Theo tôi, điều quan trọng nhất mà bạn cần làm trong quá trình chăm sóc người bệnh u não là giúp tâm lý của người bệnh vững vàng và lạc quan hơn, điều này sẽ giúp người bệnh chống chọi lại căn bệnh trong quá trình điều trị. Không những thế, vệ sinh và dinh dưỡng là 2 điều bạn không thể bỏ qua trong quá trinh giúp người bệnh hồi phục lại sức khỏe ban đầu. Hãy biết cách chăm sóc bệnh nhân u não, vì bạn chính là cầu nói giúp người bệnh khỏe mạnh trở lại.
Kinh nghiệm một số người nhà của bệnh nhân chia sẻ về quá trình chăm sóc:
Anh thanh chia sẻ: "Con gái tôi bị u não, rất may là lúc phát hiện con tôi đang ở giai đoạn đầu của u não, khối u chưa di căn. Bé được nhập viện ngay lập tức sau khi được chuẩn đón bị u não. Gia đình tôi cũng nghe lời khuyên của bác sĩ rất nhiều, động viên cháu cố gắng chữa lành bệnh để tiếp tục đi học vì lúc đầu cháu khóc rất nhiều vì nghĩ rằng mình sẽ chết vì bệnh này. Rất may là tâm lý của cháu ổn định lại khi được gia đình và bệnh viện tư vấn. Hiện tại chúng tôi đang trong giai đoạn cuối của quá trình điều trị bệnh, sức khỏe của cháu dường như đang hồi phục trở lại."
Chị Hạ cho biết: "Tôi đang điều trị u não, lúc đầu phát hiện bệnh tôi cũng sợ lắm nhưng sau thời gian tìm hiểu bệnh có thể chữa trị được cộng với lời động viên từ gia đình nên tôi cũng yên lòng là mình có thể khỏi bệnh. Đồng thời tôi được mẹ chăm sóc khá kỹ về chế độ dinh dưỡng, mẹ tôi hỏi rất kỹ bác sĩ những thức ăn tôi cần cung cấp trong quá trình điều trị, những loại thức ăn tôi không được ăn nữa. Lúc trị liệu có nhiều lần tôi khá mệt mỏi nhưng đều được gia đình và mẹ chăm sóc và vệ sinh cơ thể thường xuyên."
Tổng hợp tất cả những điều cần chú ý khi chăm sóc bệnh nhân u não qua bài viết “Chăm sóc cho người bị u não" của kênh Phunutoday:
- Chăm sóc tâm lý cho bệnh nhân u não
Bi quan và tuyệt vọng chỉ làm cho bệnh phát triển nặng thêm. Vì thế, người nhà phải thường xuyên gần gũi bệnh nhân để làm giảm bớt cảm giác lo âu, tuyệt vọng của họ. Kế đó làm cho bệnh nhân có tâm lý phấn đấu kiên trì thông qua việc giải thích, an ủi để họ thấy có nhiều hy vọng phục hồi. Có người, bệnh tình phát triển cực nhanh nhưng có người thì từ từ.
Căn cứ vào tình hình thực tế để chúng ta giải thích và tạo cho họ tinh thần lạc quan. Sự chăm sóc của thân nhân cũng rất quan trọng trong việc giúp bệnh nhân ngăn ngừa lở loét. Cụ thể, cần phải siêng năng làm các việc như: trở mình, lau rửa, xoa bóp, tắm giặt, kiểm tra...
Đối với bệnh nhân nặng và nằm trường kỳ trên giường, chúng ta phải mỗi ngày định giờ thay đổi tư thế nằm của họ. Cứ 2 hay 3 giờ đổi một lần, tối đa không được quá 4 giờ.Lúc đổi thế nằm, phải nâng bệnh nhân lên, tránh động tác lôi kéo hay đẩy mạnh ở chỗ xương nhô cao, phải lót đệm bằng hơi hoặc lông…; mặt giường phải bằng phẳng, khô ráo, sạch sẽ, không dính vật nhỏ nào; khăn, mền bị ướt phải kịp thời thay ngay.
Lúc tiêu tiểu phải giữ cho da khô ráo, lúc dùng bàn cầu phải nâng bệnh nhân lên một cách khéo léo, trên thành bàn cầu tốt nhất nên phủ giấy hay vải mềm để tránh trầy da thịt; mỗi ngày kiểm tra theo giờ những bộ phận bị đè ép; dùng nước ấm và khăn lông lau sạch chỗ bị đè ép; nếu da quá khô và lột da thì có thể dùng thuốc mỡ thoa chút ít để tránh nứt da, chảy máu.
Tạo tâm lý thoải mái sẽ giúp bệnh nhân tăng khả năng hồi phục
- Quan tâm tới chế độ dinh dưỡng
Người mắc bệnh u não cần có chế độ dinh dưỡng và chăm sóc đặc biệt do họ có nhu cầu dinh dưỡng rất cao, trong khi khả năng ăn uống lại giảm sút.
Chán ăn là biểu hiện hay gặp ở các bệnh nhân ung thư do thay đổi tâm sinh lý, do các chất tiết của khối u, của các tế bào miễn dịch và các cơ quan bị tổn thương trong cơ thể và do những tác dụng không mong muốn của quá trình điều trị.
Suy dinh dưỡng còn do một lượng lớn chất dinh dưỡng bị các tế bào ung thư sử dụng, do tăng cường hoạt động của miễn dịch, do rối loạn chuyển hóa và rối loạn hoạt động của các cơ quan, bộ phận của cơ thể, như hệ thần kinh trung ương, tiêu hóa, nội tiết.
- Những hướng dẫn đối với việc nâng cao sức khoẻ tổng quát cho người u não
- Ăn những thức ăn giàu dinh dưỡng với lượng calori hạn chế.
- Duy trì cân nặng của cơ thể khoẻ mạnh.
- Tập thể dục thường xuyên.
- Ăn nhiều loại trái cây, rau củ, ngũ cốc và các sản phẩm bơ sữa ít chất béo mỗi ngày.
- Ít ăn chất béo và tránh axít béo.
- Thường xuyên chọn những loại trái cây giàu chất xơ, rau củ và ngũ cốc.
- Ăn ít thức ăn có lượng muối cao. Chọn nhiều thực phẩm chứa nhiều kali (như chuối, rau bina và khoai tây).
- Những ai thích những thức uống có chứa cồn nên uống điều độ Một số bệnh nhân hoàn toàn không sử dụng thức uống có cồn.
- Giữ cho thực phẩm an toàn khi chế biến, trữ và ăn uống
- Người bệnh nên kiêng ăn những thực phẩm sau
- Tránh những thực phẩm có khả năng gây đầy hơi như đậu nấu tái, quá nhiều rau bắp cải, gia vị cay như ớt, hạt tiêu.
- Không bổ sung các chất chống oxy hóa như vitamin A, E, C, Selen dưới dạng thuốc vì các thuốc này thường làm giảm khả năng tiêu diệt tế bào ung thư cũng như không nên dùng vitamin B12.
- Ngoài ra, cũng nên hạn chế ăn thịt, nhất là thịt màu đỏ (thịt trâu, bò, ngựa v.v...), thịt nguội và đồ hộp. Cần từ bỏ thói quen uống rượu, bia, cà phê, thuốc lá và tăng cường hoạt động thể lực.
Với tất cả những thông tin trên, tôi tin chắc rằng bạn đã định hướng cho mình phương pháp mà bạn sẽ sử dụng trong quá trình chăm sóc bệnh nhân. Trong quá trình chăm sóc người bệnh, bạn phải cho người bệnh biết rằng không phải mắc phải bệnh u não là hết, mà điều họ cần làm là vững tin chống lại bệnh tật, hồi phục sức khỏe ngay từ bây giờ.
Bạn đã và đang chăm sóc người bệnh u não? Bạn chăm sóc người bệnh có khác thông tin trên? Hãy chia sẻ những kinh nghiệm ấy để chúng tôi và nhiều người khác cùng học hỏi nhé!