Cẩm Nang Sức Khỏe

Cảnh báo tính mạng bị đe dọa nếu bỏ qua những chấn thương quen thuộc này

Chấn thương không loại trừ một ai, không loại trừ một môn thể thao nào, bởi vậy, hãy cẩn thận khi gặp chấn thương bởi vết thương đôi lúc nhìn thì nhẹ nhưng lại để lại một hậu quả lớn.

Tập luyện thể dục thể thao mang lại lợi ích to lớn trong việc nâng cao, tăng cường sức khỏe, phòng chống bệnh tật cho người tập. Tuy nhiên, tập luyện thể dục thể thao kể cả thể thao quần chúng lẫn thể thao thành tích cao cũng đặt ra những vấn đề đáng lo ngại: chấn thương nghiêm trọng, thậm chí cả tai nạn chết người. Đó là những cảnh báo sức khỏe mà tuyệt đối bạn không được bỏ qua.

Chấn thương là điều chắc chắn xảy ra nếu bạn tham gia các hoạt động thể thao mạnh.

Cộng đồng SucKhoeNhanh.Com chia sẻ ý kiến của mình về những chấn thương quen thuộc:

Thanh Tùng chia sẻ: "Tôi thường xuyên tham gia đá bóng nên các triệu chứng bong gân, té tồn máu bầm, xây xát, sai khớp,...thường xuyên xảy ra. Thường thì tôi chỉ dùng thuốc bôi rồi cho qua chứ không quan tâm đến nó nhiều lắm. Nhưng thật sự đó là sai lầm của tôi, mỗi lần tôi bị như vậy cứ bỏ qua nên mỗi lần vận động mạnh khiến cơ thể và xương khớp của tôi khá đau nhứt, cảm giác như không thể vận động được lâu."

Phượng Hồng cho biết: "Có một lần tôi tham gia hoạt động thể thao của công ty, vì bất cẩn nên tôi bị trượt chân và sai khớp. Nhưng lúc đó cố gắng tôi vẫn đi được nên chỉ lấy đá chườm. Cứ nghĩ như vậy chắc không sao nên hôm sau tôi vẫn đi làm, lúc này có cảm giác đau nhưng tôi cũng không quan tâm lắm. Đến chiều hôm đó thì chân tôi bị sưng to, bàn chân có dấu hiệu tím tái không thể đi được nữa. Qúa đau nên tôi nhờ mọi người đưa đến bác sĩ, sau khi kiểm tra thì bác sĩ phát hiện tôi bị nứt xương nhẹ nhưng vì không đến sớm mà vẫn đi nhiều nên khiến vết nứt to hơn lúc đầu."

Trích từ bài viết “Đừng bao giờ “coi khinh” những loại chấn thương quen thuộc này nếu không muốn tính mạng bị đe dọa” Theo Trí Thức Trẻ:

Những vấn đề chủ yếu về chấn thương thể thao, cách phòng ngừa và sơ cứu giờ đây đã đã được nhiều người quan tâm hơn. Để nắm được rõ hơn về những vấn đề này, ngay dưới đây, chúng tôi xin được chỉ dẫn thêm về các chấn thương dễ gặp phải trong luyện tập và thi đấu thể thao cũng như cách sơ cứu và phòng chống.

  1. Một số chấn thương thường gặp

Thường gọi là vết bầm hay cục máu bầm, do máu thoát ra tụ dưới da. Không sưng, từ màu đỏ chuyển sang xanh và cuối cùng là màu vàng.

 

Vết bầm biến mất sau 2 hoặc 3 tuần lễ. Với vết thương này, bạn có thể chườm đồ mát lên vết thương như khăn lạnh, đá lạnh và sau một thời gian hoặc dùng thuốc.

Sưng tụ máu là khi máu tập trung tại một điểm, một cục u xuất hiện tiếp đó (đứt mạch máu). Bạn có thể ứng phó với vết thương này bằng cách chườm đá, dùng tay ấn vào cục u để làm tan việc xuất huyết và chận dòng chảy, trong vài trường hợp quan trọng, phải cần đến phẫu thuật để rút máu (châm chích).

Sau khi bị va chạm, không thấy có vết thương. Thế nhưng, hãy coi chừng! Sự va đập có thể đã gây đứt đoạn những tĩnh mạch, hay động mạch… Cũng có thể cơ bị rách.

Những lưu ý và sơ cứu với vết thương này sẽ bao gồm: Không xoa bóp, không chườm nóng vì sẽ khiến gây giãn nở mạch máu và làm tăng xuất huyết. Giữ vệ sinh sạch sẽ vùng xây xát và khi thấy có dấu hiệu nghiêm trọng hơn thì nên hỏi bác sĩ về thuốc điều trị.

Đụng dập là những tổn thương phần mềm, không gây sự phá huỷ hoàn toàn bộ giải phẫu bề mặt của da. Thường thường nó đi kèm với tổn thương mạch máu và gây ra hiện tượng xuất huyết dưới da.

Tại chỗ bị đụng dập sẽ bị đau, nề, thay đổi sắc thái da do xuất huyết dưới da và có thể gây khó khăn hoặc mất chức năng vận động của các chi tại khớp bị đụng dập.

Bong gân là những thương tổn bao hoạt dịch, bao khớp, dây chằng xảy ra ở vùng khớp với những mức độ khác nhau, từ nhẹ đến rất nặng như dây chằng bị căng, dãn, đứt một phần hay đứt toàn bộ.

Bong gân bao giờ cũng có tổn thương dây chằng, vì vậy quan trọng nhất là vị trí của điểm đau: ở chỗ bám của dây chằng, trên đường đi của dây chằng, đau chói khi kéo căng dây chằng, bong gân nhẹ (đau ít, sưng xung quan khớp và cơ năng ít bị hạn chế), bong gân nặng (đau nhiều, khớp sưng rất nhanh, sưng to, thường có tràn dịch, tràn máu khớp).

Với bong gân, tốt nhất là bạn chỉ nên sơ cứu qua bằng cách chườm lạnh, sau đó băng ép ngay vùng bị chấn thương để làm giảm chảy máu, tránh phù nề, đồng thời góp phần cố định khớp (dùng băng thun là tốt nhất) rồi đưa đến các cơ sở y tế để khám và điều trị bằng các phương pháp chuyên khoa.

Sai khớp sẽ khiến bạn bị đau, sưng nề một phần do chảy máu hoặc tổn thương các tổ chức quanh khớp, một phần do các diện khớp lệnh nhau làm gồ vồng cao lên; Khớp bị sai không thể hoạt động được, tay (chân) ở một tư thế bất thường nhất định không thể thay đổi được, thay đổi hình dáng khớp tại sai.

Cố định là công việc đầu tiên khi xác định có sai khớp (nếu điều kiện cho phép). Cố định như tư thế tay hoặc chân hiện có mà không cố gắng kéo thẳng, vì sẽ gây ra đau và tổn thương thêm. Nếu sai khớp vai cố định tạm thời treo tay bằng khăn.

Sai khớp khuỷu cố định hai nẹp trước và sau có độn bông. Nhưng nếu nghi ngờ có gãy xương hoặc sai khớp cột sống thì tuyệt đối tránh không để thân hình nạn nhân bị xoay, cho nằm ngửa trên ván cứng, chèn chắc hai bên để khỏi xê dịch.

  1. Để chấn thương không viếng thăm

Để hạn chế chấn thương xảy ra trong khi chơi thể thao, sau đây là một số gợi ý giúp phòng tránh chấn thương thể thao mà chúng ta có thể coi như cẩm nang khi chơi thể thao:

Có những dấu hiệu và triệu chứng trên bạn cho rằng nó vô cùng bình thường nhưng bạn nên biết rằng đó là suy nghĩ sai lầm của rất nhiều người. Vì những chấn thương này có thể lúc đó không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của bạn nhưng lâu dần nó sẽ khiến cơ xương khớp của bạn bị thoái hóa nếu không được chữa trị. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của bạn đâu.

Bạn là người thường xuyên vận động cơ thể? Bạn có hay chơi các môn thể thao mạnh? Chắc chắn bạn đã từng gặp phải một trong những chấn thương trên? Bạn đã làm gì khi gặp phải điều đó, chia sẻ cho chúng tôi để tất cả mọi người học hỏi những kinh nghiệm bổ ích từ bạn nhé!