Bệnh tiểu đường nên ăn gì?
Bệnh tiểu đường nên ăn gì?, 530, Phương Mai, Cẩm Nang Sức Khỏe
, 25/08/2017 10:02:39Cộng đồng SucKhoeNhanh.Com chia sẻ về bệnh tiểu đường nên ăn gì?
Chị Kim Liên chia sẻ: “ Bệnh tiểu đường nên ăn tTrái cây, rau xanh và các loại củ quả là sự lựa chọn thích hợp dành cho bệnh nhân tiểu đường. Bởi vì những thực phẩm này chứa nhiều chất xơ, vitamin và chất khoáng, giúp thúc đẩy hệ miễn dịch của cơ thể cũng như tăng cường sức đề kháng cao, giúp người bệnh có khả năng chống lại bệnh lý.”
Chị Hà Nhi chia sẻ: “ Chế độ ăn của người bệnh tiểu đường không thể thiếu cá biển, tôm, sò… Đây là thực phẩm chứa nhiều omega 3, giàu chất đạm nên tốt cho người bị tiểu đường cũng như giúp điều hòa tim mạch. Bạn có thể chọn cá hồi, cá ngừ, cá mòi, cá thu để nấu dưới dạng hấp thay vì chiên xào để giảm thiểu dầu mỡ."
Bệnh tiểu đường nên ăn gì?
Người mắc bệnh tiểu đường có hàm lượng đường máu luôn cao. Do đó, bệnh nhân tiểu đường cần hết sức cảnh giác với những thực phẩm carbohydrat, đồng thời kiểm soát tốt lượng carbohydrat mà cơ thể tiêu thụ. Và nên tập trung vào những thực phẩm có tác dụng ổn định huyết áp, ổn định hàm lượng cholesterol cũng như trọng lượng cơ thể nhằm tránh những biến chứng xấu nhất có thể xảy ra.
Dưới đây là những nhóm thực phẩm tốt cho bệnh tiểu đường:
- Rau xanh và trái cây
Rau xanh và trái cây là những nguồn chất xơ, khoáng chất, và vitamin tự nhiên rất dồi dào. Đồng thời, đây cũng là những thực phẩm có hàm lượng chất chống oxy hóa và hợp chất phytochemical cao, có tác dụng thúc đẩy hệ thống miễn dịch của cơ thể.
Một số loại rau củ như cải xoăn, mù tạt xanh, cam, chanh, củ cải, bông cải xanh, củ cải, rau bina, bưởi, dâu tây và quả việt quất là những loại thực phẩm lý tưởng cho bệnh nhân tiểu đường. Những thực phẩm này có hàm lượng carbohydrat và calo thấp.
Theo Hiệp hội Tiểu đường Hoa Kỳ, những người bị tiểu đường nên tránh các loại rau củ giàu tinh bột hoặc các loại thực phẩm nhiều carbohydrate như khoai tây và ngô.
- Ngũ cốc nguyên hạt
Ngũ cốc nguyên hạt với hàm lượng chất xơ, khoáng chất và vitamin cao cũng là một lựa chọn lành mạnh khác trong chế độ ăn của bệnh nhân tiểu đường. Theo các chuyên gia, ăn nhiều ngũ cố nguyên hạt có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 lên đến 30 phần trăm.
Các sản phẩm ngũ cốc bao gồm bột yến mạch, kê, Bulgur, kiều mạch, hạt quinoa, bánh mì nguyên hạt…
- Các chất béo lành mạnh
Chất béo đơn không bão hòa được xếp vào nhóm chất béo không có hại cho sức khỏe, hay còn gọi là chất béo “lành mạnh”. Loại chất béo này có tác dụng làm giảm hàm lượng cholesterol xấu. Bệnh nhân tiểu đường thường có nguy cơ bị bệnh tim và hàm lượng cholesterol cao, do đó, những thực phẩm có chứa chất béo đơn không bão hòa là vô cùng quan trọng.
Các loại thực phẩm với chất béo lành mạnh bao gồm hạnh nhân, lạc, hồ đào, hạt vừng, ô liu, dầu oliu, bơ và dầu hạt cải.
- Thịt nạc
Thịt nạc không chỉ chứa ít chất béo bão hòa mà còn có một lượng chất đạm dồi dào, có tác dụng làm giảm hàm lượng cholesterol xấu. Theo Hiệp hội Tiểu đường Mỹ, bệnh nhân tiểu đường nên ăn thịt nạc hàng ngày.
Cá bơn, cá trích, cá hồi, cá rô phi, cá mòi, cá ngừ, sò điệp, tôm, sò, thịt gia cầm (không có da) và thịt thăn chính là những nguồn protein lý tưởng cho những người bị đái tháo đường.
Bạn đang tìm kiếm thông tin, địa điểm kinh doanh thực phẩm bổ sung cho bệnh tiểu đường?
Bệnh tiểu đường nên ăn gì? Nội tiết - chuyển hóa, Bệnh tiểu đường
Các bài viết liên quan đến Bệnh tiểu đường nên ăn gì?, Nội tiết - chuyển hóa, Bệnh tiểu đường
- 17/01/2018 Chỉ 30' chấm dứt ngay cơn đau bệnh gút nhờ tía tô 3535
- 11/10/2017 Thay vì hạn chế trứng, đường là thực phẩm bạn nên tránh xa 4039
- 11/09/2017 Bệnh tiểu đường kiêng ăn gì? 4048
- 08/09/2017 Người bệnh tiểu đường nên ăn rau gì? 3053
- 24/08/2017 Biểu hiện của bệnh tiểu đường tuýp 2 (type 2) 2858
- 24/08/2017 Dấu hiệu tiểu đường tuýp 2 (type 2) 2847
- 23/08/2017 Nguyên nhân tiểu đường tuýp 2 (type 2) 2633
- 22/08/2017 Tiểu đường tuýp 2 (type 2) biến chứng 5138