Căn bệnh Blốc nhĩ thất sẽ được bạn phát hiện qua những dấu hiệu
Căn bệnh Blốc nhĩ thất sẽ được bạn phát hiện qua những dấu hiệu, 184, Phương Thảo, Cẩm Nang Sức Khỏe
, 04/10/2016 17:26:57Chẩn đoán blốc nhĩ thất chủ yếu dựa vào điện tâm đồ. Triệu chứng của người bệnh và phương pháp điều trị phụ thuộc vào mức độ blốc, nhưng điều trị chủ yếu là cấy máy tạo nhịp tim khi cần thiết. Vì vậy tôi nghĩ việc bạn tìm hiểu và phát hiện ra bệnh sớm nhất qua những dấu hiệu lạ từ sức khỏe không phải là chuyện không thể. Nhanh chóng tìm hiểu bệnh từ hôm nay nhé!
Chuyên gia nói về bệnh bệnh Blốc nhĩ thất và mức độ nguy hiểm của nó đến sức khỏe con người:
BS. Nguyễn Quang Tuấn cho biết: "Trái tim của chúng ta là một khối cơ rỗng co bóp liên tục đều đặn 60-80 lần mỗi phút. Hàng triệu tế bào của trái tim đáp ứng với những xung động điện rất nhỏ. Đặc biệt có một vùng ở phía trên của tâm nhĩ phải có khả năng phát xung động điện cho tất cả các tế bào cơ tim gọi là nút xoang. Bình thường nút xoang phát xung động đều đặn khoảng 60-80 lần mỗi phút. Nút xoang có thể phát xung động nhanh hơn khi nhu cầu ôxy cơ thể cao hơn như khi gắng sức, xúc động, sốt cao... Nằm giữa tâm nhĩ và tâm thất cũng có một vùng tế bào đặc biệt được gọi là nút nhĩ thất có tác dụng dẫn truyền và kiểm soát các xung động điện từ tâm nhĩ xuống tâm thất. Xung động điện phát ra từ nút xoang, lan truyền đến tâm nhĩ làm các tâm nhĩ co bóp, biểu hiện bằng sóng P trên điện tâm đồ. Tùy vào mức độ tắc nghẽn, sự dẫn truyền xung động từ tâm nhĩ xuống tâm thất mà người ta chia blốc nhĩ thất ở dạng khác nhau."
Blốc nhĩ thất là sự tắc nghẽn một phần hoặc hoàn toàn sự dẫn truyền xung động
Triệu chứng lâm sàng của bệnh Blốc nhĩ thất trên trang Songkhoe trong bài viết “Bệnh blốc nhĩ thất – nguyên nhân và cách điều trị”
Ở các ca blôc nhĩ – thất cấp 1 và một số cấp 2 nhẹ thường không có biểu hiện gì, nhưng ở các ca blôc nhĩ – thất cấp 3 và 1 số ca cấp 2 nặng thì tần số tim giảm xuống làm cho lưu lượng tim giảm theo, sinh ra 1 số triệu chứng cơ năng như mệt, giác quan sút kém, trí óc chậm chạp, gắng sức kém và có khi ngất, đôi khi suy tim, suy thận và đau ngực.
1. Hội chứng Morgagni – Adams Stokes thường gọi là Adams – Stokes
Do 2 nhà lâm sàng học Airơlen và Adams (1827) và Stokes (1846) mô tả. Đây là hiện tượng bệnh nhân bị ngất một cách đột ngột vì thiếu máu não do ngừng tuần hoàn đột ngột, chiếm tỷ lệ 35 – 67% các ca blôc nhĩ – thất hoàn toàn.
Triệu chứng ngất có nhiều mức độ khác nhau tùy theo sự ngừng tuần hoàn dài hay ngắn. Nếu chỉ ngừng 3 – 5 giây thì bệnh nhân chỉ cảm thấy:
- Choáng váng.
- Hơi xỉu đi.
- Mất thăng bằng thoáng qua.
- Nếu ngừng 5 – 10 giây thì triệu chứng sẽ biểu hiện:
- Bệnh nhân bị ngất hẳn.
- Nếu đang đứng thì bị ngã vật xuống và có thể bị thương.
- Lúc tỉnh dậy không nhớ gì về cơn ngất cả.
- Đây là bệnh cảnh hay gặp hơn cả. Nhưng cũng có những bệnh nhân có kinh nghiệm cảm thấy trước và kịp thời ngồi xuống trước khi ngất.
Cần phát hiện bệnh sớm nhất để tìm ra phương pháp chữa trị
Nếu ngừng tim 15 giây trở lên thì biểu hiện của bệnh nhân:
- Ngã ra mê man.
- Tay chân bị co giật.
- Thở nhanh, sâu và ồn ào.
- Sùi bọt mép.
- Có thể có những hiện tượng thần kinh khu trú để lại di chứng vĩnh viễn.
Nếu ngừng quá 30 giây thì tình trạng nặng hơn:
- Nằm yên như chết.
- Ngừng cả hô hấp và tuần hoàn.
- Khi hết cơn bệnh nhân tỉnh rất nhanh nhưng nếu cơn ngất quá 3 phút thì ít khi hồi phục.
Một điểm đặc biệt quan trọng là khi bắt đầu ngừng tuần hoàn nghĩa là cơ thể ngay từ lúc bệnh nhân chưa ngất thì da bệnh nhân đã đột nhiên tái ngắt như người chết, nếu có co giật thì có thể chuyển thành máu tím, và khi hết cơn tuần hoàn lập lại thì da đột ngột đỏ bừng lên.
Khám bệnh nhân trong cơn ngất, ta thất mạch mất hẳn hay hết sức chậm nhưng cũng có khi nhịp tim lại rất nhanh, tiếng tim và huyết áp cũng mất, đồng tử dãn ra. Cơn Adams – Stokes cần được chẩn đoán phân biệt với cơn động kinh, phần lớn cơn thườngtự nhiên xuất hiện kể cả trong khi ngủ. Cơ chế ngừng tuần hoàn của cơ Adams – Stokes trong phần lớn các ca là vô tâm thu đơn thuần, còn 1 số ca khác có thể do loạn nhịp thất nhanh.
2. Các triệu chứng thực thể mà bệnh nhân có thể dự đoán được mức độ bệnh của mình:
- Blôc cấp 1: thường không có triệu chứng trên lâm sàng.
- Blôc cấp 2: khi có chu kỳ Wenckebach dài với từng đoạn nghỉ thì nghe tim dễ nhầm là có ngoại tâm thu, nhưng nếu nghe kỹ thì thấy nó khác ngoại tâm thu ở chỗ tim đập thành từng đợt dài gần như nhau và trong mỗi đợt thì tim đập nhanh dần lên (xem điện tim đồ). Khi blôc luôn luôn hay đổi mức độ làm cho nhịp tim đập không đều thì dễ nhầm với rung nhĩ chậm, thường phải ghi điện tim đồ mới chẩn đoán được.
- Blôc cấp 3: thường dễ chẩn đoán. Tim đập rất chậm 30 – 50c/phút lúc mạnh lúc nhẹ, không đều nhau do thường xuyên của khoảng cách giữa các nhát bóp nhĩ và các nhát bóp thất.
Bệnh Blốc nhĩ thất là một trong những loại bệnh nguy hiểm đến tính mạng của con người vì những biểu hiện của nó diễn ra đột ngột kiến người bệnh khó kiểm soát được. Vì thế bạn nên thường xuyên kiểm ra sức khỏe của mình để biết tình trạng sức khỏe cũng như mình có mắc phải căn bệnh này không.
Căn bệnh Blốc nhĩ thất sẽ được bạn phát hiện qua những dấu hiệu Tim mạch, Dấu hiệu, triệu chứng bệnh, Blốc nhĩ thất
Các bài viết liên quan đến Căn bệnh Blốc nhĩ thất sẽ được bạn phát hiện qua những dấu hiệu, Tim mạch, Dấu hiệu, triệu chứng bệnh, Blốc nhĩ thất
- 01/02/2018 Bác sĩ Nhật chia sẻ cách "tắm sạch" huyết quản, phòng tai biến 4307
- 01/02/2018 Đau đầu ngón tay - Dấu hiệu cảnh báo bệnh nguy hiểm 2551
- 31/07/2017 [Cảnh Báo] Dấu hiệu nhận biết sốt xuất huyết 4439
- 01/06/2017 Cảnh báo - Dấu hiệu nhận biết nguy cơ suy thận 2816
- 27/09/2016 Nếu thấy những dấu hiệu dưới đây, bạn đang bị sốt xuất huyết 4756
- 22/09/2016 Không thể bỏ qua 8 dấu hiệu ung thư vú 2791