Cẩm Nang Sức Khỏe

Cách vượt qua bệnh Kawasaki ở trẻ em

Vượt qua căn bệnh Kawasaki ở trẻ em không khó tuy nhiên bố mẹ cũng cần cho trẻ đến các cơ sở y tế uy tín để có được phác đồ điều trị hiệu quả và chính xác. Vậy nếu trẻ không may mắc bệnh, cách vượt qua bệnh Kawasaki là gì?

Bệnh Kawasaki - căn bệnh trẻ em đang được quan tâm nhất hiện nay, nếu không được kiểm tra, giúp đỡ vượt qua bệnh sớm sẽ rất dễ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Do vậy, ngay từ khi có những dấu hiệu của bệnh Kawasaki ở trẻ em như sốt, phát ban,… đầu tiên, bố mẹ cần chú ý tìm cách giảm sốt, viêm nhiễm nhằm ngăn ngừa những tổn thương rộng hơn bằng cách đưa đến trung tâm chăm sóc sức khỏe gần nhất.

Cộng đồng mạng chia sẻ ý kiến của mình về cách vượt qua căn bệnh Kawasaki ở trẻ nhỏ:

"Con trai bạn em được 22 tháng tuổi, vừa bị bệnh Kawasaki. Lúc trong viện được điều trị bằng Aspirin và truyền Immunoglobulin. Hiện em bé đã về nhà, uống thuốc theo đơn kê của bác sĩ. Nhưng em bé bị nôn trớ suốt, cứ ăn xong một lúc lại nôn, bạn em phải thường xuyên đưa đến bệnh viện để kiểm tra." - Bạn Phương Lan chia sẻ.

"Tớ biết sơ sơ bệnh này, vì con một chị bạn của tớ bị bệnh này. Biểu hiện là thằng bé sốt cao, ko có cách nào hạ sốt, người nó cứ tấy đỏ lên. Nằm viện suốt. Bệnh này phải truyền huyết tương thì mới khỏi. Nói chung là rất nguy hiểm. Hiện nay thằng bé đã khỏi, nhưng không phải khỏi hẳn. Bác sỹ bảo phải giữ không được cho nó ốm, và sốt cao." - chị Phạm Giàu cho biết.

"Con của một đồng nghiệp chỗ mình cũng bị bệnh này, thấy nằm viện liên tục từ khi mới sinh ra. Mình chỉ thấy bảo hiện tượng khô nứt chảy máu môi là điển hình nhất, phải tiêm thuốc thì mới đỡ và phải trị liệu lâu dài. Bệnh này hiếm gặp và rất tốn kém về tiền thuốc thang. Anh đồng nghiệp nói mỗi lần vào viện tốn khoảng 50 triệu tiền thuốc." - bạn Hà An chia sẻ.

Đa số tình trạng bệnh Kawasaki hiện nay đều được cơ quan y tế kiểm tra, cải thiện bằng các cách sau:

Đây một loại protein miễn dịch giúp làm giảm nguy cơ của các vấn đề động mạch vành, được truyền vào thông qua đường tĩnh mạch.

Mặc dù aspirin là loại thuốc không được áp dụng cho trẻ em nhưng đối với bệnh Kawasaki thì đây là ngoại lệ, bởi không chỉ làm giảm sốt, giảm đau, viêm khớp, Aspirin còn có thể ngăn ngừa máu đông hiệu quả. Do vậy, đối với trẻ mắc bệnh Kawasaki, thông thường bác sĩ sẽ kê aspirin liều thấp trong khoảng sáu đến tám tuần (có thể lâu hơn nếu kiểm tra đã có sự xuất hiện của túi phình động mạch vành). Chú ý ngừng dùng thuốc nếu phát triển bệnh cúm hay thủy đậu trong thời gian điều trị.

Ngoài ra, sau khi thực hiện kiểm tra và xét nghiệm, cần có sự theo dõi các dấu hiệu của bệnh tim, nếu phát hiện túi phình động mạch vành ở trẻ, bác sĩ sẽ tiến hành kê thêm một số loại thuốc thuốc giúp ngăn ngừa sự hình thành và phát triển của những cục máu đông như: warfarin, aspirin và heparin.

Đây là phương pháp giúp mở rộng các động mạch đã bị thu hẹp và gây cản trở lưu lượng máu tới tim. Nhanh chóng cải thiện tình trạng sức khỏe của trek hi mắc phải bệnh Kawasaki.

Đây cũng là phương pháp mở rộng động mạch thông qua việc cấy một thiết bị vào trong các động mạch bị tắc. Phương pháp này có thể đi cùng với nong mạch tim để tăng hiệu quả và giảm cơ hội tái hẹp, giúp trẻ vượt qua bệnh Kawasaki nguy hiểm.

Đây là phương pháp ghép một phần của mạch máu từ ngực, chân hoặc cánh tay, sử dụng như là tuyến đường thay thế giúp định tuyến lại cho máu quanh động mạch vành được lưu thông trôi chảy hơn.

Kawasaki là một trong những bệnh lý khá nguy hiểm ở trẻ em. Nếu không được phát hiện và chữa kịp thời, bệnh kéo dài khoảng 12 ngày và các biến chứng tim mạch có thể phát tác ngay sau đó và kéo dài lâu hơn. Do vậy, nếu thấy trẻ có các dấu hiệu như sốt, phát ban, đỏ lưỡi,… bố mẹ cần cho trẻ đến gặp bác sĩ chuyên khoa nhi ngay để được chuẩn đoán và hướng dẫn điều trị. Thông thường, nếu chữa bệnh đúng cách, bệnh của trẻ sẽ được cải thiện ngay sau khi điều trị globulin gamma đầu tiên. Tuy nhiên, bố mẹ cần chú ý không nên cho trẻ chủng ngừa các bệnh như sởi, quai bị, rubella, thủy đậu… trong vòng 3 tháng sau khi truyền Gamma globulin. Đồng thời, cần tuân thủ chế độ điều trị và tái khám theo dõi cho trẻ sau khi xuất viện để phòng ngừa các biến chứng tim mạch nguy hiểm.

bán sản phẩm, dịch vụ sức khỏe chất lượng?

Tìm mua sản phẩm sức khỏe chất lượng tại MuaBanNhanh - Tham khảo thông tin về giá, các mẫu mã, chủng loại nhanh chóng - Đăng tin mua bán sản phẩm, dịch vụ sức khỏe miễn phí hiệu quả tức thì. Xem ngay: Tìm mua sức khỏe

 >> Xem Thêm:

Bệnh kawasaki là gì?

Bệnh kawasaki có tái phát không?

Bệnh Kawasaki có lây không?

Bệnh Kawasaki có nguy hiểm không?

Nguyên nhân gây bệnh Kawasaki

Tiêu chuẩn chẩn đoán Kawasaki

Lời tự sự của bà mẹ có con mắc kawasaki - những nhầm lẫn tai hại