Theo tôi nghĩ, khi bệnh nhân được chẩn đoán xác định bệnh, người nhà cần được kiểm tra để phát hiện và phòng tránh tiến triển nặng của bệnh bằng những chế độ chăm sóc đặc biệt, dinh dưỡng hợp lý và sử dụng thuốc đúng theo hướng dẫn của bác sĩ. Như vậy cơ hội hồi phục sức khỏe diễn ra nhanh chóng hơn.
Chia sẻ về kinh nghiệm chăm sóc bệnh nhân cơ tim phì đại của thân nhân người bệnh:
Chị Liên chia sẻ: "Tôi đang chăm sóc chồng tôi, năm nay 49 tuổi đang điều trị cơ tim phì đại tại bệnh viện. Chồng tôi chữa trị cũng một thời gian rồi nên tôi cũng ít nhiều có kinh nghiệm trong việc chăm sóc bệnh nhân. Chế độ dinh dưỡng luôn được tôi chú trọng nhiều nhất vì theo lời Bác sĩ thì dinh dưỡng đóng góp 1 phần quan trọng cho quá trình hồi phục của chồng tôi. Thức ăn hằng ngày của chồng được tôi chuẩn bị đa phần là rau xanh và cá hoặc các loại ngũ cốc, trái cây là món mà luôn luôn có sẵn trong nhà để chồng có thể ăn bất cứ lúc nào."
Hà Nam cho biết: "Em gái tôi bị bệnh cơ tim phì đại, thật bất ngờ phải không? vì nó mới 22 tuổi mà đã bị bệnh này. Em tôi phát hiện bệnh trong 1 lần ngất xỉu lúc làm việc. Nhà ở xa nên tôi là người chịu trách nhiệm chính cho việc chăm sóc em. Tôi tìm hiểu nhiều thông tin về bệnh này lắm, tôi mua máy đo nhịp tim cho em kiểm soát được bệnh của mình khi nhịp tim diễn ra bất thường được máy thông báo, mỗi lần máy báo nhịp tim em tôi bị loạn là tôi nhanh chóng đưa em đến bệnh viện ngay. Tôi cũng bắt em mình ăn nhiều rau xanh, trái cây và không được ăn đồ đóng hộp vì lười nữa. Hiện tại chúng tôi vẫn đang trong quá trình điều trị bệnh, rất mong là bệnh sẽ nhanh khỏi người em tôi vì từ khi mắc bệnh này mọi hoạt động sinh hoạt thường ngày của em đều có trở ngại tại sức khỏe bị suy giảm rất nhiều."
Bệnh cơ tim phì đại đang diễn ra ở nhiều độ tuổi
Bệnh cơ tim phì đại và mối nguy hiểm của nó đến sức khỏe con người được trang SongKhoe tổng hợp những phương thức chăm sóc qua bài viết “Chế độ chăm sóc bệnh cơ tim phì đại”:
- Sử dụng thiết bị công nghệ
Ở những bệnh nhân có nguy cơ đột tử cao do loạn nhịp tim, bệnh nhân có thể được gắn máy khử rung để dập tắt những cơn loạn nhịp khi cần thiết. Loại máy này là một thiết bị nhỏ được gắn dưới da ở ngực bệnh nhân và có điện cực được dẫn đến tâm nhĩ hoặc tâm thất phải; máy liên tục theo dõi nhịp tim của bệnh nhân
Khi phát hiện những nhịp tim bất thường, máy sẽ phát ra những cú sốc điện để dập tắt cơn loạn nhịp giúp tim đập trở lại nhịp bình thường. Tuy nhiên, máy có nguy cơ lớn nhất là bệnh nhân có thể bị sốc khi họ không bị loạn nhịp, nhất là ở những bệnh nhân trẻ và hoạt động thể lực nhiều.
Khi sốc, bệnh nhân có thể bị đau đớn và tuổi thọ của máy cũng bị giảm đi. Do đó, những bệnh nhân đã được gắn máy này cần được bác sĩ nắm chắc về thói quen vận động và lối sống để có thể lập trình cho máy một cách thích hợp.
- Ăn uống đúng cách và chế độ dinh dưỡng khoa học
- Không ăn thức ăn quá mặn:
Hạn chế ăn mặn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng nếu bị các bệnh suy tim, tăng huyết áp. Hạn chế ăn mặn nghĩa là bạn phải hạn chế muối. Muối có nhiều trong nước chấm, các loại thức ăn khô như cá khô, chà bông, mắm... Hãy tập thay đổi từ từ, đầu tiên đừng dùng nước chấm khi ăn, tránh các loại mắm, cá thịt khô, nếu cần hãy nấu ăn riêng.
- Không nên ăn quá nhiều tinh bột:
Trên phương diện khoa học, việc ăn thiên về chất bột đường mà không có chất đạm sẽ gây ra nguy cơ rối loạn chuyển hóa chất béo và tăng huyết áp, ảnh hưởng đến hệ thống tim mạch. Do đó, chỉ nên ăn chay xen kẽ với chế độ ăn có thịt, cá và các chất protide khác như trứng, sữa… thì có lợi cho sức khỏe hơn, nhất là ở những người lớn tuổi.
Dinh dưỡng ảnh hưởng đến sự phục hồi sức khỏe của bệnh nhân
- Ăn nhiều rau quả - trái cây:
Nên ăn nhiều các loại rau quả, trái cây chứa nhiều chất xơ, vitamin và các khoáng chất vi lượng. Chất xơ còn giúp hoạt động của hệ tiêu hóa dễ dàng, tránh được táo bón. Một số trái cây còn chứa các chất có tác dụng tốt đối với bệnh tim mạch, như bưởi có thể làm giảm mỡ trong máu, cà chua có thể giảm nguy cơ bị tai biến mạch máu não. Ðể tim hoạt động tốt, lượng potasium trong máu phải ổn định, không quá nhiều hay quá ít.
- Uống nước theo nhu cầu của cơ thể:
Người bị bệnh tim nên uống nước theo nhu cầu cơ thể, chỉ uống khi cảm thấy khát. Nếu bệnh của bạn chỉ ở mức độ nhẹ, việc hạn chế uống nước là không cần thiết. Những trường hợp suy tim nặng chỉ nên hạn chế uống khoảng 1 lít nước mỗi ngày. Nên nhớ rằng uống quá ít nước cũng rất nguy hiểm vì có thể gây tụt huyết áp, choáng váng, chóng mặt.
- Từ bỏ chất kích thích, rượu bia
Y học đã chứng minh việc nghiện rượu bia có ảnh hưởng rất xấu đối với sức khỏe nói chung và bệnh tim mạch nói riêng. Việc sinh hoạt điều độ luôn là nguyên tắc quan trọng nhất để giữ gìn sức khỏe. Rượu bia không những ảnh hưởng đến bệnh tim mà còn gây bệnh dạ dày, bệnh gan. Ngoài ra, có một thể bệnh tim đặc biệt gọi là bệnh cơ tim do rượu. Nếu bị bệnh này, bạn phải kiêng rượu bia hoàn toàn.
- Kiêng tuyệt đối thuốc lá:
Thuốc lá ảnh hưởng rất xấu đối với các bệnh do nguyên nhân xơ vữa động mạch như thiếu máu não, thiếu máu cơ tim. Nếu không bỏ thuốc lá, bạn có thể bị tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, suy tim... Và nhất thiết bạn phải cố gắng bằng mọi cách bỏ hút thuốc lá ngay khi biết mình bị bệnh tim mạch.
Chăm sóc bệnh nhân là một công việc không hề dễ dàng, chưa nói nó có thể nói là công việc rất khó khăn, đòi hỏi người chăm sóc phải nắm chắc những thông tin về bệnh. Bởi vì chế độ chăm sóc ảnh hưởng rất lớn đến việc bệnh nhân có thể phục hồi nhanh hay chậm. Theo tôi, nếu người nhà của bạn không may mắc bệnh, đừng hoang mang nhé! Hãy động viên người bệnh và bắt đầu lên kế hoạch chăm sóc đặc biệt đưa bệnh cơ tim phì đại ra khỏi cuộc sống người mà bạn yêu thương.
Người nhà bạn đang mắc bệnh cơ tim cực đại? Bạn chăm sóc họ như thế nào? Cách chăm sóc của bạn đúng hay không đúng, hãy chia sẻ với chúng tôi để cùng nhau tìm hiểu nhé!