Cẩm Nang Sức Khỏe

Cơ thể lên tiếng khi bạn thiếu kẽm qua các dấu hiệu bệnh

Thiếu kẽm có thể dẫn đến chậm phát triển, dễ bị tiêu chảy, nhiễm khuẩn ở trẻ em, bệnh tiểu đường, bệnh Alzeimer và các chứng bệnh khác ở người lớn.

Kẽm là nguyên tố vi lượng cần thiết cho cơ thể người với 90% kẽm tồn tại trong cơ bắp và xương, 10% có vai trò quan trọng trong máu, nhưng nếu bạn không cung cấp đủ lưỡng kẽm cần thiết sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống sức khỏe.

Kẽm là một trong những nguyên tố vô cùng quan trọng của cơ thể con người.

Ý kiến của mọi người về các dấu hiệu cơ thể biểu hiện tình trạng thiếu kẽm:

Mai Hương chia sẻ: "Thời gian đầu mới sinh con, tóc mình rụng nhiều kinh khủng, dùng nhiều các dược phẩm chống rụng tóc nhưng chả có tác dụng gì cả, người thì bắt đầu chán ăn khiến mình không có sữa cho con bú. Lo lắng càng thêm lo lắng hơn khi con mình còn quá bé. Thấy thế chồng mình có gọi bác sĩ đến kiểm tra thì bác sĩ có bảo mình không mắc bệnh gì cả, chỉ là cơ thể trọng trạng thái thiếu kẽm, nên bổ sung kẽm qua thức ăn như đậu, trứng, thịt,...thì tình trạng sẽ từ từ hết, bác sĩ cũng khuyên mình không nên lo lắng quá mức dễ ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và cả con."

Hồ Anh cho biết: "Mình cũng biết kẽm ảnh hưởng lớn đến cơ thể rồi, mình là đàn ông mà mỗi lần cảm thấy người mệt mỏi, chán ăn hay tóc có xu hướng rụng nhiều là mẹ mình cho mình uống thuốc cung cấp kẽm và thức ăn chứa nhiều chất kẽm ngay. Mẹ còn nói nếu không bổ sung đủ chất cho cơ thể để sau này mắc bệnh thì hối hận không kịp.

Thông qua bài viết “6 dấu hiệu cho thấy bạn đang bị thiếu kẽm” được tổng hợp bởi  Tú Linh:

Những dấu hiệu khi cơ thể thiếu kẽm thường thấy trong các trường hợp khi lượng kẽm hấp thụ kém, khi tăng thất thoát kẽm khỏi cơ thể, hay khi nhu cầu cơ thể về chất kẽm gia tăng.

Trên đây là một số dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn đang thiếu kẽm:

  1. Có bệnh mạn tính

Bệnh tiểu đường, Alzeimer, suy giảm nhận thức, xơ vữa động mạch, rối loạn thần kinh, các bệnh tự miễn, thoái hóa do tuổi tác, bệnh Wilson- các nghiên cứu cho thấy tất cả bệnh này có liên quan đến thiếu kẽm.

Kẽm có chức năng miễn dịch và sự phát triển tế bào nên nếu thiếu kẽm rất dễ bị bệnh mãn tính.

Prasad và các nhà nghiên cứu khác cho rằng kẽm có liên quan đến nhiều bệnh mạn tính vì nó đóng vai trò quan trọng trong chức năng miễn dịch và sự phát triển khỏe mạnh của tế bào. Thiếu kẽm làm tăng stress và viêm, từ đó gây ra các bệnh mạn tính.

  1. Dễ bị nhiễm trùng

Như đã nói trên, kẽm là rất cần cho hệ thống miễn dịch. Thiếu kẽm làm tổn hại đến hệ thống miễn dịch, làm giảm sức đề kháng của cơ thể nên dễ bị nhiễm trùng do virus và vi khuẩn.

  1. Rụng tóc

Người thiếu kẽm thường bị rụng tóc khá nhiều.

Đôi khi thiếu kẽm sẽ gây rụng tóc, nhưng không phải cứ hay bị rụng tóc là thiếu kẽm bởi có rất nhiều điều gây ra rụng tóc.

  1. Chán ăn

Kẽm có vai trò quan trọng trong cảm nhận vị giác và khứu giác. Vì vậy thiếu kẽm sẽ khiến bạn chán ăn, và thấy không ngon miệng.

  1. Nghe kém

Một nghiên cứu trên 100 bệnh nhân cho thấy thiếu kẽm gây giảm sút thính lực. Cung cấp đủ lượng kẽm giúp cải thiện tình trạng nghe của nhiều bệnh nhân.

Thiếu kẽm lâu ngày hệ thính giác của con người sẽ bị suy giảm.

  1. Phát triển không đầy đủ

Đối với trẻ em, nhận đủ kẽm là điều rất quan trọng vì kẽm có vai tro chủ yếu trong tăng trưởng tế bào. Thiếu kẽm khiến các bé không chịu ăn, chậm lớn, còi cọc, dễ bị tiêu chảy, chậm phát triển…

Dù các biểu hiện trên, có thể phản ánh nhiều tình trạng sức khỏe, bệnh lý khác nhau. Nhưng nếu bạn nghi ngờ mình bị thiếu kẽm, hãy bổ sung kẽm cho cơ thể qua chế độ dinh dưỡng bằng cách ăn nhiều các loại thực phẩm như ngao, sò, hàu, cá biển… Trứng gà, các loại thịt đỏ và các thực phẩm họ đậu cũng rất giàu loại khoáng chất này.