Bệnh hay gặp ở tuổi lao động 20 - 30 tuổi tỷ lệ bệnh hẹp hai lá rất cao khoảng 60 - 70 %, tỷ lệ tử vong đến 5%. Bệnh có nhiều biến chứng phức tạp và đưa đến tàn phế. Bệnh gặp ở nữ nhiều hơn nam (3/1) và ở nông thôn mắc nhiều hơn thành thị. Như chúng ta đã thấy bệnh có nguy cơ dẫn tới tử vong tức là căn bệnh sẽ gây ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe và cuộc sống hằng ngày của chúng ta. Dù bệnh hẹp van hai lá có những trường hợp không phát hiện được bệnh nhưng không phải là không thể, các bạn vẫn có thể tự mình là bác sĩ của chính bản thân mình khi quan tâm đến sự thay đổi của cơ thể.
Một số lời khuyên của chuyên gia về dấu hiệu phát hiện ra bệnh hẹp hai van lá:
Bác sĩ - chuyên gia về bệnh hẹp hai ven lá cho biết: "Bệnh van hai lá có thể diễn biến tiềm tàng trong nhiều năm mà không gây triệu chứng. Tuy nhiên trong thời gian đó, chức năng của tim bị sút giảm do gánh nặng gia tăng đối với các buồng tim. Hiện tượng xung huyết ở phổi có thể gây khó thở nhất là khi gắng sức hoặc khi nằm đầu bằng trên giường. Tăng áp lực phổi thường dẫn tới triệu chứng ho kéo dài. Cả hẹp và hở van hai lá đều gây mệt mỏi và có thể phù quanh mắt cá chân. Đôi khi mệt mỏi là dấu hiệu duy nhất của suy tim do tổn thương van hai lá."
Bệnh hẹp 2 van lá đang trở nên phổ biến ở nhiều độ tuổi
Dấu hiệu để phát hiện mình có nguy cơ bệnh hẹp hai ven lá qua bài viết "Hẹp van hai lá" của trang Benhnoikhoa:
1. Triệu chứng cơ năng
Nhiều trường hợp bệnh hẹp van 2 lá không có triệu chứng, âm thầm phát triển trong nhiều năm. Nhưng đa phần người mắc bệnh thường xuất hiện các triệu chứng cơ năng thường gặp bao gồm:
- Khó thở là triệu chứng rất thường gặp, đặc biệt là khó thở khi gắng sức trong giai đoạn đầu, sau đó khó thở liên tục.
- Ho ra máu do tăng áp lực nhĩ trái và tăng áp lực động mạch phổi.
- Khàn tiếng (hội chứng Ortner), do nhĩ trái giãn to đè vào dây thần kinh quặt ngược hoặc nuốt nghẹn do nhĩ trái to đè vào thực quản.
- Hồi hộp, đánh trống ngực do rung nhĩ (cơn kịch phát hoặc dai dẳng), có thể gây choáng hoặc ngất (rung nhĩ nhanh), góp phần hình thành huyết khối và gây ra tắc mạch đại tuần hoàn…
- Đau ngực gần giống cơn đau thắt ngực do tăng nhu cầu oxy thất phải khi tăng áp lực động mạch phổi nhiều.
- Mệt do cung lượng tim giảm thấp.
- Tắc mạch đại tuần hoàn (mạch não, thận, mạc treo, mạch chi) do huyết khối dễ hình thành trong buồng nhĩ trái giãn, nhất là khi có kèm rung nhĩ.
2. Triệu chứng thực thể
Những dấu hiệu của bệnh van 2 lá ở triệu chứng thực thể:
- Chậm phát triển thể chất nếu hẹp van hai lá có từ nhỏ: dấu hiệu “lùn hai lá”.
- Biến dạng lồng ngực bên trải nếu hẹp van hai lá từ nhỏ.
- Ứ trệ tuần hoàn ngoại biên khi có suy tim phải: tĩnh mạch cổ nổi, phản hồi gan tĩnh mạch cổ dương tính, phù chi dưới, phù toàn thân, gan to. tràn dịch các màng…
- Các dấu hiệu của kém tưới máu ngoại vi: da, đầu chi xanh tím.
- Sờ có thể thấy rung miu tâm trương ở mỏm tim. Một số trường hợp khi tăng áp động mạch phổi nhiều có thể thấy tiếng T2 mạnh vả tách đôi ở cạnh ức trái.
- Gõ diện đục của tim thường không to.
- Nghe tim: là biện pháp quan trọng giúp chẩn đoán bệnh.
Như chúng ta đã biết, phát hiện ra bệnh hẹp 2 van lá không phải là chuyện quá dễ dàng vì có rất nhiều trường hợp không biểu hiện triệu chứng bệnh, vì vậy từ hôm nay các bạn nên thường xuyên kiểm ra sức khỏe định kì , còn nếu cơ thể có những biểu hiện lạ giống những biểu hện trên, chúng tôi khuyên bạn nên nhanh chóng đến bệnh viện gần nhất để được kiểu ra và tìm ra phương pháp chữa trị kịp thời.