Cẩm Nang Sức Khỏe

Tiêu chuẩn chẩn đoán Kawasaki

Kawasaki là bệnh sốt có mọc ban cấp tính kèm viêm lan tỏa hệ mạch máu vừa và nhỏ chưa rõ căn nguyên, thường gặp ở nhũ nhi và trẻ dưới 5 tuổi. Biểu hiện và biến chứng hay gặp của bệnh là viêm tim, phình giãn động mạch vành gây nhồi máu cơ tim và suy vành mãn tính về sau. Bạn có biết tiêu chuẩn chẩn đoán Kawasaki?

Bệnh trẻ em Kiwisaki có xu hướng gia tăng tại các nước phát triển và tần suất gặp nhiều hơn ở trẻ em Châu Á. Tại Nhật Bản hàng năm gặp từ 215-218 trường hợp trên 100.000 trẻ dưới 5 tuổi.

Cùng tìm hiểu một số tiêu chuẩn chẩn đoán Kawasaki

  1. Chẩn đoán Kawasaki lâm sàng

Những biểu hiện lâm sàng hay gặp có giá trị chẩn đoán Kawasaki được xem là triệu chứng khởi đầu của bệnh, thường sốt cao liên tục, không đáp ứng kháng sinh, thời gian trung bình 9 đến 11 ngày nếu không được điều trị. Hầu hết biểu hiện lâm sàng xuất hiện trong giai đoạn cấp và tồn tại trên dưới một tuần. Ban ngoài da dạng hồng ban, đôi khi dạng sởi hoặc dạng sẩn dị ứng, không phỏng nước. Viêm kết mạc hai bên không có nhử và sưng hạch một bên.

Các biểu hiện lâm sàng quan trọng khác:

Viêm cơ tim, tràn dịch màng tim, loạn nhịp Muộn hơn là phình dãn động mạch vành (ĐMV), nghẽn tắc, suy vành và nhồi máu cơ tim.

Rối loạn tiêu hóa hay gặp trẻ nhỏ; dãn túi mật và ít gặp hơn như sưng đau các khớp ngón, khớp gối, cổ tay hoặc biểu hiện thần kinh như li bì, co giật, viêm màng não vô khuẩn. Có thể tấy đỏ sẹo BCG, bong loét da vùng dục.

Sáu biểu hiện lâm sàng chính thường gặp (6 tiêu chuẩn lâm sàng)

  1. Thay đổi cận lâm sàng

Xét nghiệm máu và nước tiểu để phát hiện bệnh Kawasaki ở trẻ em.

Tăng bạch cầu , chủ yếu đa nhân trung tính; Thiếu máu nhược sắc các mức độ; Sau 7 ngày thường gặp tăng số lượng tiểu cầu

Tốc độ lắng máu cao , sớm và kéo dài, Protein- C phản ứng (C-RP) tăng cao và tăng sớm .

Thường tăng men gan, bilirubin; giảm albumine máu.

Protein niệu, hồng cầu niệu, bạch cầu niệu

  1. Chẩn đoán

Chẩn đoán xác định (thể điển hình)

Thể không điển hình hay không đủ triệu chứng bệnh (Incomplet, Atypical KD). Xác định chẩn đoán: ít hơn hoặc đủ 4 biểu hiện lâm sàng chính,  kèm theo:

  1. Chẩn đoán phân biệt

Bệnh Kawasaki cần chẩn đoán phân biệt với các bệnh sau: Bệnh sởi; Sốt tinh hồng nhiệt; Phản ứng dị ứng thuốc; Nhiễm Leptospirose; Viêm khớp dạng thấp thiếu niên; Hội chứng sốc; Hội chứng Stevens-Johnson; Nhiễm vi rút. Thực tế lâm sàng cần loai trừ các bệnh nhiễm trùng toàn thân, đặc biệt nhiễm tụ cầu trùng, liên cầu nhóm A, sốt xuất huyết hay sốt phát ban nhiệt đới có bội nhiễm.

bán sản phẩm, dịch vụ sức khỏe chất lượng?

Tìm mua sản phẩm sức khỏe chất lượng tại MuaBanNhanh - Tham khảo thông tin về giá, các mẫu mã, chủng loại nhanh chóng - Đăng tin mua bán sản phẩm, dịch vụ sức khỏe miễn phí hiệu quả tức thì. Xem ngay: Sức khỏe giá rẻ

 >> Xem Thêm:

Bệnh kawasaki là gì?

Bệnh kawasaki có tái phát không?

Bệnh Kawasaki có lây không?

Cách vượt qua bệnh Kawasaki ở trẻ em

Bệnh Kawasaki có nguy hiểm không?

Nguyên nhân gây bệnh Kawasaki

Lời tự sự của bà mẹ có con mắc kawasaki - những nhầm lẫn tai hại