Bạn nghĩ rằng sau khi tắm sẽ ngoáy tai bằng tăm bông để lỗ tai khô và sạch hơn. Thế nhưng bạn đâu biết rằng thói quen đó đang tổn hại chính sức khỏe của mình. Những sợi bông bạn đưa vào tai sẽ gây những vết xước ở da ống tai khiến cho dễ bị viêm nhiễm, và đẩy ráy tai sâu hơn vào bên trong màng nhĩ,…và nhiều thứ khác nữa.
Cộng đồng SucKhoeNhanh.Com chia sẻ ý kiến cá nhân về thói quen ngoáy tai:
Bùi Thị Thanh Huệ chia sẻ: "Con em mới 16 tháng tuổi, mấy lần mình có thói quen hay ngoáy tai trước mặt bé khiến bé bắt chước theo, hôm nay bé chọc tăm bông vào tai và bị chảy máu ạ. Em lập tức đưa cháu đến viện nhi, Bác sĩ đó lấy đèn soi vào tai và bảo cháu nó chỉ bị chảy máu ở vành ngoài còn vành trong không thấy cháu máu. Bác sĩ còn hỏi tại sao cháu lại làm như vậy thì em có kể em hay ngoáy tai, bác sĩ khuyên mình nên dừng việc làm đó lại vì nó có thể khiến mình gặp các vấn đề nguy hiểm ở tai."
Ngô Hùng cho biết: “Nói đến chuyện ngoáy tai là nỗi sợ của mình, mình cũng giống mọi người thường xuyên có thói quen ngoáy tai, mình có thể ngóay tai mọi lúc nếu cảm thấy ngứa. Nhưng hôm đó em thấy tai mình ù đi, ngồi nghe nhạc cũng cảm thấy nhứt nhứt ở tai, sờ vào tai thì thấy có một dịch gì đó vàng vàng chảy ra từ khoan tai có mùi khá tanh. Tai ù khiến đầu mình cũng đau nhứt. Lo quá mình đến bệnh viện kiểm tra thì mới biết mình bị viêm nhiễm tai vì bông lúc mình ngoáy mắc kẹt trong đó mà không phải ít đâu, nó đóng cục trong tai mình cơ. Bác sĩ phải làm cuộc tiểu phẩu để lấy chúng ra. Từ lần này mình chả dám ngoáy tai nữa.”
Nhiều người có thói quen ngoáy tai nhưng không biết tác hại của nó như thế nào.
Trích từ bài viết “Nguy hiểm khôn lường chỉ vì ngoáy tai thường xuyên” được tổng hợp bơi Đức Hả
Ráy tai có vai trò giữ ống tai luôn sạch và ngăn bụi bẩn, vi khuẩn ngoài môi trường tiếp xúc với màng nhĩ. Khi bạn nhai, khớp xương hàm chuyển động và đẩy ráy tai khô ra ngoài.
Bạn không cần thiết dùng tăm bông hay dụng cụ lấy ráy tai để vệ sinh bởi những lý do sau:
Tai của bạn có thể tự làm sạch
Lỗ tai chúng ta thường tự làm sạch bằng cách đẩy ráy tai kèm bụi bẩn ra ngoài. Chúng ta chỉ cần định kì làm sạch bên ngoài, ngoài ra không cần phải làm gì thêm. Ngoài tăm bông, nhiều người đưa tất cả mọi thứ vào trong để làm sạch tai như tóc, chìa khóa, kẹp giấy, bút mực và bút chì. Tất cả những thứ đó đều có thể làm tổn thương nghiêm trọng đến đôi tai.
Tăm bông có thể khiến ráy tai thụt sâu hơn
Khi sử dụng tăm bông vệ sinh tai, bạn không thể nhìn thấy tăm bông thực sự tác động đến ống tai như thế nào. Bằng cách ngoáy, bạn lại đẩy ráy tai vào trong khiến bụi bẩn và vi khuẩn cùng với ráy mắc kẹt. Chúng tích tụ và tạo thành một lớp sáp bên ngoài màng nhĩ. Lâu ngày, lớp sáp này sẽ ảnh hưởng tới chức năng thính giác của bạn.
Tăng nguy cơ nhiễm trùng tai
Hơn nữa, màng nhĩ của bạn là một màng mỏng cực kỳ tinh vi ở phần cuối của ống tai. Khi hăng hái ngoáy, bạn có thể vô tình đâm vào màng nhĩ và làm vỡ nó. Màng nhĩ có thể vỡ ngay cả với áp lực nhỏ của một que bông gòn, gây cho bạn rất nhiều đau đớn và thậm chí có thể mất thính giác. Màng nhĩ bị vỡ cuối cùng có thể lành lại, nhưng phải mất thời gian và gây cho bạn rất nhiều đau đớn.
Khi vệ sinh tai bằng tăm bông bạn có thể vô tình khiến tai tổn thương. Điều kiện môi trường nhiều vi khuẩn khiến ống tai nhiễm trùng và có thể dẫn đến viêm tai giữa, gây điếc.
Phương pháp xử lý ráy tai đúng cách
- Khám bác sĩ ngay nếu có tình trạng ù tai, đau hoặc bạn không nghe rõ. Điều quan trọng là không nên tự chẩn đoán vấn đề do ráy tai nếu như bạn không khám bác sĩ trước.
- Nếu có tình trạng ráy tai sản xuất ra nhiều thì không nên lạm dụng chất làm mềm ráy tai hoặc dầu cho trẻ em tại nhà.
- Không nên sử dụng bông ngoáy tai ngoáy sâu trong tai.
- Không sử dụng oxy già. Nếu vấn đề không phải là tình trạng tích lũy nhiều ráy tai mà là một lỗ thủng trên màng nhĩ hoặc chất dịch phía trong tai thì có khả năng bạn sẽ làm trầm trọng thêm tổn thương.
- Không sử dụng nến tai. Nhiều nghiên cứu cho thấy nó không có tác dụng và còn gây tổn thương cho tai.
- Nói không đối với các loại dụng cụ được quảng cáo là có tác dụng làm sạch tai. Chúng cũng thường không có tác dụng.
Bạn nên nhớ rằng ráy tai là bình thường và không liên quan đến vệ sinh cá nhân. Nếu như bạn thuộc số ít người cần được lấy ráy tai thì bác sĩ sẽ là người có cách làm an toàn nhất cho bạn khi so sánh với việc bạn tự làm điều đó tại nhà. Hãy từ bỏ thói quen xấu ấy nếu không muốn đôi tai của bạn gặp vấn đề.