Bằng chứng là tại đất nước mặt trời mọc, từ thời cổ đại, người ta đã biết cách áp dụng phương pháp này trong thời gian dài để chữa trị nhiều loại bệnh thông thường đến nan y, từ đau đầu, hen suyễn cho đến ung thư.
Người Nhật cho rằng, chỉ cần uống nước đúng liều lượng, đúng thời điểm kết hợp nghiêm ngặt với một số nguyên tắc khác thì có thể chữa được nhiều căn bệnh như đau nhức cơ thể, đau đầu, hen suyễn, viêm phế quản, bệnh tim, lao, thận, viêm đường tiết niệu, viêm dạ dày, tiểu đường, trĩ, táo bón, rối loạn kinh nguyệt, rối loạn thị giác hay thậm chí là cả ung thư.
Để thực hiện phương pháp này, nên bắt đầu với uống nước như sau:
- Trước khi đánh răng, uống 640 ml (4 ly 160 ml) nước.
- Đánh răng, súc miệng nhưng không ăn hoặc uống bất cứ thứ gì trong 45 phút sau đó.
- Ăn sáng như bình thường.
- Sau khi ăn sáng, không ăn bất cứ thứ gì trong 2 giờ.
Liệu trình thực hiện đối với tùy từng loại bệnh
Theo người Nhật, phương áp uống nước chữa bệnh này phải được thực hiện đều đặn mới mang lại hiệu quả. Cụ thể, mỗi loại bệnh sẽ tương đương với thời gian áp dụng như sau:
- Người mắc bệnh viêm dạ dày, táo bón nên áp dụng trong 10 ngày liên tục.
- Người mắc bệnh tiểu đường: 30 ngày.
- Người mắc cao huyết áp: 40 ngày.
- Người mắc bệnh lao: 3 tháng.
- Người mắc bệnh ung thư nên áp dụng liên tục trong thời gian 180 ngày.
Tuy nhiên, các chuyên gia sức khỏe lưu ý, những người mắc phải các chứng bệnh thận hay người cao tuổi tốt nhất nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng phương pháp này.
Bên cạnh đó, đối với những người không thể uống được 4 cốc/ngày thì có thể bắt đầu bằng cách uống ít hơn và dần tăng lên đến 4 cốc theo hướng dẫn trên.
Liệu pháp chữa bệnh bằng cách uống nước được rất nhiều người Nhật ưa chuộng. Người ta cho rằng, phương pháp này không những không gây ra tác dụng phụ mà còn góp phần tăng cường sức khỏe, bổ sung lượng nước đầy đủ cho cơ thể mỗi ngày.
Đáng lưu ý, liệu pháp chữa bệnh này cũng được thúc đẩy và khuyến khích bởi Hội Y tế Nhật Bản và đã có nhiều trường hợp chữa bệnh thành công khi thực hiện theo đúng nguyên tắc và liệu trình nói trên.
Một trong những trường hợp cụ thể được biết đến nhiều nhất về phương pháp điều trị này là Tiến sĩ Fereydoon Batmanghelidj - người được đào tạo y khoa tại bệnh viện Đại học Y khoa St. Mary tại London (Anh), người tiên phong khám phá ra tác dụng chữa bệnh của nước và mối liên hệ giữa mất nước và bệnh mãn tính. Ông này từng bị kết án tù chính trị ở Iran.
Trong thời gian bị giam giữ hồi năm 1979, Tiến sĩ Batmanghelidj đã sử dụng một loại thuốc có sẵn duy nhất - nước để điều trị thành công cho 3.000 tù nhân bị loét dạ dày do stress gây ra.
Sau khi được tự do, ông đã dồn tất cả thời gian và tâm trí của mình vào nghiên cứu tình trạng mất nước và những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của nó. Những nghiên cứu tiếp theo của ông đã góp phần phục hồi sức khỏe cho hàng trăm, hàng nghìn người bị các bệnh không xác định liên quan đến mất nước.
Không chỉ ở Nhật, người Ấn Độ cũng có một liệu pháp tương tự có tên gọi là "Usha Paana Chikitsa". Liệu pháp này khuyên bạn nên uống 1,5 lít nước khi đói mỗi buổi sáng. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng liệu pháp của người Ấn Độ gây ra nhiều hệ quả hơn là tác dụng, bởi uống nhiều quá nhiều nước có thể gây ảnh hưởng không nhỏ đến thận.
Một số tác dụng khác của uống nước khi đói:
- Uống nước khi đói vào buổi sáng còn giúp cơ thể bạn điều hòa hệ bạch huyết và giúp cơ thể chống lại sự nhiễm trùng.
- Nước cũng giúp cơ thể sản xuất nước bọt, giúp giữ ẩm màng nhầy, duy trì nhiệt độ cơ thể lý tưởng. Đồng thời giúp cơ thể giữ cơ chế thải độc và giữ cho khớp xương luôn được bôi trơn.
- Bên cạnh đó, ngay cả bộ não của bạn cũng cần não để tạo ra các chất dẫn truyền thần kinh và các hormone. Cơ thể bạn cần nước để cung cấp oxy đến từng cơ quan trong cơ thể.
- Mỗi tế bào trong cơ thể cần nước để phát triển, tồn tại và sinh sản. Ngay cả hệ tiêu hóa cũng cần nước để chuyển hóa thức ăn thành các dưỡng chất hữu ích nuôi dưỡng cơ thể.
Theo CafeF
Tham khảo thêm các “bí kíp” uống nước đúng cách của các thành viên SucKhoeNhanh.com ngay dưới đây nhé!
Bạn Hùng chia sẻ: “Chúng ta không nên uống nước ngọt có ga thay nước lọc vì trong nước có ga có nhiều chất gây hại cho sức khỏe vả lại nó còn làm bạn mập thêm.
Không uống nước ngay sau khi vận động nặng hay tập thể dục vì uống nước như vậy sẽ tạo áp lực cho tim và tác động tới tim. Tốt nhất, bạn nên uống chậm và uống thành ngụm nhỏ.
Không uống nước đun sôi để nguội đã quá hai ngày. Nước đã đun sôi nên chứa trong bình lọc đảm bảo chất lượng và uống hết trong ngày là tốt nhất, mình thấy nhiều người cứ nấu sẵn rồi để uống dần, không tốt đâu nhé!”
Ý kiến từ Tú Linh: “Mình nghĩ có thể uống 10 cốc nước mỗi ngày nhưng mỗi lần uống nên uống dần dần không nên nốc một hơi hết cả cốc nước. Mình vẫn uống như vậy mỗi ngày và thấy rất tốt đấy.”
Quỳnh Anh chia sẻ “bí kíp”: “Mình áp dụng cách uống nước theo khung giờ này thấy khá tốt, nhất là với các bạn làm văn phòng, áp dụng xem sao nhé:
- 6-7 giờ: Sau giấc ngủ đêm, uống một ly ngay khi ngủ dậy để giúp lọc sạch gan và thận. Đừng vội ăn sáng ít nhất là nửa tiếng sau khi uống nước, hãy đề nước ngấm vào đến từng tế bào trong cơ thể bạn.
- 8-9 giờ: Uống một cốc nước khi bạn đến công sở để lấy lại sự sảng khoái cho cơ thể bắt đầu làm việc.
- 11 giờ: Sau vài giờ làm việc trong văn phòng đóng kín, hơi nóng từ máy văn phòng và không khí ngột ngạt làm khô da. Hãy uống nước để giữ ẩm cho cơ thể và giảm căng thẳng công việc.
- 12 giờ: Uống nước sau bữa trưa không chỉ tốt cho tiêu hóa mà còn giúp bạn giữ được vóc dáng cân đối.
- 15-16 giờ: Uống một cốc nước sẽ giúp bạn lấy lại thăng bằng, chống buồn ngủ và tập trung hơn.
- 17 giờ: Một cốc nước trước khi rời văn phòng sẽ giúp bạn bớt cảm giác đói và mệt.
- 22 giờ: Uống nước nửa giờ đến một giờ trước khi đi ngủ sẽ giúp cơ thể phòng chống nguy cơ máu cục máu đông.”
Việc uống nước theo cách trên đây không hề khó chút nào, hi vọng bạn thấy có ích và thực hiện theo để có một cơ thể khỏe mạnh nhé!