Bệnh kawasaki có tái phát không?
Bệnh kawasaki có tái phát không?, 475, Phương Thảo, Cẩm Nang Sức Khỏe
, 30/05/2017 09:21:14Cùng mọi người trả lời câu hỏi gây nhiều thắc mắc - bệnh kawasaki có tái phát không?
"Mình chia sẻ với mấy bạn 1 chút, bé nhà mình cách đây 6 tháng cũng mắc bệnh này, rất may là mẹ phát hiện sớm, đưa đi kiểm tra ngay thì mới biết. Bé được kiểm tra và chữa trị kịp thời, bệnh cũng tiến triển tốt, hết sốt nên sau 48 giờ thì bác sĩ cho về. Nhưng từ đó đến giờ 2 vợ chồng mình phải đưa bé đến bệnh viện kiểm tra sức khỏe suốt thôi." - Trần Trọng Hùng chia sẻ.
"Theo tôi biết thì bệnh này nếu chữa trị kịp thời thì có thể không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe, còn nói đến tái phát cũng khá ít, nhưng không phải ít là không có bởi tỷ lệ tái phát bệnh hiện nay khoảng 2-3% gì đó nên cũng khiến nhiều người hoang mang lắm." - Nguyễn Thị Hoa cho biết.
"Bệnh này phải nói là ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe còn non yếu của trẻ em, bởi vậy dù bé có được chữa trị hết bệnh cũng không phải là dứt điểm được vì bệnh cũng có thể tái phát dù tỷ lệ rất nhỏ. Bởi vậy tôi nghĩ chuyện bác sĩ bắt buộc phải đưa người mắc bệnh kiểm tra định kỳ là đúng, vì biết đâu họ có thể phát hiện cơ thể trẻ có thể tái phát căn bệnh nguy hiểm nay lại." - Hoàng Ngọc Thủy tư vấn.
Bệnh Kawasaki còn có nhiều tên gọi khác là hội chứng Kawasaki, hội chứng hạch bạch huyết dưới da, hội chứng hạch bạch huyết dưới da sốt cấp tính. Có thể hiểu nôm na, đây là một hội chứng viêm mạch máu toàn thân, đi kèm sốt cấp tính,... là loại bệnh trẻ em thường gặp.
- Bệnh Kawasaki điển hình có 3 giai đoạn:
Bệnh có thể phát thành dịch trong các nhóm trẻ. Nếu phát hiện và điều trị muộn, bệnh có nguy cơ biến chứng vào tim, dẫn đến tử vong vì vỡ túi phình mạch vành. Bởi vậy hãy quan tâm đến sức khỏe của bé bằng cách tìm hiểu về bệnh, bệnh Kawasaki ở trẻ có 3 giai đoạn:
- Giai đoạn 1:
Bệnh nhân sốt cấp tính, trung bình khoảng 10 ngày, thân thể bệnh nhân nổi ban, nổi hạch, phù chi hoặc có biểu hiện nội ban, viêm kết mạc.
- Giai đoạn 2 (giai đoạn bán cấp):
Thường kéo dài khoảng 2 tuần, biểu hiện bởi tăng tiểu cầu, tăng máu lắng, tróc da và bệnh nhân dần dần hạ sốt.
- Giai đoạn 3:
Là giai đoạn hồi phục với sự mất dần các triệu chứng lâm sàng. Giai đoạn này thường kéo dài. Sau khi hồi phục, thể trạng bệnh nhân bị suy yếu cần được bồi dưỡng.
- Nguy cơ của trẻ khi đối mặt với Kawasaki
Kawasaki có thể gây biến chứng lên tim mạch cho trẻ, làm tim to, nhịp tim nhanh, suy tim. Nguy hiểm nhất là biến chứng của bệnh có thể làm viêm tắc và giãn mạch vành, dẫn đến nhồi máu cơ tim, gây đột tử tức thì cho trẻ.
Ngoài ra, trẻ cũng có thể bị sưng khớp, viêm màng não, hay viêm phổi, viêm ruột. Xét nghiệm cho thấy bạch cầu trong máu tăng cao, siêu âm tim thấy mạch vành bị giãn ra, v.v.. Biểu hiện phình động mạch vành hoặc giãn động mạch vành thường chiếm tới 15 – 25% số bệnh nhi.
Tuy nhiên, điều may mắn là tỷ lệ này sẽ giảm xuống thấp nếu trẻ được phát hiện kịp thời, đưa đến bệnh viện sớm, điều trị đúng cách trong vòng 10 ngày kể từ khi bệnh khởi phát.
- Chăm sóc trẻ, bệnh kawasaki có tái phát không?
Trước tiên, các phụ huynh có con nhỏ cần biết rõ những thông tin về bệnh Kawasaki, để tránh nhầm lẫn với bệnh khác (tưởng trẻ sốt vì mọc răng, nghi ngờ sốt xuất huyết, nghi ngờ viêm mắt đỏ). Bệnh Kawasaki rất khó phát hiện vì triệu chứng thường xuất hiện không đầy đủ cùng lúc trong giai đoạn đầu. Đã có những trường hợp, bệnh tự lành khiến phụ huynh chủ quan dù sau đó tái đi tái lại nhiều lần. Chỉ đến khi trẻ có biến chứng tim mới phát hiện ra thì đã để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng.
Cách duy nhất để bảo vệ trẻ là luôn cẩn thận theo dõi khi con bị sốt kéo dài. Chỉ cần sốt 2 – 3 ngày chưa khỏi, trẻ cần được phụ huynh đưa đến bệnh viện thay vì chủ quan chỉ chăm sóc tại nhà. Nếu được phát hiện bệnh trong vài ngày đầu thì không nguy hiểm vì bệnh có thể được điều trị hiệu quả. Đặc biệt, nếu phát hiện bệnh trong vòng 10 ngày kể từ khi mắc phải, các bác sĩ có thể ngăn ngừa biến chứng ở tim.
Trường hợp việc điều trị bệnh tiến triển tốt, thì khoảng 48 giờ sau, bệnh sẽ lui dần, trẻ hết sốt và có thể về nhà. Tuy nhiên, một khi trẻ đã mắc bệnh Kawasaki có tái phát hay không vẫn được theo dõi và nghiên cứu. Nhưng một số thông tin cho biết, sau khi được điều trị, tỷ lệ tái phát bệnh (cả người lớn và trẻ em) từ 2-3% nên những người mắc bệnh Kawasaki cần phải tái khám định kỳ.
bán sản phẩm, dịch vụ sức khỏe chất lượng?
>> Xem Thêm:
Cách vượt qua bệnh Kawasaki ở trẻ em
Bệnh Kawasaki có nguy hiểm không?
Lời tự sự của bà mẹ có con mắc kawasaki - những nhầm lẫn tai hại
Bệnh kawasaki có tái phát không? Blog sức khỏe, Trẻ em, Tim mạch, Kawasaki
Các bài viết liên quan đến Bệnh kawasaki có tái phát không?, Blog sức khỏe, Trẻ em, Tim mạch, Kawasaki
- 12/10/2021 Đám hiếu là gì? Sức khỏe nhanh tư vấn đi viếng đám hiếu nên mang gì, trang phục thế nào 1927
- 08/10/2021 Sức khỏe nhanh chia sẽ địa chỉ mua phôi nấm bào ngư xám ở TPHCM 1441
- 19/10/2016 Bất ngờ 2 loại cây cỏ thân thuộc đạt giải Nobel Y học 4384
- 29/05/2017 Bệnh kawasaki là gì? 4587
- 25/05/2017 Bí kíp hồi phục nhanh sức khỏe sau nằm viện 3950