Những điều cần biết về bệnh tiểu đường
Những điều cần biết về bệnh tiểu đường, 463, Mai Tâm, Cẩm Nang Sức Khỏe
, 04/05/2017 14:16:59Chia sẻ cảm nhận của các thành viên cộng đồng mạng về bệnh tiểu đường:
"Trước giờ tôi không biết bệnh tiểu đường là gì, cũng không quan tâm lắm. Cho đến khi một người họ hàng xa, tôi gọi là chú qua đời vì bệnh tiểu đường. Lúc đó tôi mới nghe tên và biết về bệnh tiểu đường. Bây giờ đã hơn 10 năm sau, và đi đâu tôi cũng nghe nói về bệnh tiểu đường, đa phần những người xung quanh tôi ai cũng mắc phải căn bệnh này, chủ yếu là tiền đái tháo đường, nhưng tôi cũng dần lo sợ cho sức khoẻ của mình và những người thân trong gia đình, không biết phải làm sao để tránh được nó." - Chia sẻ từ chị Tiên
"Để phòng ngừa bệnh đái tháo đường hiệu quả, cần có lối sống lành mạnh bao gồm chế độ ăn hợp lý (tăng chất xơ, giảm bớt chất béo và bột đường). Bên cạnh đó cần luyện tập thể lực thường xuyên, kiểm soát cân nặng hợp lý, nếu có thói quen hút thuốc lá thì phải bỏ." - Ý kiến tư vấn từ anh Minh Tân
Tham khảo "Bệnh tiểu đường và những điều cần biết" được trích từ baithuocdangianhay
Bệnh tiểu đường được xếp vào một trong những bệnh mãn tính nguy hiểm gây tử vong hàng đầu ở các quốc gia trên thế giới. Tại Việt Nam ước tính có khoảng 5 triệu người đang mắc phải bệnh tiểu đường, con số này còn tiếp tục gia tăng nếu như người dân không tự biết bảo vệ sức khỏe của mình.
Trong phạm vi bài viết này chúng tôi muốn các bạn tìm hiểu sâu hơn về bệnh tiểu đường gồm: Bệnh tiểu đường là gì, Cơ chế phát phát sinh bệnh tiểu đường, phân loại bệnh tiểu đường, nguyên nhân bệnh tiểu đường, triệu chứng điển hình của bệnh tiểu đường và cách điều trị bệnh tiểu đường.
Bệnh tiểu đường là gì?
Bệnh tiểu đường hay còn gọi là bệnh đái tháo đường là một dạng bệnh nội tiết do rối loạn chuyển hóa cacbohydrat khi hoóc môn insulin của tụy bị thiếu hay giảm tác động trong cơ thể. Biểu hiện của bệnh tiểu đường là mức đường trong máu luôn tăng cao, ở giai đoạn mới phát người bệnh thường xuyên thấy khát nước, khô miệng, tiểu nhiều về đêm.
Cơ chế phát sinh bệnh tiểu đường
Để tìm hiểu cơ chế phát sinh bệnh tiểu đường chúng ta có thể mô phỏng quá trình hoạt động của cơ thể như sau:
Tuyến tụy =>> Sản xuất ra Insulin =>>Đường (Glucose) =>>Sinh ra năng lượng
Giải thích cho quá trình này như sau: Khi chúng ta ăn uống thức ăn sẽ được chuyển hóa thành đường glucose một dạng tinh bột nguồn năng lượng chính của cơ thể. Để sử dụng được đường glucose thì khi đó tuyến tụy sẽ sản xuất ra insulin và loại hooc môn nội tiết này lại có nhiệm vụ giúp vận chuyển đường glucose đi vào các tế bào trong cơ thể để sinh ra năng lượng. Khi quá trình xử lý này hoạt động một cách không bình thường tức là đường glucose không được vận chuyển đi đến các tế bào, kết quả làm cho lượng đường glucose trong máu sẽ luôn cao. Đây chính là cơ chế hình thành nên bệnh tiểu đường.
Phân loại bệnh tiểu đường
Bệnh tiểu đường được chia làm 2 dạng tiểu đường chính là bệnh tiểu đường tuýp 1 và bệnh tiểu đường tuýp 2
Bệnh tiểu đường tuýp 1 là gì
Bệnh tiểu đường tuýp 1 hay còn gọi là bệnh đái tháo đường tuýp 1 là dạng tiểu đường phụ thuộc vào insulin phát sinh do hệ thống miễn dịch của cơ thể nhầm lẫn đã tấn công vào các tế bào của tuyến tụy làm cho các tế bào của tuyến tụy không thể sản xuất ra insulin. Khi không có insulin các tế bào trong cơ thể sẽ không sử dụng được đường glucose, do đó lượng đường glucose trong máu sẽ tăng cao. Vì vậy bệnh nhân tiểu đường tuýp 1 phải được tiêm insulin để duy trì cuộc sống. Đối tượng mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 thường là trẻ em và thanh thiếu niên.
Bệnh tiểu đường tuýp 2 là gì
Bệnh tiểu đường tuýp 2 hay còn gọi là đái tháo đường tuýp 2 không giống với bệnh tiểu đường tuýp 1 đây là dạng tiểu đường không phụ thuộc vào insulin và xảy ra phổ biến hơn, đối tượng mắc chính là độ tuổi từ 40 trở lên nhưng đôi khi cũng có thể bắt gặp bệnh tiểu đường tuýp 2 ở người có độ tuổi rất trẻ. Bệnh tiểu đường tuýp 2 phát sinh do tuyến tụy vẫn sản xuất ra insulin, nhưng insulin lại không thực hiện được chức năng vốn có của nó có nghĩa là cơ thể trở nên đề kháng với insulin, khiến cho lượng đường trong máu sẽ tăng cao.
Nguyên nhân bệnh tiểu đường
Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường tuýp 1
- Yếu tố di truyền: Yếu tố di truyền đóng vai trò quan trọng trong việc xác định ai là người có khả năng phát triển bệnh tiểu đường tuyp 1. Gen được truyền từ bố mẹ cho con. Gen giúp thực hiện tạo ra các Protein cần thiết cho hoạt động của các tế bào. Tuy nhiên một số biến thể gen hoặc một vài nhóm gen tương tác với nhau tạo nên nguyên nhân chính của bệnh tiểu đường.
- Do hệ thống miễn dịch: Các tế bào bạch cầu trong hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công tế bào beta. Chính lý do này làm cho tuyến tụy suy giảm hoặc mất hẳn chức năng sản xuất insulin.
- Yếu tố môi trường, thực phẩm, vi khuẩn, virus và các độc tố: Chính các yếu tố này gây ra sự phá hủy tế bào beta của tuyến tụy gây nên bệnh lý
Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường tuýp 2
- Yếu tố di truyền: Gen đóng vai trò quan trọng đối với bệnh tiểu đường loại 2. Gen hoặc những nhóm gen biến thể có thể tác động làm suy giảm khả năng sản xuất insulin của tuyến tụy.
- Do béo phì và lười vận động: Do dư thừa Calo, mất đi sự cân đối calo với hoạt động của cơ thể gây tình trạng kháng insulin. Khi nạp quá nhiều dinh dưỡng vào cơ thể mà không có chế độ vận động hợp lý sẽ tác động tới tuyến tụy và gây áp lực ép tuyến tụy phải sản xuất insulin, trong thời gian dài tuyến tụy sẽ suy yếu và mất dần đi khả năng sản xuất insulin gây nên bệnh tiểu đường.
Triệu chứng điển hình của bệnh tiểu đường:
Bệnh tiểu đường về cơ bản gồm có 7 triệu chứng chính có thể nhận biết:
1/ Khát nước quá mức bình thường, khô miệng ngay cả sau khi uống nước.
2/ Thường xuyên đi tiểu và thường đi ngay sau khi uống nước khoảng 15-20 phút. Tuy nhiên cũng không nên vội kết luận rằng một người bị bệnh tiểu đường dựa trên triệu chứng ít này vì cũng có những nguyên nhân khác cũng gây ra đi tiểu nhiều như ăn quá nhiều đồ hải sản…
3/ Giảm cân hoặc tăng cân bất thường và kèm theo mệt mỏi. Điều này có thể là do các vấn đề khác như tăng hoặc giảm hoạt động của tuyến giáp, vì vậy điều quan trọng là phải thực hiện kiểm tra y tế và xét nghiệm máu để xác định nguyên nhân.
4/ Mờ mắt. Đây là một vấn đề cần được quan tâm cẩn thận do nhiều người được chẩn đoán bị bệnh tiểu đường ngay sau khi họ gặp vấn đề với tầm nhìn. Tiểu đường có thể gây ra mù tạm thời, đôi khi là mù vĩnh viễn.
5/ Buồn nôn, khi đó có thể người bệnh có những biểu hiện ợ chua buồn nôn đi kèm hoặc không nôn.
6/ Chậm hồi phục từ các vết thương. Một số người sẽ thấy rằng họ dễ dàng bị thâm tím, loét hoặc tổn thương da khi va chạm nhẹ và thường thì các vết thương này lâu lành.
7/ Nhiễm trùng âm đạo ở phụ nữ và nhiễm trùng nấm men ở nam giới.
Cách điều trị bệnh tiểu đường
Mục tiêu chính trong điều trị bệnh tiểu đường là giúp người bệnh luôn giữ được mức đường huyết ổn định, ngăn ngừa và làm chậm sự xuất hiện cảu biến chứng tiểu đường có thể xảy ra.
Để làm điều này thì người bệnh phải thực hiện đúng theo phác đồ điều trị mà bác sĩ đưa ra tùy theo từng đối tượng bệnh nhân bao gồm: Chế độ ăn kiêng + Vận động tập thể dục + Thuốc điều trị.
- Với chế độ ăn kiêng người bệnh phải thực sự lưu ý ăn uống luôn đảm bảo yếu tố dinh dưỡng nhưng không để đường huyết tăng. Người bệnh tiểu đường nên hạn chế ăn các thực phẩm có chỉ số đường huyết cao, nên ăn nhiều rau xanh,.. cùng những thực phẩm có lợi cho bệnh tiểu đường.
- Người bệnh tiểu đường nên có thói quen tích cực vận động. Mỗi ngày nên dành từ 30 – 45 phút để đi bộ. Ngoài ra có thể chơi các môn thể thao khác phù hợp với sức khỏe. Thể thao chính là một phương pháp điều trị không dùng thuốc cho bệnh nhân đái tháo đường.
Tham khảo: "6 sự thật cần biết về bệnh tiểu đường" theo Thi Trân
1/ Không có nhiều người phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm
Nếu bạn cảm thấy mình có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường do thói quen ăn uống, lối sống hoặc di truyền từ gia đình thì hãy đi thử nghiệm máu 2 tháng một lần để kiểm tra. Bạn không muốn nhận được tin mình bị tiểu đường, song thà biết sớm còn hơn quá muộn. Nếu phát hiện sớm, bệnh có thể được chữa khỏi nhờ chế độ ăn uống, các bài tập thể dục và vài loại thuốc cơ bản.
2/ Tiểu đường có thể dẫn đến các bệnh về tim và gây mù mắt
Bệnh sẽ làm tăng nhãn áp và tăng lượng đường trong máu. Tiểu đường không được điều trị có thể dẫn đến đau tim và mù mắt.
3/ Cẩn thận với những vết thương hở
Bạn cần cẩn thận với những vết thương hở khi mắc bệnh tiểu đường. Những vết thương này cần một thời gian dài để có thể làm lành và có nguy cơ nhiễm trùng cao hơn bình thường, đặc biệt là những vết thương ở chân. Do đó hãy luôn mang dép khi ra ngoài và rửa chân cẩn thận sau khi bạn đi đâu đó với chân trần.
4/ Nếu béo phì là nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường, bạn có thể phẫu thuật giảm béo
Phẫu thuật giảm béo là phương pháp tốt để kiểm soát bệnh tiểu đường nếu bạn bị béo phì. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ để đưa ra sự lựa chọn hiệu quả nhất cho bản thân. Bác sĩ cũng sẽ cho bạn biết việc phẫu thuật giảm béo có để lại biến chứng hay không.
5/ Bệnh tiểu đường tuýp II thường không có triệu chứng
Có thể bạn bị mắc bệnh tiểu đường nhưng khi biết thì đã quá muộn. Ở tuýp I, bạn sẽ thấy mình có nhu cầu đi tiểu thường xuyên và dễ bị mệt mỏi. Do đó, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ nếu bạn cảm thấy cơ thể có những triệu chứng bất thường.
6/ Bị tiểu đường trong thời kỳ mang thai có thể tái phát sau khi sinh con
Nếu bạn mắc bệnh trong khi mang thai, bệnh càng có nhiều cơ hội tái phát sau đó. Có rất nhiều cơ hội bệnh tái phát sau khi sinh con nên bạn cần đảm bảo không để mình mắc bệnh trở lại sau khi sinh. Hãy tập thể dục thường xuyên, đồng thời chú ý đến sức khỏe và chế độ ăn uống. Một chế độ ăn uống lành mạnh và tập thể dục thường xuyên không chỉ giúp bạn kiểm soát bệnh mà còn ngăn chặn nó trong thời gian dài.
>> Xem thêm:
Các giai đoạn của bệnh tiểu đường tuýp 2
Bệnh tiểu đường type 2 có nguy hiểm không?
Những điều cần biết về bệnh tiểu đường Nội tiết - chuyển hóa, Bệnh tiểu đường
Các bài viết liên quan đến Những điều cần biết về bệnh tiểu đường, Nội tiết - chuyển hóa, Bệnh tiểu đường
- 17/01/2018 Chỉ 30' chấm dứt ngay cơn đau bệnh gút nhờ tía tô 3534
- 11/10/2017 Thay vì hạn chế trứng, đường là thực phẩm bạn nên tránh xa 4037
- 11/09/2017 Bệnh tiểu đường kiêng ăn gì? 4046
- 08/09/2017 Người bệnh tiểu đường nên ăn rau gì? 3053
- 04/05/2017 Bệnh tiểu đường type 2 có nguy hiểm không? 6638
- 04/05/2017 Các giai đoạn của bệnh tiểu đường tuýp 2 6053
- 03/05/2017 Tiểu đường tuýp 2 là gì? 4130
- 03/05/2017 Phương pháp CORA trị bệnh tiểu đường: hiệu quả hơn cả mong đợi 24727