Cẩm Nang Sức Khỏe

Dinh dưỡng tốt cho bệnh nhân ung thư xương bạn cần biết

Ung thư xương là một trong những bệnh có nguy cơ tử vong cao do suy kiệt cơ thể. Tình trạng suy kiệt có thể là tác dụng phụ của quá trình điều trị hoặc do tâm lý chán nản, lo lắng của bệnh nhân nhưng chủ yếu là do khối u gây ra.

Tôi cho rằng lúc này người bệnh ung thư xương cần quan tâm đến chế độ ăn uống của mình nhất, vì tình trạng bệnh sẽ ảnh hưởng nặng đến sức khỏe của bạn. Nhằm ngăn ngừa bệnh phát triển nhanh và góp phần điều trị người nhà bệnh nhân cần cung cấp đầy đủ những chất tốt cho xương như sữa, rau quả, ngũ cốc, chất đạm,….

Thông tin về chế độ dinh dưỡng qua bài viết “Bệnh ung thư xương nên ăn gì?” trên trang UngThu:

  1. Đảm bảo chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng cho người ung thư xương:

Chọn thực phẩm dễ tiêu, hợp khẩu vị của bệnh nhân, tránh những thực phẩm có khả năng gây đầy hơi như đậu, rau bắp cải, ớt hay hạt tiêu.

Chia nhỏ khẩu phần ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày để cung cấp đủ năng lượng và chất dinh dưỡng cho cơ thể, duy trì cân nặng và cơ bắp, nang cao sức khỏe của bệnh nhân.

Vì bệnh nhân thường có khả năng tiêu hóa và hấp thu cao vào ban ngày nên bạn nên ăn nhiều vào buổi sáng và trưa hơn là tối.

Trong một số trường hợp, nếu bệnh nhân có vấn đề về tâm lý và không thể ăn uống bình thường, bạn có thể nuôi dưỡng qua đường truyền tĩnh mạch.

Phương pháp điều trị chính là bỏ đói ung thư, khiến chúng không thể sinh trưởng và phát triển thêm nên chế độ dinh dưỡng là kiêng hoàn toàn những thực phẩm mà tế bào ung thư ưa thích: đường. Vì vậy, bạn nên loại bỏ đường hoàn toàn ra khỏi khẩu phần ăn để cắt đứt nguồn dinh dưỡng của tế bào ung thư. Sữa cũng là chất có thể tiết ra niêm dịch – dưỡng chất cho tế bào ung thư nên bạn có thể cắt bỏ sữa và thay bằng sữa đậu nành, khiến tế bào ung thư không thể phát triển thêm và có cơ hội khỏi bệnh.

Dinh dưỡng giúp bạn ngăn ngừa và cải thiện tình trạng ung thư xương

  1. Người bị ung thư xương nên ăn những thực phẩm sau:

Thành phần chủ yếu đối với cơ thể của người khỏe mạnh và đặc biệt là đối với bệnh nhân ung thư xương. Vì vậy, mỗi ngày bạn phải bổ sung cho cơ thể khoảng 1.885 – 2.175 đơn vị calo.

Bổ sung chất sắt và canxi trong đậu nành, hoa quả, sữa và sữa chua để cung cấp canxi cho xương chắc khỏe và đề kháng sự nhiễm trùng.

Khẩu phần đạm cần tăng so với bình thường để cung cấp đầy đủ các loại acid amin – cân đối giữa đạm động vật và đạm thực vật. Thịt giàu đạm nhưng nếu khẩu phần ăn quá nhiều thịt sẽ là điều kiện thuận lợi cho tế bào ung thư phát triển. Vậy nên, bạn chỉ nên sử dụng thịt màu trắng như thịt gia cầm, bổ sung thêm sắt, kẽm từ thịt đỏ như thịt bò, thịt lợn nạc,… Bạn cũng nên sử dụng nhiều tôm cua, hải sản,… vì đó là nguồn cung cấp vitamin và nhiều vi chất tốt cho sức khỏe. Trứng cũng là thực phẩm giàu đạm rất tốt với bệnh nhân ung thư xương.

Chất béo hình thành cấu trúc tế bào của cơ thể nhưng bạn nên hạn chế hấp thu chất này bằng cách ăn thịt nạc, không ăn da gà, vịt, nên uống sữa đã tách béo và chế biến thực phẩm bằng cách luộc, hấp thay vì chiên, xào. Nên thay mỡ bằng dầu thực vật, tránh bánh, mứt, kẹo, chocolate,… và có thể bổ sung những chất béo có lợi cho cơ thể như Omega-3 có trong cá.

Sử dụng ngũ cốc nguyên hạt và các loại củ.

Bảo vệ hệ miễn dịch của cơ thể và ức chế sự phát triển của tế bào ung thư: sữa bò, lòng đỏ trứng gà, cà rốt, ngô, ớt, rau dền, bắp cải, rau đay, rau ngót, cần tây, giá, cà tím, khoai lang, nghệ, cam, gấc, súp lơ, dưa leo, cà chua,…

Sữa và các chế phẩm từ sữa: là nguồn thực phẩm được ưu tiên hàng đầu cho các thực phẩm phòng chống loãng xương, hỗ trợ điều trị bệnh ung thư xương, hồi phục sức khỏe cho người bệnh sau điều trị và giúp xương chắc khỏe. Trong sữa có nhiều canxi – một thành phần cấu thành nên xương. Nếu không uống sữa tươi thì bệnh nhân ung thư xương có thể thay thế bằng sữa chua, phô mai nhưng cần tách béo và có lượng đường thấp.

Nấm hương: được coi là vua của các loại nấm với tác dụng kháng viêm, chữa trị cơ thể suy nhược, chứng tay chân tê bại. Nấm hương bổ sung đáng kể lượng vitamin D2, phòng bệnh còi xương và trị chứng thiếu máu cũng như hỗ trợ điều trị ung thư xương hiệu quả, giúp bệnh nhân mau chóng phục hồi sức khỏe. Nấm hương rất dễ kết hợp với các nguyên liệu khác trong bữa ăn hằng ngày như cà rốt, ớt đỏ, mộc nhĩ, súp lơ xanh,… giúp phòng ngừa các triệu chứng thoái hóa xương khớp và giữ cho xương luôn chắc khỏe.

Các loại ngũ cốc như gạo lứt, lúa mì, đậu nành, lúa mạch đen,… có đặc tính chống oxy hóa, tăng cường hệ thống miễn dịch và phòng ngừa ung thư xương hiệu quả. Chúng đều giàu vitamin K, C, giúp xương khớp chắc khỏe hơn, chống viêm khớp và cải thiện chức năng xương khớp hiệu quả, hỗ trợ điều trị bệnh ung thư xương.

Trà xanh: chứa hàm lượng đáng kể chất flavonoid – một chất chống oxy hóa giúp giảm nguy cơ ung thư xương hiệu quả. Tuy nhiên, chúng ta cũng cần chú ý là không nên uống quá 3 cốc trà xanh một ngày vì trong trà xanh cũng có chứa chất gây kích thích. Ở một số người, uống quá nhiều trà xanh có thể gây đau đầu, thở gấp hoặc rối loạn tầm nhìn hay khó tiêu hóa. Bạn cũng nên tránh uống trà ít nhất 30 phút trước và sau khi ăn.

 

Từ trước đến nay chế độ dinh dưỡng và thực phẩm phù hợp luôn là điều mà tất cả mọi người cần quan tâm, bạn nên hiểu rằng thực phẩm không chỉ giúp chúng ta có năng lượng để học tập và làm việc mà nếu chúng ta có chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp phòng ngừa bệnh. Nếu không may bạn gặp phải căn bệnh ung thư xương, hãy xem lại chế độ dinh dưỡng của bạn từ trước đến nay và bắt dầu từ bây giờ, học tập chế độ dinh dưỡng trên nhằm giúp cơ thể bạn chống chọi và hồi phục nhanh chóng trong quá trình chữa trị ung thư. 

Xem thêm một số chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư khác!