Sức mạnh của xương bao gồm sự toàn vẹn cả về khối lượng và chất lượng của xương gây ảnh hưởng trực tiếp đến tình trạng sức khỏe và sinh hoạt của người bệnh.
Các yếu tố nguy cơ của bệnh loãng xương:
- Kém phát triển thể chất từ khi còn nhỏ, đặc biệt là Còi xương, Suy dinh dưỡng, chế độ ăn thiếu protein, thiếu canxi hoặc tỷ lệ canxi/phospho trong chế độ ăn không hợp lý, thiếu vitamin D hoặc cơ thể không hấp thu được vitamin D... vì vậy khối lượng khoáng chất đỉnh của xương ở tuổi trưởng thành thấp, đây được coi là yếu tố nguy cơ quan trọng nhất của bệnh loãng xương.
- Tiền sử gia đình có cha, mẹ bị loãng xương hoặc gãy xương
- Ít hoạt động thể lực, ít hoạt động ngoài trời, bất động quá lâu ngày do bệnh tật hoặc do nghề nghiệp
- Có thói quen sử dụng nhiều rượu, bia, cà phê, thuốc lá…làm tăng thải canxi qua đường thận và giảm hấp thu canxi ở đường tiêu hóa.
- Bị mắc một số bệnh: Thiểu năng các tuyến sinh dục nam và nữ (suy buồng trứng sớm, mãn kinh sớm, cắt buồng trứng, thiểu năng tinh hoàn…), bệnh nội tiết : cường tuyến giáp, cường tuyến cận giáp, cường tuyến vỏ thượng thận bệnh mãn tính đường tiêu hoá làm hạn chế hấp thu canxi, vitamin D, protein…ảnh hưởng chuyển hoá canxi và sự tạo xương, bệnh suy thận mãn hoặc phải chạy thận nhân tạo lâu ngày gây mất canxi qua đường tiết niệu, các bệnh xương khớp.
Loãng xương có thể chữa trị nếu phát hiện kịp thời
Dấu hiệu để phát hiện bệnh loãng xương:
- Đau xương:
- Đau nhức các đầu xương.
- Đau nhức, mỏi dọc các xương dài.
- Đau nhức như châm trích toàn thân.
- Đau tăng về đêm, nghỉ ngơi không hết.
- Đau cột sống:
- Đau cột sống thường kèm theo co cứng các cơ dọc cột sống gây đau, giật cơ khi thay đổi tư thế.
- Lúc nằm yên, người bệnh thường thấy dễ chịu hơn.
- Gù vẹo cột sống:
Gù vẹo cột sống, giảm chiều cao so với lúc trẻ (do các đốt sống bị lún, xẹp hoặc bị gãy lún).
- Triệu chứng toàn thân:
Các triệu trứng toàn thân thường gặp là luôn có cảm giác lạnh hoặc ớn lạnh, hay bị chuột rút (vọp bẻ), thường ra mồ hôi.
Thường có kèm theo các bệnh của người có tuổi như: béo bệu, cao huyết áp, bệnh mạch vành, tiểu đường, thoái hóa khớp…
Khi đã có các triệu chứng lâm sàng rõ ràng nêu trên, khối lượng xương của cơ thể thường đã giảm 30%. Lúc này trên phim X-quang thường có thể thấy rõ hiện tượng loãng xương như xương tăng thấu quang.
- Vỏ xương bị mỏng đi:
Các đốt sống bị biến dạng: lún xẹp hay gãy lún.
Nếu phát hiện mình có những biểu hiện trên mau mau đến bác sĩ để tìm ra những biện pháp chữa trị hiệu quả nhất !