhẹ và bánh ngọt
Bánh ngọt, đồ ăn nhẹ thường được chế biến từ đường, muối và bột mì trắng, chất béo không bão hòa và chất bảo quản. Các thức ăn này sẽ là nguy cơ cao làm tăng lượng đường trong máu và thúc đẩy viêm, cản trở khả năng hoạt đông của insulin.
9/ Thịt ba chỉ xông khói
Thịt ba chỉ xông khói chứa một lượng khổng lồ các chất béo bão hòa có thể gây nên viêm trong cơ thể và làm tăng mức độ cholesterol cho người bệnh tiểu đường type 2.
10/ Bánh quy
Bánh quy thường được làm từ các thành phần như: bột mì trắng, men, muối và một số loại dầu thực vậy hay siro ngô,...
11/ Ăn mặn
Một trong những loại thức ăn cho người tiểu đường type 2 cần tránh là những đồ ăn nhiều muối. Thay vào việc ăn mặn, người bệnh tiểu đường nên ăn nhạt bởi người mắc bệnh đái tháo đường rất hay bị bệnh cao huyết áp.
12/ Mật ong
Mật ong rất tốt cho sức khỏe con người với những lợi ích khác nhau mà chúng mang lại. Tuy nhiên hàm lượng đường có trong mật ong chiếm 40% lượng mật. Bởi vậy, người bệnh tiểu đường không nên sử dụng mật ong.
13/ Rượu bia:
Rượu là một thức uống mà khi đưa vào cơ thể nó sẽ kết hợp với các loại thức ăn chứa đường làm cho lượng đường trong máu tăng rất nhanh và không thể kiểm soát được.
>> Xem thêm:
Các giai đoạn của bệnh tiểu đường tuýp 2