Cẩm Nang Sức Khỏe

Ngăn ung thư vú trở lại nhờ bí quyết chăm sóc hợp lý

Ung thư vú là một bệnh xảy ra ở nữ giới. Dù là ung thư nhưng nếu được điều trị và chăm sóc đúng cách thì người bệnh sẽ nhanh chóng bình phục và ngăn ngừa bệnh tái phát. Khi bị ung thư vú cần được chăm sóc như thế nào là đúng cách?

Ung thư vú diễn ra ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống và cả sức khỏe sinh sản của người bệnh. Vì vậy đối với người bị bệnh sự quan tâm và chăm sóc đúng cách của người nhà bệnh nhân cũng sẽ trở thành một liều thuốc giúp bệnh nhân nhanh chóng bình phục cũng như có thêm sức mạnh để chiến đấu với căn bệnh.  Vậy, đối với bệnh ung thư vú, người bênh cần được chăm sóc như thế nào?

Ung thư vú là nỗi ám ảnh của tất cả chị em phụ nữ và ngay cả đàn ông.

Chia sẻ cá nhân của cộng động về cách chăm sóc bệnh nhân ung thư vú:

Đinh Ngân chia sẻ: "Mình có một người anh bị mất cách đây mấy năm vì bị ung thư. Giờ đến lượt Mẹ chồng mình vừa phát hiện ung thư vú cách đây mấy tháng. Mẹ mình được kiểm tra và làm phẩu thuật để cắt bỏ khối u ngay, tránh tình trạng khối gây ảnh hưởng đến tính mạng. Vì lần trước anh mình bị ung thư nên mình cũng có í kinh nghiệm khi chăm sóc, điều mình quan tâm nhất là tâm lý, mình luôn động viên mẹ cố gắng vượt qua những cơn đau khi điều trị, cho mẹ ăn theo dinh dưỡng bác sĩ cho. Sau thời gian nghỉ dưỡng mình giúp bà vận động cơ thể để máu được lưu thông."

Khánh Thy Phan cho biết: "Mình từng phải đi kiểm tra ung thư vú, mình còn biết hiện nay tỉ lệ ung thư vú ở thế giới cũng như Việt Nam càng ngày càng tăng cao. Vì cũng là một bệnh nhân ung thư vú nên mình biết rất nhiều người không có những thông tin đầy đủ về căn bệnh cũng như họ thiếu một chỗ dựa về tinh thần để cùng nhau vượt qua căn bệnh. Cũng nhiều người nghĩ sau khi điều trị thì hết bệnh nhưng lại không biết bệnh này có thể quay trở lại khi mình không biết cách chăm sóc hợp lý. Nói chung mình nghĩ kể cả ung thư vú hay bệnh khác đều cần quan tâm đến tâm lý, dinh dưỡng và nhất là phải luôn vận động cơ thể." 

Trích từ bài viết “Chăm sóc cho người bị ung thư vú” trên trang Phunu:

Bệnh ung thư vú có thể phục chữa trị và phục hồi sức khỏe nếu bạn phát hiện sớm để chữa trị và chăm sóc hợp lý để bệnh không quay trở lại

Chăm sóc sức khỏe mình qua những dấu hiệu của bệnh ung thư vú         

Khi quan sát, bệnh nhân sẽ thấy thấy vú có nổi u cục, da trên vú đỏ và dày lên, núm vú có sự thay đổi về màu sắc, hình dạng, thụt vào trong, tiết dịch…nếu bỗng dưng có những biểu hiện như vậy thì người bệnh nên đến ngay các cơ sở y tế để được khám bệnh và điều trị kịp thời.

Nếu trong thời gian gần đây bạn không phải khổ luyện ăn kiêng, tập luyện, uống thuốc giảm cân mà vẫn giảm được trên 5kg/ tháng bởi đây cũng là một trong những biểu hiện của ung thư mà người bệnh cũng cần phải lưu ý.

Hãy chăm sóc sức khỏe của mình bằng cách phát hiện ra bệnh sớm nhất.

Các tế bào ung thư cũng như kí sinh trùng hút các chất dinh dưỡng để phục vụ quá trình phát triển, lan sang vùng khác khiến cho quá trình phân chia tế bào, thay thế tế bào khỏe mạnh gặp khó khăn. Khi đó cơ thể gặp khó khăn trong quá trình tổng hợp chất dinh dưỡng nuôi cơ thể làm cho cơ thể chúng ta mệt mỏi, thiếu sức sống.

Khi nhận thấy bất kì vị trí nào trên cơ thể đau lâm râm mà không thể giải thích vì sao. Tất cả những biểu hiện bất thường của cơ thể mà không rõ nguyên nhân bạn đều không thể chủ quan và bỏ qua, ngay cả khi cơn đau không ảnh hưởng đến sinh hoạt và chất lượng cuộc sống của bạn.nDo vậy nếu chỉ cần hơn một lần thấy đau ở đâu đó dù không phải là ở vú đã đủ lí do để bạn đi khám và làm rõ nguyên nhân.

Không chỉ trên vùng ngực mà tất cả vùng da khác nếu thấy xuất huyết, da đóng vảy bạn đều có thể nhắc mình lưu ý theo dõi và đi khám. Thực ra tế bào ung thư có thể phản ứng với bất cứ quá trình phân chia, tái tạo tế bào nào trong cơ thể khi gặp điều kiện thuận lợi.

Phương pháp chăm sóc cho người bị ung thư vú:

Đối với những người bệnh vừa phải phẫu thuật, thì chế độ dinh dưỡng cho người bệnh là vô cũng quan trọng bởi nó không chỉ bổ sung thêm sức khỏe mà còn tăng cường thể lực cho bệnh nhân.

Sau cuộc phẫu thuật,  bệnh nhân có thể suy yếu, mệt mỏi và không còn sức lực. Rất nhiều bệnh nhân sau khi phẫu thuật đã bị suy kiệt nhanh chóng nếu chế độ ăn uống không đảm bảo.

Với bệnh nhân sau phẫu thuật cần kiêng thịt gà, kiêng ăn thanh và kiêng mỡ, rau muống, ngoài ra, hãy thay đổi thực đơn bằng những món ăn linh hoạt, ngon miệng và vừa khẩu vị bệnh nhân.

Chăm sóc đúng cách sẽ ngăn ngừa được bệnh ung thư cú trở lại.

Rất nhiều bệnh nhân sau khi phẫu thuật xong rất lười vận động bởi sau phẫu thuật sức khỏe của bệnh nhân vẫn còn yếu không có khả năng miễn dịch. Điều này làm cho bệnh nhân càng ngày càng yếu hơn.

Do những ảnh hưởng trên mà người nhà bệnh nhân nên cố gắng giúp người bệnh như những bài tập nhẹ nhàng như đi bộ quanh nhà, đi dạo xung quanh,… sẽ là tinh thần bệnh nhân nhẹ nhõm hơn. Ngoài ra, những lần đi bộ như vậy giúp người bệnh hít thở không khí trong lành, vận động các cơ và giải tỏa tâm trạng tốt hơn.

Sau điều trị, đừng để bệnh nhân nằm ì 1 chỗ trên giường, bạn hãy giúp bệnh nhân bằng cách nâng chân, tay lên xuống, xoa bóp các cơ chân tay để các cơ được tác động, không bị ì ạch, lâu ngày trở nên chai sạn mất cảm giác. Việc nắm bàn tay và chuyển động lên xuống cũng rất hữu ích cho bệnh nhân khi nằm 1 chỗ đấy nhé.

Đừng chủ quan đến sức khỏe của mình vì bệnh ung thư vú có thể diễn ra bất cứ lúc nào lúc nào nếu bạn không đề phòng. Nhưng nếu không may bạn mắc bệnh cũng không nên quá lo lắng vì hiện nay đã có phương pháp chữa trị bệnh, lúc này hãy quan tâm đến việc chăm sóc bệnh để ung thư không có cơ hội quay trở lại.

Xem thêm thông tin khác về bệnh ung thư vú:

Phụ nữ thường xuyên hiểu nhầm về nguyên nhân gây bệnh ung thư vú

Học hỏi 10 liệu pháp tự nhiên chữa ung thư vú kì diệu từ tiến sĩ Mĩ

Ngăn ngừa bệnh ung thư vú bằng 9 loại thực phẩm hiệu quả

Không thể bỏ qua 8 dấu hiệu giúp bạn phát hiện ung thư vú

Hãy chia sẻ với chúng tôi những thông tin về bệnh ung thư vú nói riêng và các lại bệnh khác bằng cách bình luận phía dưới cùng mọi người nhé!