Trong những năm trở lại đây, căn bệnh trẻ em - Kawasaki đang là một trong những bệnh lý đáng lo ngại nhất bởi mức độ nguy hiểm của nó. Theo thống kê, cứ 2 trẻ mắc bệnh Kawasaki nhập viện muộn sẽ có một bé bị biến chứng bệnh mạch vành.
- Bệnh Kawasaki nguy hiểm như thế nào?
Đây là tình trạng viêm các mạch máu nhỏ và trung bình bên trong cơ thể đi kèm với triệu chứng sốt dai dẳng, phát ban, sưng và đỏ môi miệng, mắt, chân tay… Trong giai đoạn đầu bệnh sẽ chỉ là dạng viêm ở quy mô nhỏ, tuy nhiên nếu không được điều trị tích cực trong vòng 12 ngày, tình trạng viêm này sẽ lan rộng ra toàn bộ mạch máu, gây phình mạch, tạo cục máu đông dẫn đến tắc nghẽn mạch. Chính những tổn thưởng này sẽ hóa sẹo và làm xơ hóa mạch máu gây thiếu máu cơ tim.
- Nguyên nhân gây ra bệnh Kawasaki là gì?
Cho đến nay, vẫn chưa có nghiên cứu nào có thể công bố chính xác được đâu là nguyên nhân chính gây ra bệnh Kawasaki.
Tuy nhiên, hầu hết các chuyên gia đều nhất trí cho rằng, bệnh có thể xuất phát từ các yếu tố nguy cơ làm gia tăng khả năng mắc bệnh như sau:
- Do lây nhiễm
Mặc dù chưa có chứng cứ thuyết phục nào cho thấy bệnh Kawasaki là do lây nhiễm, tuy nhiên, bệnh rất có khả năng do virus/ vi khuẩn gây nên một cách đặc biệt, không giống các bệnh truyền nhiễm khác. Đây cũng là yếu tố không thể loại trừ
- Do di truyền
Theo một số nghiên cứu, các chuyên gia nhận thấy, bệnh Kawasaki xuất hiện nhiều ở người có gốc Nhật Bản. và trong gia đình, nếu bố mẹ hay những người cùng huyết thông đã từng mắc bệnh thì khả năng trẻ mắc bệnh cũng rất cao.
- Do độ tuổi
Trẻ em trong độ tuổi từ 2 – 5 tuổi có nguy cơ mắc bệnh Kawasaki cao hơn rất nhiều so với các độ tuổi còn lại.
- Do giới tính
Tỷ lệ mắc bệnh Kawasaki ở các bé trai cao gấp hai lần so với ở bé gái. Do vậy có thể khẳng định giới tính của trẻ cũng là yếu tố nguy cơ làm gia tăng khả năng phát triển bệnh Kawasaki của trẻ.
- Phòng ngừa bệnh Kawasaki như thế nào?
Vì nguyên nhân gây bệnh cũng chưa có nhiều sự rõ ràng nên bố mẹ có thể phòng ngừa bệnh Kawasaki cho trẻ bằng cách chú ý hơn đến sức khỏe của bé, thường xuyên theo dõi sự thay đổi bất thường trên cơ thể trẻ. Không những thế, bạn nên lập cho trẻ kế hoạch vận động, rèn luyện cơ thể cùng chế độ ăn hằng ngày của con. Bởi đây chính là cách tốt nhất cung cấp dinh dưỡng và làm tăng cường sức đề kháng, giúp trẻ chống lại các bệnh lây nhiễm một cách hiệu quả trong đó có bệnh Kawasaki.
bán sản phẩm, dịch vụ sức khỏe chất lượng?
>> Xem Thêm:
Bệnh kawasaki có tái phát không?
Cách vượt qua bệnh Kawasaki ở trẻ em
Bệnh Kawasaki có nguy hiểm không?
Lời tự sự của bà mẹ có con mắc kawasaki - những nhầm lẫn tai hại