Cẩm Nang Sức Khỏe

Chớ dại tự động điều chỉnh tốc độ dịch truyền...nếu không muốn bị phù phổi

Truyền dịch là tiêm truyền tĩnh mạch nhỏ giọt những chất có lợi vào cơ thể nhằm để hỗ trợ điều trị bệnh hoặc phục hồi cơ thể...

Tuy nhiên làm thế nào để truyền dịch đúng cách thì không phải ai cũng biết và có nhiều người còn lạm dụng quá truyền dịch và tự mình điều chỉnh chế độ chuyền dịch. Họ thực hiện những điều này một cách vô thức trong khi không hề biết thói quen ấy sẽ khiến sức khỏe của bạn bị ảnh hưởng, nặng hơn nó khiến phổi bị tổn thương khi lượng dịch cung cấp cho cơ thể đến quá nhanh khiến cơ thể người bệnh không dung nạp nổi. Điều này sẽ khiến cơ thể bạn bị sốc dịch truyền và có thể gây ảnh hưởng đến tính mạng.

Tình huống nguy hiểm do tự điều chỉnh dịch chuyền:

Bà L.T.T. 65 tuổi, là người “nghiện” truyền dịch, hễ thấy trong người mệt mỏi, ăn uống kém là đến phòng mạch bác sĩ tư xin truyền dịch. Ngày 12-10, bà T bị nhiễm trùng tiểu - viêm dạ dày phải vào bệnh viện điều trị. Tại đây, bà T. xin được truyền dịch cho “khỏe”.

Cộng đồng SucKhoeNhanh.Com chia sẻ ý kiến cá nhân của mình về trường hợp bà T:

Lan Phan chia sẻ: “Mình thấy nhiều người giống như bà T trong tình huống này lắm chứ, cứ thấy truyền dịch lâu mà tự động chỉnh dịch chuồng chạy nhanh mà họ không hề biết rằng cơ thể của mình đang không được khỏe mới phải truyền dịch. Thật sự điều này như lời cảnh báo cho những ai có thói quen không kiên nhẫn mỗi khi phải truyền dịch như vậy.”

Trang Lê cho biết: “Thật sự sốc mà mình cũng thấy hoảng sợ nữa, chính bản thân mình mỗi lần bệnh hay mệt mỏi cũng phải truyền dịch để cơ thể được hồi phục. Nhưng mình cũng có thói quen không đủ kiên nhẫn để đợi mấy tiền đồng hồ, có những hôm mình mắc tiểu nên tự mình xả dịch chảy nhanh hơn khi không thấy y tá hay bác sĩ theo dõi. Thật sự không nghĩ đến việc này lại ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng như vậy thì mình đã không có gan làm rồi.”

Truyền dịch giúp bổ sung chất dinh dưỡng cho cơ thể giúp phục hồi trong quá trình điều trị bệnh

Thông qua bài viết "Phù phổi vì... tự chỉnh tốc độ dịch truyền" Theo Bác sĩ. Trần Mạnh Hà về việc truyền dịch của bà T:

  1. Sự việc xảy ra với bệnh nhân L.T.T.

Các bác sĩ đánh giá: bà có thể ăn uống được, không bị rối loạn điện giải nên không cho bà truyền dịch. Nhưng vì bà T. lại là người quen của một đồng nghiệp trong bệnh viện, cho nên các bác sĩ bất đắc dĩ phải cho truyền dịch.

Bệnh nhân xin truyền 2 chai/ngày, chai muối và chai đường. Sau khi đánh giá tình trạng tim mạch, phổi, thận của bà T., bác sĩ thận trọng cho truyền mỗi chai với tốc độ 20 giọt/phút, và dặn dò người nhà không được tự ý chỉnh dịch truyền. Ngày đầu truyền dịch, bà T. vẫn bình thường. Sang ngày thứ 2 thì bà T. bỗng đột ngột lên cơn khó thở, mệt nhiều, đang nằm đầu ngang phải ngồi dậy thở.

Truyền dịch quá nhanh sẽ gây tổn hại đến sức khỏe của bệnh nhân

Người nhà tức tốc gọi bác sĩ đến phòng bệnh gấp. Khi bác sĩ đến thấy bệnh nhân có biểu hiện phù phổi cấp liền kiểm tra dịch truyền, hóa ra dịch truyền đang chảy với tốc độ nhanh 100 giọt/phút. Với tốc độ này thì chỉ cần 1,7 giờ là truyền hết 1 chai 500ml. Các bác sĩ tiến hành cấp cứu tích cực, ngưng ngay dịch truyền (chỉ còn khoảng 50ml trong chai), cho bà nằm đầu cao, thở oxy, chích lợi tiểu.

Sau 2 giờ thì bà T. hết khó thở, bớt mệt. 2 ngày sau, tình trạng bệnh nhân đã ổn định. Hỏi kỹ người nhà thì được biết, bà T. thường hay kêu con gái của mình chỉnh dịch truyền cho chảy nhanh lên, chảy đến khi còn nửa chai thì chỉnh chậm lại để tránh y tá để ý.

 Nhiều lần trước, bệnh nhân cũng cho chỉnh như vậy, thấy không có sao cả. Nhưng lần này, đến khi người con trai chỉnh dịch truyền cho bệnh nhân, vì sơ ý để dịch truyền quá nhanh và bận gọi điện thoại nên chai dịch sắp hết mà không biết, đến khi bà T. than khó thở thì mới ngưng gọi điện, chạy đến phòng bác sĩ gọi cấp cứu.

Mặc dù tình trạng tim, phổi, thận của bà T. còn tốt nhưng nếu truyền dịch quá nhiều hay quá nhanh cũng có thể tạo ra biến chứng ứ nước nhanh ngoài tế bào, gây ra phù phổi cấp. Do đó, việc truyền dịch cần có chỉ định của bác sĩ, khi được truyền dịch, không được phép tự ý chỉnh tốc độ dịch truyền theo ý mình, vì nếu chỉnh quá nhanh, hậu quả sẽ đáng tiếc nếu không được phát hiện kịp thời.

  1. Chỉ định truyền dịch theo quy định:

Các loại dịch truyền gồm: đạm, mỡ, muối, đường, các chất điện giải, đạm hoa quả, huyết tương tươi, dung dịch chứa albumin, dextran…

Dịch truyền có tác dụng nâng huyết áp cơ thể, để cân bằng các chất điện giải có trong máu khi bệnh nhân bị mất máu, mất nước do chấn thương, tai nạn, do phẫu thuật, do tiêu chảy, nôn mửa kéo dài, do bị bỏng, do bị mất nhiều mồ hôi trong điều kiện quá nóng bức, để nuôi ăn trong trường hợp bệnh nhân không thể ăn hoặc hấp thu các chất dinh dưỡng qua đường tiêu hóa. Việc bù đường, muối và các chất điện giải chỉ nên tiến hành khi hàm lượng những chất này trong máu thấp hơn mức cho phép.

  1. Truyền dịch có gặp nguy hiểm không?

Ngay cả khi truyền dịch đúng chỉ định, bệnh nhân vẫn có thể gặp một số nguy hiểm trong quá trình truyền: chỗ tiêm bị phù, đau sưng, viêm tĩnh mạch, rét run, mặt tái nhợt, vã mồ hôi, khó thở, đau ngực…

Bệnh nhân chỉ được truyền dịch khi có sự cho phép của bác sĩ và không được tự mình điều chỉnh

dịch truyền

Nguy hiểm nhất là sốc do dịch truyền. Khi sử dụng dịch truyền để truyền cho bệnh nhân trong bất cứ trường hợp nào cũng cần phải lưu ý nguy cơ bệnh nhân có thể bị sốc. Sốc có thể xảy ra tức thì, trong hoặc ngay sau khi tiêm. Biểu hiện là bệnh nhân bắt đầu thấy rét run đột ngột, sốt, nhiệt độ cơ thể có thể lên 39 – 40oC hoặc cao hơn, mạch nhanh, vã mồ hôi, chân tay lạnh, huyết áp tụt, khó thở, nhịp thở nhanh và nông, bệnh nhân lo lắng bồn chồn, vật vã…

Nếu không xử trí kịp thời, bệnh nhận có thể sẽ bị tử vong. Nguyên nhân gây sốc có thể do chất lượng thuốc hoặc do dụng cụ tiêm truyền không đảm bảo vô trùng, tốc độ truyền quá nhanh, đôi khi do cơ địa bệnh nhân mẫn cảm hoặc dị ứng thuốc.

Tiếp đến là phù phổi cấp do truyền dịch rất nhanh hay truyền rất nhiều dịch. Có thể xảy ra ở người hoàn toàn bình thường, nhưng thường gặp ở bệnh nhân lớn tuổi, có độ lọc thận yếu, có bệnh tim mạch, có bệnh phổi.

Vì vậy bạn tuyết đối không nên lạm dụng tiêm truyền với các mục đích không do nhu cầu chữa bệnh. Khi được bác sĩ chỉ định truyền dịch, thì không được tự ý chỉnh tốc độ dịch truyền. Những trường hợp tự mua dịch truyền với mục đích nâng cao sức khỏe hay làm đẹp da cần phải hỏi ý kiến của bác sĩ kẻo xảy ra những tình huống nguy hiểm bạn sẽ không kịp trở tay đó.

Những thói quen gây hại này bạn nên bỏ ngay lập tức vì nó ảnh hưởng không nhỏ đâu nhé, hãy chia sẻ với chúng tôi những thói quen xấu mà bạn biết gây ảnh hưởng đến sức khỏe của con người ngay nhé!