Tiểu đường tuýp 2 (type 2) có nguy hiểm không?
Tiểu đường tuýp 2 (type 2) có nguy hiểm không?, 520, Phương Mai, Cẩm Nang Sức Khỏe
, 15/08/2017 11:52:49Cộng đồng SucKhoeNhanh.Com chia sẻ về nguy hiểm của bệnh tiểu đường tuýp 2 (type 2)?:
Bác Kim Hồng chia sẻ: "Tôi năm nay 54 tuổi. Cách đây 1 tuần tôi đi khám sức khỏe định kỳ, kết quả đo đường huyết lúc sáng sớm là 7.8 mmol/l. Bác sĩ kết luận tôi bị mắc bệnh tiểu đường type 2. Tôi cảm thấy rất lo lắng. Xin cho hỏi bệnh tiểu đường type có nguy hiểm không và tôi cần phải điều trị như thế nào?"
B/s Phước Minh tư vấn: "Tiểu đường type 2 là một bệnh rối loạn chuyển hóa đặc trưng bởi lượng đường trong máu tăng cao, liên quan chủ yếu đến chế độ dinh dưỡng và lối sống chưa phù hợp. Bệnh thường gặp ở những người thừa cân, ít vận động, có chế độ ăn quá thừa năng lượng, giàu chất đường, chất béo. Đây được xem là một bệnh lý nguy hiểm, bởi nếu không được kiểm soát tốt nó có thể gây ra nhiều biến chứng làm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và cuộc sống của người bệnh, dẫn tới tàn phế hoặc tử vong. Nguyên nhân là do quá trình tăng đường máu kéo dài làm tổn hại đến các mạch máu và cơ quan quan trọng trong cơ thể. Những tổn thương thường gặp gồm có:
- Tổn thương mắt: gây suy giảm thị lực và dẫn tới mù lòa.
- Biến chứng tim mạch: gây xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim, đột quỵ,...
- Tổn thương thận: dẫn tới suy thận.
- Bệnh thần kinh tiểu đường: làm tổn thương hệ thần kinh ngoại vi (với triệu chứng tê bì, châm chích, bỏng rát chân tay,…) và tổn thương thần kinh tự chủ (dẫn đến khô da, khô âm đạo, rối loạn cương, tiêu chảy, táo bón…).
- Nhiễm trùng: gây nhiễm trùng răng lợi, sinh dục, tiết niệu,..
Để kiểm soát tốt bệnh lý này, trước hết bạn cần tuân thủ sử dụng thuốc điều trị theo đúng chỉ định của bác sĩ, đồng thời kết hợp chặt chẽ với một chế độ ăn uống và luyện tập khoa học (hạn chế đồ ăn ngọt, ăn giảm muối, giảm mỡ, tăng cường rau xanh, tập thể dục đều đặn ít nhất 30p mỗi ngày). Nếu tuân thủ áp dụng một phác đồ dụng một phác đồ điều trị đúng, bạn hoàn toàn có thể yên tâm chung sống khỏe mạnh với căn bệnh tiểu đường."
Tiểu đường tuýp 2 khác gì với tiểu đường tuýp 1 và tuýp 3?
Theo các chuyên gia y tế, bệnh tiểu đường được chia làm 3 loại chính là: tuýp 1, tuýp 2 và tuýp 3. Nếu tiểu đường tuýp 1 thường gặp ở những người độ tuổi dưới 20 và tiểu đường tuýp 3 thường gặp ở phụ nữ mang thai thì tiểu đường tuýp 2 đa số gặp ở những người thừa cân, béo phì khi trưởng thành.
Bệnh tiểu đường tuýp 2 có nguy hiểm không?
Đây là bệnh lý khi cơ thể không sản xuất đủ Insulin cho cơ thể hoặc cơ thể không đáp ứng nhu cầu Insulin như bình thường. Trên thực tế, tiểu đường tuýp 2 đang trở thành mối lo ngại trên toàn cầu, bởi cứ 10 người bị bệnh tiểu đường lại có tới 9 người mắc tiểu đường tuýp 2. Nếu không có phác đồ điều trị kịp thời cùng chế độ dinh dưỡng hợp lý, bệnh nhân bị tiểu đường có thể gặp phải những biến chứng vô cùng nguy hiểm như: mù lòa, cắt cụt tứ chi, suy thận, bất lực ở nam giới, tổn thương thần kinh, đột quỵ, đau tim…
- Biến chứng về mắt
Tiểu đường tuýp 2 có thể gây ra nhiều biến chứng về mắt như: giảm thị lực, đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp, glaucoma … Nguyên nhân là do lượng đường huyết trong máu cao, làm nghẽn các mạch máu nhỏ ở võng mạc mắt, gây sưng, tấy trong mắt. Lâu dần hình thành các bệnh về mắt.
Biến chứng này nếu không được điều trị tận gốc, bệnh nhân bị tiểu đường tuýp 2 có thể sẽ phải đối mặt với nguy cơ mù lòa vĩnh viễn.
- Biến chứng về thận
Thận là một trong những bộ phận vô cùng quan trọng của cơ thể, chứa hàng triệu búi mạch máu nhỏ, có tác dụng lọc chất thải ra khỏi cơ thể. Bệnh nhân tiểu đường có lượng đường trong máu cao, làm thương tổn tới các tế bào vi mạch thận, khiến chúng bị hư hỏng theo thời gian, làm sự bài tiết nước tiểu cũng như chức năng lọc của thận. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình tích lũy nước, muối và các chất thải trong cơ thể- tác nhân hàng đầu dẫn đến tăng huyết áp. Hậu quả là bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 bị mắc biến chứng về suy thận.
Nếu tình trạng này kéo dài, họ phải ghép thận hoặc chạy thận nhân tạo. Đối với nam giới bị tiểu đường tuýp 2, họ còn phải đối mặt với một nguy cơ nữa. Đó chính là bất lực.
- Biến chứng về tim mạch
Một trong những biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh tiểu đường tuýp 2 là các bệnh tim mạch và đột quỵ.
Nguyên nhân được cho là sự gia tăng của lượng đường trong máu làm tăng quá trình lắng đọng mỡ, tạo nên các mảng bám ở thành mạch, ngăn cản sự lưu thông của máu. Điều này làm cho các động mạch trở nên xơ cứng và hẹp hơn rất nhiều so với những người bình thường. Trong khi đó, các cục máu đông có thể hình thành, lượng máu cung cấp đến các cơ quan quan trọng của cơ thể như tim và não không đủ, gây nhồi máu cơ tim, đau tim, đột quỵ…
Để ngăn ngừa tình trạng này, bên cạnh việc kiểm soát cặn kẽ lượng đường trong máu, các bác sỹ cũng khuyên bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 nên giữ mức cholesterol trong máu thấp.
- Biến chứng ở các chi
Rất nhiều bệnh nhân bị tiểu đường tuýp 2 phải đối mặt với việc phải cắt cụt ngón chân hoặc tay vì những biến chứng do bệnh mang lại. Lý giải điều này, các chuyên gia y tế cho rằng, bệnh nhân bị tiểu đường tuýp 2 có lượng đường trong máu cao hơn rất nhiều so với người bình thường. Điều này khiến các mạch máu nhỏ ở các dây thần kinh đi nuôi các chi bị tổn thương. Do đó, các chi không nhận được được đủ các chất dinh dưỡng và oxy cần thiết, dẫn đến yếu cơ, bê bì, mất cảm giác…
Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, các vết loét sẽ xuất hiện trên các chi, lâu dần sẽ lan rộng và nhiễm trùng, dẫn đến phải cắt bỏ 1 phần hoặc toàn bộ chi.
Theo các chuyên gia y tế, việc tầm soát và sử dụng các biện pháp phòng ngừa càng sớm càng ngăn chặn được những biến chứng do đái tháo đường mang lại. Với chiết xuất từ các thảo dược thiên nhiên, Sản phầm hỗ trợ bệnh tiể đường F99 là một trong số ít sản phẩm được giới chuyên môn đánh giá cao về khả năng giúp ổn định đường huyết, giảm Cholesterol, giúp ngăn ngừa những biến chứng… do đái tháo đường mang lại. Sản phầm hỗ trợ bệnh tiể đường F99 được các chuyên gia khuyên dùng để hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả.
Bạn đang tìm kiếm thông tin, địa điểm kinh doanh thực phẩm bổ sung cho bệnh tiểu đường?
Xem thêm:
Tiểu đường tuýp 2 (type 2) là gì?
Tiểu đường tuýp 2 (type 2) có nguy hiểm không? Bệnh tiểu đường
Các bài viết liên quan đến Tiểu đường tuýp 2 (type 2) có nguy hiểm không?, Bệnh tiểu đường
- 11/10/2017 Thay vì hạn chế trứng, đường là thực phẩm bạn nên tránh xa 4093
- 11/09/2017 Bệnh tiểu đường kiêng ăn gì? 4085
- 08/09/2017 Người bệnh tiểu đường nên ăn rau gì? 3097
- 07/09/2017 Bệnh tiểu đường nên ăn trái cây gì? 3564
- 14/08/2017 Tiểu đường tuýp 2 (type 2) là gì? 2800
- 05/05/2017 Bệnh tiểu đường type 3 là gì? 3272
- 04/05/2017 Bệnh tiểu đường type 2 nên ăn gì? 5042
- 04/05/2017 Những điều cần biết về bệnh tiểu đường 5302