Cẩm Nang Sức Khỏe

Phương pháp ngăn ngừa bệnh suy giãm tĩnh mạch chân đến với bạn

Suy giãn tĩnh mạch chân là bệnh mà kể cả nữ giới và nam giới đều có nguy cơ mắc phải, căn bệnh đem lại nhiều hậu quả khó lường cho người bệnh, vì vậy dừng để căn bệnh đến thì chúng ta mới tìm cách phòng tránh.

Suy giản tĩnh mạch diễn ra khiến nhiều người bất ngờ vì mình bị bệnh, những biểu hiện của nó khiến người ta lầm tưởng đó chỉ là sự mệt mỏi đơn thuần của cơ thể. Thế nhưng đừng lơ là trước những cảnh báo sức khỏe đem đến cho chúng ta vì căn bệnh có thể diễn ra ngay trước mắt. Và hôm nay tôi tin rằng tất cả mọi người đều muốn mình không mắc bệnh. Vậy hãy bắt đầu phòng bệnh hơn là chữa bệnh nhé!

  1. Những điều không nên làm nếu không muốn bị suy giãn tĩnh mạch chân:

Ví dụ: Chạy, nâng tạ đứng, chơi thể thao nặng, đứng lâu , tập aerobic trên 30 phút mỗi lần…bạn nên tập luyện bằng cách giãn thời gian để đôi chân có thể nghỉ ngơi.

Ví dụ tư thế ngồi hoa sen trong YOGA, ngồi chéo chân trong thời gian lâu, ngồi chồm hổm…Những tư thế này sẽ làm tăng lượng máu ứ đọng ở vùng chân và làm tăng áp các tĩnh mạch.

Giãn tĩnh mạch chân gây khó khăn trong đi lại và mất tính thẩm mĩ của đôi chân

Khi nâng tạ, hầu hết mọi người có phản xạ nín thở. Nín thở sẽ làm tăng áp lực máu. Và điều này rất tệ hại nếu bạn bị giãn tĩnh mạch. Hãy nhớ khi nhấc vật nặng lên thì thở ra và hít vào khi hạ xuống.

  1. Những thói quen không đúng khi bắt đầu bị suy giãn tĩnh mạch

Những thói quen này không hiệu quả hoặc làm nặng thêm tình trạng suy tĩnh mạch chân, vì vậy bạn đừng sai lầm khi nghĩ chúng tốt cho tính mạch nhé.

  1. Những điều nên làm những việc giúp giảm và ngăn ngừa bệnh giãn tĩnh mạch chân

Đi bộ thường xuyên mỗi ngày ít nhất là 30 phút, thời gian này có thể cộng dồn vì bạn nên để cơ chân nghỉ ngơi rồi tiếp tục tập luyện. Đây là cách tập luyện rất tốt cho người bị suy giãn tĩnh mạch chân.

Đây là môn thể thao thích hợp và mang nhiều lợi ích cho người bị suy giãn tĩnh mạch chân.

Hãy nhớ chọn những bài tập nào mà khi tập đôi chân bạn phải ngang người hoặc cao hơn tim của bạn. Ví dụ cử động chân trên giường khi bạn nằm, nằm và làm động tác đạp xe đạp trên không, khi ngồi nếu được hãy đặt chân của bạn ngang với mông.

Đi bộ mỗi ngày nhưng giãn thời gian đi giúp vận động các cơ chân tránh giãn tĩnh mạch

Hãy vận động chân và cổ chân bất cứ lúc nào bạn có điều kiện. Bạn nhớ co duỗi cẳng chân, xoay nhẹ vùng cổ chân mắt cá chân, Hãy giữ chân bạn luôn chuyển động khi có thể.

Hãy thở ra hít vào đều đặn khi tập thể dục. Sự di chuyển của cơ bụng giúp máu lưu thông. Điều này giúp giảm áp lực cho các tĩnh mạch của bạn. Đây là mẹo nhỏ giúp bạn giảm nguy cơ bị suy giãn tĩnh mạch, khi tập thể dục hãy nhớ mang vớ ép y khoa.

  1. Những thói quen bổ ích giúp bạn hạn chế biến chứng bệnh

Đảm bảo khẩu phần ăn hằng ngày có đủ chất xơ như trái cây, rau quả tươi, ngũ cốc, rau củ, … để tránh bị táo bón.

Nhu cầu nước mỗi ngày cho cơ thể một người lớn là 2 lít nước (bao gồm: nước uống và cả những thức ăn hoặc thức uống có nước), đặc biệt khi thời tiết nóng.

Không nên mang giày cao gót. Nên bước đi tự nhiên bằng cả bàn chân.

Không nên mặc những loại quần áo chật, đặc biệt là bó sát ở vùng chậu và hông. Quần áo bó chật làm cản trở máu lưu thông.

Đi cầu thang bộ thay vì dùng thang máy. Có nhiều cơ hội để tập tĩnh mạch: ở cao ốc văn phòng, ở các trung tâm mua sắm, ở chung cư … Nên dùng thang bộ vì sức khỏe tĩnh mạch của bạn.

Không ngồi đong đưa chân, nên ngồi tư thế chắc chắn: chân chạm đất, để mặt dưới đùi vừa chạm ghế hoặc hổng trên mặt ghế, sao cho mặt ghế không tỳ lên mặt dưới đùi vì sẽ làm cản trở lưu thông máu tĩnh mạch chạy dọc mặt sau đùi.

Bạn có thể chạy tại chỗ mà vẫn làm việc được, nó sẽ giúp làm giảm tải lên hệ thống tĩnh mạch của bạn.

Xách nặng (ví dụ như đi chợ, mua sắm) sẽ làm cho máu dồn xuống chân nhiều hơn và làm cho tĩnh mạch càng bị quá tải. Cố gắng tránh xách nặng, hãy để tất cả lên xe đẩy.

Xoay từ trái qua phải, và ngược lại sẽ làm cho chân bạn linh động, thoải mái.

Tập nhón gót – đứng cùng lúc cả hai bàn chân lên đầu các ngón chân, lặp lại nhiều lần.

Lặp lại nhiều lần. Nhấc mũi bàn chân lên xuống giống như động tác nhịp chân. Cố gắng nâng bàn chân lên tối đa cho đến khi không thể nhấc lên được nữa. Lặp lại nhiều lần.

Co và duỗi nhẹ hai chân xen kẽ nhau (đá chân trước sau xen kẽ), kết hợp nhón gót (lúc co chân lại) và nhấc bàn chân (lúc duỗi chân ra).

Kê chân khi ngủ làm hệ thống mạch lưu thông và giảm khả năng mắc bệnh giãn tĩnh mạch

Ví dụ như: đi bộ, chạy bộ, khiêu vũ, bơi lội, đạp xe, …

Ví dụ như: các môn thể thao nặng (cử tạ, tập thể hình, chạy tốc độ, nhảy cao, nhảy xa, …), các môn có đối đầu căng thẳng (tennis, cầu lông, …), những môn chơi với bóng (bóng đá, bóng rổ, bóng chuyền, …).

Thư dãn nghỉ ngơi và ngủ: nên kê chân cao hơn tim khoảng 15 cm.

Nước lạnh sẽ làm co thắt tĩnh mạch, giúp cho sự vận chuyển máu hồi lưu về tim dễ dàng hơn.

Tắm hơi và ngồi ngâm mình trong nước nóng (Jacuzzi) cũng được, nhưng sau đó bạn phải nhớ xối chân lại bằng nước lạnh và nằm gác chân cao.

Chúng ta thường thích tắm nắng. Nhưng nắng nóng có hại cho tĩnh mạch của bạn. Bạn nên chọn nơi có bóng mát, và nếu có điều kiện bạn nên đi dạo trên bờ biển bằng cách lội chân trần trong nước biển lạnh.

Hãy phòng tránh bệnh suy giãn tĩnh mạch chân ngay từ hôm nay nhé, vì căn bệnh sẽ đem đến những hậu quả khó lường trước cho chúng ta, sức khỏe người bệnh không những bị ảnh hưởng mà còn gây khó khăn trong hoạt động đi lại của bệnh nhân.