Cẩm Nang Sức Khỏe

[ Bệnh văn phòng ] Bài bài tập giảm đau lưng cho dân văn phòng

Những người làm việc đòi hỏi phải ngồi hoặc đứng trong thời gian dài rất dễ đau lưng. Một số bài tập đơn giản sau khi thức dậy có thể giúp phòng bệnh.

Bệnh đau lưng, chứng bệnh khó chịu của dân văn phòng

Anh An hỏi "Tôi bị đau lưng 1 năm nay rồi điều trị rất nhiều loại thuốc đến nay vẫn chưa khỏi, vừa qua tôi có đi chụp cộng hưởng từ BS chuẩn đoán tôi bị thoái hóa L5 S1. Tôi rất đau ở vùng thắt lưng dưới, ngồi nhiều cảm giác như xương dồn xuống, và chỗ đau do cứng cơ, thi thoảng đau cả lên giữa lưng, có khi đau còn cảm giác tức ngực và đầy bụng khó chịu. Mong bác sĩ tư vấn và điều trị giúp tôi để tôi không phải chịu những cơn đau như hiện tại nữa. Cảm ơn bác sĩ."

Bạn Hà Minh hỏi: "Em sinh năm 1980, thường xuyên bị đau lưng từ khi đi làm đến nay. Năm 2008, em đã từng chụp X quang tại bệnh viện nhưng không có dấu hiệu gì ảnh hưởng cột sống. Vậy em bị đau như thế là dấu hiệu của bệnh gì, xin bác sĩ cho em lời khuyên." 

Chị Minh Anh hỏi: "Tôi năm nay 25 tuổi, là nhân viên văn phòng. Gần đây tôi thường bị bị đau nhức ở thắt lưng, lâu lâu tê nhói từ thắt lưng xuống tới mông, đùi, 2 bắp chân rồi chuyển sang nhức mỏi cả 2 bàn chân. Mỗi khi bước đi lại bị đau nhói. Nếu có việc phải đứng lâu thì mỏi không chịu nổi, thậm chí việc đứng lên ngồi xuống cũng là “cực hình”. Tối nào ngủ hai chân cũng giật giật, có cảm cảm giác tê tê. Tôi đi khám ở khoa Nội thần kinh, bệnh viện Nhân dân Gia Định. Khi chụp phim, bác sĩ nói xương không bị vấn đề gì, nhưng lại cho uống thuốc thần kinh tọa, sau lại cho uống bổ sung can-xi mà hiện tại bệnh vẫn không biến chuyển. Nhờ bác sĩ giải đáp giúp, thật ra tôi bị bệnh gì? Và nên đi khám ở đâu?"

Sau đây là bài viết chia sẻ từ lương y Đinh Công Bảy, Tổng thư ký Hội Dược liệu TP HCM, trích đăng theo VnExpress

Để phòng ngừa chứng đau lưng, buổi sáng khi thức dậy bạn nên tập một số tư thế sau:

1. Bạn nằm ngửa trên giường (giường cứng là tốt nhất), vòng hai tay ôm hai đầu gối, thân cong lại như hình vòng cung, vùng cột sống thắt lưng tiếp giáp với mặt giường. Từ tư thế này, bạn lăn tới lăn lui thế nào cho hai bàn chân chạm giường rồi đến đầu của bạn chạm giường. Làm như vậy 10-15 lần, bạn sẽ thấy tim mình đập tốt hơn, cảm giác mệt mỏi, uể oải hầu như tan biến.

2. Tiếp theo, bạn chống hai cùi chỏ tay xuống giường, hai cẳng tay duỗi song song với thân mình, giữ đầu cao, lưng thẳng. Vận động kế tiếp là co hai mũi chân về phía bụng, rồi duỗi thẳng hai mũi chân, thấy đau đau hai bắp chân là được. Làm động tác này 10-20 lần, sẽ giúp máu lưu thông ở chân tốt hơn, phòng ngừa được chứng chuột rút rất hiệu quả.

3. Sau khi co duỗi bàn chân, bạn nghỉ để hít thở sâu khoảng 10 giây, rồi xoay vòng hai bàn chân theo chiều kim đồng hồ 20, ngược chiều kim đồng hồ 20 vòng. Động tác này làm cho đầu óc tỉnh táo hơn, cổ chân bạn khoẻ hơn, phòng tránh khi lên xuống cầu thang hoặc lề đường nếu bị vấp sẽ không bị bong gân cổ chân.

4. Co 2 chân sát bụng rồi duỗi thẳng ra. Làm từ 10-20 lần.

5. Sau đó làm động tác như đạp xe đạp, khoảng 5-10 phút.

6. Bạn đứng dậy rời khỏi giường, hai tay chống vào thành một cái ghế, đẩy mông tới lui 10-20 lần, lắc mông qua trái phải 10-20 lần.

7. Hai bàn tay đan vào nhau, để úp sau gáy, xoay qua phải rồi gập xuống, tiếp tục với động tác xoay qua trái rối gập xuống, mỗi bên 10-20 lần.

8. Thực hiện động tác phẩy tay như sau:

Đứng thẳng (hoặc đi tới đi lui trong phòng), đưa 2 cánh tay lên cao, hợp với thân mình góc 45-60 độ, phẩy tay ra sau lưng, càng cao càng tốt, phẩy 2 lần (hít vào), phẩy tiếp 2 lần (thở ra), thở càng chậm, sâu, càng tốt. Tuy nhiên, thời gian hít thở nhanh hay chậm nên tùy theo tình trạng cơ thể của từng người.

Phẩy tay vài phút sẽ giúp khí huyết lưu thông tốt hơn. Các hệ tuần hoàn, hô hấp, tiêu hoá, bài tiết, vận động đều được tăng cường, giúp bạn giải tỏa được sự căng thẳng, mỏi mệt của cả đầu óc lẫn cơ thể.

Trong công việc và trong cuộc sống, để phòng ngừa đau lưng, cần lưu ý những điều sau:

Khi muốn bê hoặc nâng một vật nặng, nên ngồi xuống hoặc khụy chân bên cạnh vật đó, giữ lưng thẳng, dùng sức của cơ bụng và chân giúp giảm bớt áp lực trên cột sống lưng.

Thường xuyên tập luyện eo lưng, cơ lưng và các cơ bụng. Tập thể dục bằng cách đi bộ để giúp xương và cơ lưng được dẻo dai. Tập luyện nhẹ như thái cực quyền, dưỡng sinh.

Mang giày vừa chân và có đế thấp, chịu lực tốt, không nên thay đổi giày dép nhiều lần vì khó quen chân.

Giữ dáng đi thẳng.

Khi làm việc, nên chọn tư thế thích hợp, khi cần mang vác nên đeo loại thắt lưng đặc biệt giúp bảo vệ cột sống. Nếu phải ngồi lâu, nên chọn ghế chắc chắn, có dựa lưng, vừa tầm cao của cơ thể.

Khi đứng để làm việc, các đồ vật nên để ngang khuỷu tay, tránh tư thế phải với tay làm lệch người.

Nếu thừa cân thì nên tích cực làm giảm cân.

Ăn uống các loại thực phẩm có hàm lượng chất canxi cao, giảm chất béo.

Ở nơi làm việc, nên ngồi ghế dựa, thẳng lưng mà bảo đảm giữ đường cong sinh lý của xương sống, không tựa hẳn vào lưng ghế, chỉ dựa từ thắt lưng trở xuống, chân đặt thẳng ngang với nền nhà, đầu gối vuông góc.

Nếu làm việc với máy vi tính thì phần cao nhất của màn hình phải đặt ngang mắt bạn. Không nên ngồi một chỗ quá lâu, thỉnh thoảng đứng dậy thư giãn bằng cách vươn vai hay đi lại tại chỗ.

Ăn uống đầy đủ và cân đối các chất dinh dưỡng, uống nước đủ, mỗi ngày trung bình 1-2 lít, không ăn uống nhiều chất kích thích hoặc khó tiêu.

Xem thêm nhiều bài viết hữu ích về bệnh của dân văn phòng tại chuyên mục Bệnh Văn Phòng - SucKhoeNhanh.com

Tìm mua thực phẩm chức năng chất lượng tại chuyên trang Mua Bán Thực Phẩm Chức Năng - MuaBanNhanh.com

Xem thêm các bệnh văn phòng khác

[Bệnh văn phòng] Lý giải nguyên nhân và cách giải tỏa stress cho dân văn phòng

[Bệnh văn phòng] - Cách giảm mỡ bụng, béo bụng cho dân văn phòng

[Bệnh văn phòng] Dân văn phòng đừng xem nhẹ dấu hiệu của bệnh khô mắt

[ Bệnh Văn Phòng ] - Dân văn phòng rất dễ mắc bệnh trĩ

[ Bệnh văn phòng ] Bài bài tập giảm đau lưng cho dân văn phòng

[Bệnh văn phòng] Thoái hóa đốt sống cổ - Dân văn phòng coi thường biểu hiện đau mỏi cổ, vai, gáy sẽ phải hối hận!