Tham khảo ý kiến của mọi người trên cộng đồng mạng về bệnh tiểu đường ăn gì?:
Chị Kim Thêm chia sẻ: "Một ngày người bệnh tiểu đường nên ăn khoảng 400 gram rau và trái cây tươi. Rau quả tươi vừa có tác dụng chống lão hóa, vừa là thức ăn bổ sung vitamin, muối khoáng tốt nhất. Rau nên chọn các loại không chứa tinh bột như rau lá xanh đậm, bông cải xanh, măng tây, cà rốt...Trái cây nên chọn các loại quả ít ngọt. Phải tránh các loại trái cây ngọt như nho, xoài, na, nhãn... và cả các loại trái cây khô."
Cô Hạnh Nhi chia sẻ: "Khi người bệnh tiểu đường sử dụng nhóm thực phẩm chứa chất đạm thì nên ăn: cá, trứng, sữa không béo, các sản phẩm chế biến từ sữa không béo, đậu... nên ưu tiên cá mòi và cá chích vì trong hai loại cá này có chứa chất béo có lợi cho việc chống lại bệnh tim mạch và ung thư.
Những loại thực phẩm tốt cho bệnh tiểu đường
Để điểu trị tiểu đường tốt nhất người bệnh cần có chế độ ăn uống khoa học hợp lý và tập luyện thể thao thường xuyên kèm với tích cực điều trị tiểu đường, giúp cho 80% người bệnh tiểu đường type 2 có thể phòng ngừa được. Bệnh tiểu đường ăn gì? chúng ta cùng tìm hiểu về những loại thực phẩm người bệnh tiểu đường nên ăn như:
Mướp đắng
Mướp đắng (khổ qua) chứa các chất có tính chất chống tiểu đường như charantin giúp giảm đường huyết và polypeptide-p hoạt động giống insulin. Cách tốt nhất là uống nước ép mướp đắng vào buổi sáng khi chưa ăn gì.
Củ dền
Chứa tinh bột thấp, giàu vitamin, chất khoáng, chất xơ, chất dinh dưỡng thực vật giúp kiểm soát tiểu đường.
Đường tự nhiên trong củ dền không chuyển thành glucose quá nhanh khi đi vào cơ thể, rất tốt cho người tiểu đường. Củ dền cũng giàu chất chống ôxy hóa tên lipoic acid giúp bảo vệ tế bào khỏi lão hóa.
Cà chua
Giàu lycopene tốt cho tim, hạ huyết áp, do đó giảm các nguy cơ tim mạch do bệnh tiểu đường gây ra. Cà chua còn giàu vitamin C, A, kali, ít tinh bột, calo.
Ngũ cốc nguyên hạt
Ngũ cốc nguyên hạt như lúa mạch, yến mạch cần tiêu hóa chậm, giúp đường huyết không bị tăng vọt. Ăn ngũ cốc nguyên hạt thường xuyên chống tăng cân. Chúng còn giàu vitamin B, sắt, chất khoáng, giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh, giảm cholesterol, cân bằng đường huyết.
Hạt bí ngô
Ăn một nắm hạt bí khi thèm chất béo, đường là sự thay thế tốt nhất. Chúng giàu chất sắt, chất béo không bão hòa giúp giảm đói.
Hạt lanh
Chứa lượng lớn chất xơ hòa tan tên lignan, hạt lanh giúp giảm các nguy cơ tim mạch, đột quỵ đi liền với bệnh tiểu đường, điều hòa đường huyết, cải thiện sức khỏe đường ruột, nhạy cảm insulin.
Hạt methi (hạt cỏ cà ri, hạt khổ đậu)
Chúng có chứa nhiều chất xơ giúp làm chậm quá trình tiêu hóa, điều hòa hấp thu tinh bột, đường, cải thiện dung nạp glucose và làm giảm cholesterol
Nghệ
Hiệu quả để kiểm soát lượng đường trong máu. Nghệ điều hòa chức năng tuyến tụy, cân bằng insulin.
Trái trâm
Là loại trái cây tốt nhất cho người bị tiểu đường. Ăn trái trâm giúp cải thiện hoạt động và sự nhạy cảm insulin. Trái trâm cũng ít đường, giúp kiểm soát đường huyết.
Ổi
Ổi chứa ít đường, giàu chất xơ giúp chữa táo bón mà nhiều người bị tiểu đường hay mắc phải. Vài nghiên cứu cho thấy ổi giúp làm chậm hấp thu đường vào cơ thể.
Người bệnh trong quá trình điều trị tiểu đường cần chú ý ăn uống điều độ, đầy đủ dưỡng chất và đúng giờ, không nên để bụng quá đói cũng như ăn quá no. Người bệnh tiểu đường nên chia nhỏ bữa ăn thành 5-6 bữa trong ngày. Kết hợp ăn uống khoa học, tập luyện thể thao thường xuyên là biện pháp hỗ trợ bệnh tiểu đường hiệu quả.
Bạn đang tìm kiếm thông tin, địa điểm kinh doanh thực phẩm bổ sung cho bệnh tiểu đường?