Tiểu đường tuýp 2 (type 2) là gì?
Tiểu đường tuýp 2 (type 2) là gì?, 519, Phương Mai, Cẩm Nang Sức Khỏe
, 15/08/2017 11:14:58Cộng đồng SucKhoeNhanh.Com chia sẻ về bệnh tiểu đường tuýp 2 (type 2) là gì?:
Anh Nhật Tường chia sẻ: “ Bệnh tiểu đường tuýp 2 là bệnh về rối loạn chuyển hóa chất đường (glucose) mạn tính. Khoảng thời gian từ khi rối loạn dung nạp glucose (tiền tiểu đường) cho đến khi chuyển thành bệnh tiểu đường thực sự, thường kéo dài từ 5 – 10 năm. Nhiều bệnh nhân không thể ngăn được tiến triển của bệnh tiểu đường và luôn phải sống cùng với nỗi sợ hãi về bệnh, về biến chứng của nó trong suốt quãng đời còn lại.”
Chị Kim Liên chia sẻ: “Ở bệnh tiểu đường tuýp 2 (đái tháo đường tuýp 2), cơ thể không thể tạo ra hoặc sử dụng tốt insulin. Insulin là một hormone giúp cho glucose (đường) có thể đi vào và nặp năng lượng cho các tế bào. Nếu không có insulin, quá nhiều glucose sẽ tích tụ trong máu dẫn đến bệnh tiểu đường. Theo thời gian, lượng đường trong máu cao có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng ở tim, mắt, thận, thần kinh, nướu và răng.”
Bệnh tiểu đường tuýp 2 là gì?
Bệnh tiểu đường là một bệnh mãn tính, xảy ra khi lượng đường huyết (glucose) trong cơ thể tăng cao.
Bệnh tiểu đường tuýp 2 không giống như tiểu đường tuýp 1. Ở tiểu đường tuýp 1, tuyến tụy không thể tiết ra insulin. Đối với bệnh tiểu đường tuýp 2, tuyến tụy vẫn hoạt động như bình thường, nhưng do một nguyên nhân nào đó các tế bào không thể sử dụng glucose trong máu làm nguồn năng lượng. Điều này sẽ dẫn đến lượng đường trong máu tăng cao và có thể gây tổn thương đến cơ thể bạn.
90% đến 95% bệnh nhân tiểu đường là mắc tiểu đường tuýp 2. Bệnh tiểu đường tuýp 2 thường khởi phát ở người lớn, ở độ tuổi từ 40 tuổi trở lên. Tuy nhiên, ngày càng nhiều trẻ em và người trẻ tuổi mắc phải bệnh tiểu đường tuýp 2 do bệnh béo phì ngày càng có xu hướng gia tăng ở trẻ em.
Tại sao bạn bị tiểu đường tuýp 2?
Trước khi xác định được nguyên nhân của bệnh tiểu đường tuýp 2, bạn cần phải hiểu cơ chế chuyển hóa glucose của cơ thể hoạt động như thế nào.
- Chuyển hóa glucose
Nước bọt và các chất trong dạ dày của bạn sẽ chuyển hóa các thực phẩm bạn ăn vào thành glucose (một dạng đường), đó là nguồn năng lượng chính cho tế bào của cơ thể. Gan cũng lưu giữ một lượng đường, nhưng là dưới dạng glycogen. Nếu bạn không ăn uống đầy đủ hay khi nồng độ glucose trong máu quá thấp thì glycogen sẽ chuyển hóa thành glucose để cho cơ thể sử dụng.
Các mạch máu hấp thụ đường và vận chuyển nó đến các tế bào, nhưng các tế bào không thể sử dụng nguồn năng lượng này mà không có sự giúp đỡ của insulin, một hormone được sản xuất bởi tuyến tụy. Tụy nhận được tín hiệu là glucose có mặt trong máu của bạn và sản xuất ra nhiều insulin hơn. Bằng cách cho phép glucose hấp thụ vào các tế bào, từ đó insulin làm giảm lượng đường trong máu và như thế, tuyến tụy sản xuất ra insulin.
- Sử dụng insulin không đúng cách
Nếu các tế bào không nhận dạng được insulin, hormone này sẽ không thể giúp các tế bào sử dụng glucose để tạo ra năng lượng. Do đó, glucose lưu lại trong máu và tích lũy qua thời gian. Tuyến tụy nhận được tín hiệu tiết ra nhiều insulin hơn do mức độ đường trong máu tăng cao, trong khi các tế bào không thể sử dụng để hấp thụ glucose. Rối loạn này gây ra các triệu chứng của bệnh tiểu đường tuýp 2.
Các nhà nghiên cứu vẫn đang tìm kiếm những thông tin đầy đủ về nguyên nhân bệnh tiểu đường tuýp 2. Tuy nhiên, có thể chắc chắn rằng thừa cân là nguy cơ chủ yếu của bệnh tiểu đường tuýp 2.
Bạn đang tìm kiếm thông tin, địa điểm kinh doanh thực phẩm bổ sung cho bệnh tiểu đường?
Tiểu đường tuýp 2 (type 2) là gì? Blog sức khỏe, Nội tiết - chuyển hóa, Bệnh tiểu đường
Các bài viết liên quan đến Tiểu đường tuýp 2 (type 2) là gì?, Blog sức khỏe, Nội tiết - chuyển hóa, Bệnh tiểu đường
- 12/10/2021 Đám hiếu là gì? Sức khỏe nhanh tư vấn đi viếng đám hiếu nên mang gì, trang phục thế nào 1845
- 08/10/2021 Sức khỏe nhanh chia sẽ địa chỉ mua phôi nấm bào ngư xám ở TPHCM 1374
- 07/08/2017 [ Bệnh văn phòng ] Bài bài tập giảm đau lưng cho dân văn phòng 4006
- 07/08/2017 [ Bệnh Văn Phòng ] - Dân văn phòng rất dễ mắc bệnh trĩ 2755
- 07/08/2017 [Bệnh văn phòng] - Cách giảm mỡ bụng, béo bụng cho dân văn phòng 2857