Cẩm Nang Sức Khỏe

Bỏ ngay 7 thói quen xấu sau nếu không muốn ảnh hưởng sức khỏe não bộ

Nhiều thói quyen hằng ngày bạn vẫn thường diễn ra, thế nhưng trong những thoái quen đó có những thói quen bạn nên kiểm tra lại vì đó gây ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống sức khỏe của bạn và sức khỏe gia đình bạn.

Thông qua bài viết "7 Thói quen xấu làm hại tới sức khỏe não bộ" Theo Secretchina.

Chúng ta ai cũng muốn mình thông minh hơn, nhưng nhiều khi lại có những thói quen gây hại cho não bộ mà chưa nhận rõ ra được. Các bạn hãy tránh 7 thói quen sau thật xa nhé:

Những thói quen gây ảnh hưởng không tốt đến não

1. Thường xuyên ăn no

Theo nghiên cứu của các nhà dinh dưỡng học đã phát hiện, nếu thường xuyên ăn no, sẽ dấn tới các hiện tượng như xơ cứng động mạch não, não lão hóa sớm và suy sụp tinh thần…

Ngoài ra còn dẫn tới các bệnh về dạ dày, như các bệnh về tim mạch, bệnh tiểu đường, gan nhiễm mỡ, béo phì…

Thường xuyên ăn quá no sẽ dẫn tới số lượng hormone tuyến cận giáp tăng lên, dễ dẫn tới mất chất vôi trong xương, và bị loãng xương khi về già.

2. Xem thường bữa ăn sáng

Đường huyết của những người không ăn sáng thấp hơn những người luôn ăn sáng đầy đủ, khi không ăn sáng dinh dưỡng cung cấp lên não không đủ, lâu dần sẽ có hại cho não bộ. Ngoài ra, chất lượng bữa sáng có liên quan mật thiết tới sự phát triển trí tuệ.

Theo kết quả của một nghiên cứu, những đứa trẻ có bữa sáng với hàm lượng protein cao, tư duy suy nghĩ thường tốt hơn những đứa trẻ bình thường khác, còn những đứa trẻ ăn chay vào bữa sáng cảm xúc và tinh lực suy giảm tương đối nhanh. Những đứa trẻ ăn quá nhiều đồ ngọt chỉ số IQ thường tương đối thấp.

Như chúng ta đều biết, các môn thể thao có thể nâng cao thể chất, mà dinh dưỡng là vật chất cơ bản để tăng cường thể chất. Do đó, cần phải cân bằng giữa dinh dưỡng và vận động. Trong một ngày, năng lượng tiêu hao vận động vào buổi sáng là nhiều nhất, vì vậy căn cứ từ nhu cầu sinh lý bình thường, bữa sáng là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày.

Nhưng có rất nhiều người coi nhẹ tầm quan trọng của bữa sáng, ăn sáng một cách đơn giản, có người thậm trí còn nhịn ăn sáng. Khi chúng ta không ăn sáng, dạ dày của chúng ta sẽ ở trạng thái trống rỗng từ tối hôm trước tới sáng ngày hôm sau, tổn cộng là 12 tiếng.

Bữa sáng là bữa ăn quyết định nồng độ đường trong máu, nếu không ăn sáng, học tập và làm việc đến tầm 10h, đường huyết sẽ hạ xuống, sẽ dẫn tới ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động chức năng thông thường của tế bào não. Có người sẽ xuất hiện các tình trạng như hoảng sợ, chóng mặt, hoa mắt, thậm chí ngất xỉu.

Do đó, bữa sáng không những cần phải ăn, mà còn nên ăn đầy đủ. Các chuyên gia dinh dưỡng từ nước ngoài đều không tán thành việc ăn các chất tinh bột vào bữa sáng, mà nên hấp thu đầy đủ cân bằng hàm lượng chất béo và protein vào cơ thể. Chỉ có như vậy, mới có thể đảm bảo được sức khỏe.

3. Hút thuốc lâu dài

Một nghiên cứu của các nhà khoa học Đức đã chứng minh, hút thuốc lâu năm sẽ làm cho mức độ teo của các mô trong não tăng lên, dễ dẫn tới bệnh Alzheimer. Do đó hút thuốc lâu dài có thể gây xơ cứng động mạch não, lâu dài dẫn tới không cung cấp đủ máu lên não, tế bào thần kinh xuất hiện tổn thương, từ đó xuất hiện teo não thứ phát.

Hút thuốc đã trở thành một vấn đề bức xúc vì tác hại nghiêm trọng cho sức khỏe của người dân.

Hút thuốc có thể dẫn tới các loại bệnh sau:

 

Phương thức chủ yếu để loại bỏ mệt mỏi của não bộ là thông qua giấc ngủ. Thường xuyên ngủ không đủ giấc trong thời gian dài hoặc chất lượng giấc ngủ kém, làm đẩy nhanh sự suy giảm của các tế bào não, người thông minh sẽ trở nên hồ đồ không tỉnh táo.

Có 4 ảnh hưởng lớn

Ảnh hưởng tới tư duy sáng tạo của đại não
Các nhà nghiên cứu khảo sát 24 sinh viên chia thành 2 nhóm, trước tiên làm trắc nghiệm thành tích với cả hai nhóm này, kết quả trắc nghiệm của hai nhóm là như nhau. Sau đó để một nhóm sinh viên thức đêm, một nhóm ngủ đủ giấc như bình thường, và lại làm trắc nghiệm lại với hai nhóm này.

Kết quả cho thấy thành tích của nhóm bệnh nhân không ngủ đủ giấc rõ ràng thấp hơn nhóm ngủ đủ giấc. Từ đó, các nhà nghiên cứu tin rằng, não bộ của con người nếu muốn có thể tư duy và sáng tạo, phản ứng linh mẫn, cần phải có một giấc ngủ đủ, nếu mất ngủ hoặc không ngủ đủ giấc trong thời gian dài, não bộ không được nghỉ ngơi đủ, sẽ ảnh hưởng tới tư duy sáng tạo và khả năng xử lý minh mẫn.

Ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát triển của trẻ
Nghiên cứu hiện đại đã chứng minh, ngoài các nhân tố như di truyền, dinh dưỡng, tập luyện có thể ảnh hưởng tới sự tăng trưởng và phát triển của trẻ nhỏ, sự phát triển của trẻ còn có liên quan nhất định tới việc bài tiết các hormone tăng trưởng.

Auxin là hormone tăng trưởng kích thích sự phát triển, nó có thể thúc đẩy sự phát triển của xương, cơ bắp và các cơ quan khác trong cơ thể. Bởi sự bài tiết các hormone tăng trưởng có liên quan mật thiết tới giấc ngủ, sau khi con người ở trạng thái ngủ say, lượng hormone tăng trưởng sản sinh ra nhiều nhất, còn ngược lại thì lượng hormone này sản sinh ra rất ít. Vì vậy, muốn trẻ có sự phát triển đầy đủ tốt, muốn trẻ cao lớn, cần bảo đảm giấc ngủ đủ cho trẻ.

Ảnh hưởng tới sức khỏe của làn da
Làn da của con người có thể trơn, nhẵn bóng mềm mại, là do sự cung cấp đầy đủ dinh dưỡng của các mao mạch máu ở dưới da. Ngủ không đủ giấc sẽ dẫn tới ứ trệ các mao mạch máu, lưu thông tuần hoàn bị trở ngại, làm cho tế bào da không được cung cấp đủ chất dinh dưỡng, từ đó ảnh hưởng tới sự trao đổi chất của làn da, gây lão hóa da, làm da xuất hiện các vết thâm nám. Ngoài ra còn xuất hiện quầng thâm ở mắt và dễ xuất hiện các nếp nhăn.

4. Dẫn đến nguy cơ mắc các loại bệnh

Thường xuyên ngủ không đủ giấc, sẽ làm tâm trạng cảm thấy lo lắng buồn phiền, khả năng miễn dịch giảm sút, do đó sẽ dẫn tới nguy cơ mắc các loại bệnh lý toàn thân, ví dụ như suy nhược thần kinh, cảm lạnh, các bệnh về đường tiêu hóa.

Các nhà nghiên cứu y khoa Thụy Điển đã nghiên cứu và phát hiện ra rằng, ngủ không đủ giấc còn có thể dẫn tới hàm lượng cholesterol trong máu tăng lên, do đó nguy cơ bệnh tim tăng lên, theo đề xuất của một viện nghiên cứu của Úc, quá trình phân tách tế bào của cơ thể được thực hiện khi chúng ta ngủ say, do vậy ngủ không đủ giấc hoặc rối loạn giấc ngủ, có thể gây ảnh hưởng tới khả năng phân tách của tế bào, từ đó rất có thể hình thành các tế bào đột biến, và là nguy cơ dẫn tới bệnh ung thư.

Nói chung, ở mỗi độ tuổi khác nhau thời gian ngủ đủ và cấn thiết là khác nhau, với học sinh trung học thời gian ngủ đủ giấc là từ 8 -9 giờ, với người trưởng thành là từ 7-8 giờ.

5. Ít nói

Trong não bộ có một khu vực chuyên phụ trách ngôn ngữ, thường xuyên nói nhiều có thể thúc đẩy sự phát triển của não bộ và rèn luyện các chức năng của não bộ. Nên nói những lời có nội dung phong phú, những lời mang tính triết lý hoặc logic cao. Người ít nói, lạnh lùng, chưa chắc đã là người thông minh.

6. Ô nhiễm không khí

Não bộ là cơ quan tiêu thụ nhiều khí ô xy nhất trong các cơ quan của cơ thể, bình quân mỗi phút tiêu hao 500-600 lít oxy. Chỉ có cung ứng đủ ô xy mới có thể nâng cao hiệu quả làm việc của não bộ. Khi làm các công việc liên quan tới não bộ, cần đặc biệt chú ý tới môi trường làm việc.

Thông thường, cái mà chúng ta gọi là “ chất gây ô nhiễm môi trường” như là nitrogen dioxide, ozone. Sulfur dioxide, carbon monoxide… trong môi trường sạch sẽ hàm lượng các chất này là cực ít; nhưng khi môi trường bị ô nhiễm, những chất đặc biệt này ở trong một loại vật chất nào đó sẽ tăng lên. Nói cách khác, những vật chất bất thường trong không khí tăng sinh sẽ sinh ra ô nhiễm không khí.

Ô nhiễm không khí bao gồm khói, hơi nước, than cốc, bụi, bụi than, muội than, khí carbon, thể khí, khói sương, mùi, các vật chất dạng hạt, chất phóng xạ, các hóa chất độc hại, hoặc các chất chứa trong không khí ở bên ngoài phòng khác.

7. Trùm chăn khi ngủ

Nếu nồng độ carbon dioxide trong chăn càng tăng cao, thì nồng độ ô xy sẽ không ngừng giảm xuống, thường xuyên hít phải khí ẩm trong thời gian càng dài, nguy hại với não bộ càng lớn.

Rất nhiều người có thói quen trùm chăn kín đầu khi ngủ, việc trùm chăn kín đầu khi ngủ có ảnh hưởng nghiêm trọng tới hô hấp. Bởi sau khi trùm chăn lên làm không gian ở vùng đầu trở nên nhỏ đi, không khí khó lưu thông, làm lượng khí ô xy khi hô hấp dần giảm xuống; đồng thời, bởi hàm lượng carbon dioxide khi ta thở ra ngoài khó tản ra hết ngoài không khí dẫn tới hàm lượng chất này bao quanh khu vực đầu càng ngày càng dày đặc hơn. Như vậy, khi hô hấp phổi và mạch máu của cơ thể không thể trao đổi đầy đủ được với khí huyết của cơ thể, dẫn tới các cơ quan các bộ phận trong cơ thể mất đi khả năng điều tiết tốt nhất, làm giảm tỷ lệ trao đổi chất.

Sức khỏe của con người là quan trọng nhất, hãy quan tâm đến sức khỏe để có 1 đời sống hạnh phúc nhất !