Gừng - Sự lựa chọn thông minh chống lại cơn say xe
Gừng - Sự lựa chọn thông minh chống lại cơn say xe, 51, Phương Thảo, Cẩm Nang Sức Khỏe
, 22/09/2016 09:43:37Theo đông y, để trị chứng nghịch lên, trước khi khởi hành khoảng 30 phút, nên dùng một khúc gừng tươi bằng cỡ ngón tay cái, gọt bỏ vỏ, rửa sạch, giã nát hoặc nhai nát rồi uống với một cốc nước ấm.
Theo kinh nghiệm của nhiều người đi xe đường dài, cơn say xe sẽ là vấn đề mà không ai muốn gặp phải. Vậy bây giờ bạn hãy chống lại cơm say xe bằng cách dùng găng tươi.
Gừng là sự lựa chọn thông minh khi bạn đi xe
Chống say tàu xe bằng gừng tươi có những công dụng:
- Trong y học cổ truyền gừng có vị cay, tính âm, vào 3 kinh phế, tỳ, vị.Có tác dụng phát biểu, tán hàn ôn trung, tiêu đàm, hành thủy, giải độc.
- Trong các bài thuốc đông y dù bệnh nhân nhiệt, hư hay thực các thầy thuốc vẫn thường dùng từ 3 đến 5 lát gừng sống.
- Gừng sống còn gọi là sinh khương có tác dụng phát tán phong hàn, chống nôn ói.
- Việc sử dụng gừng trong điều trị chống say xe vừa dễ vừa đảm bảo hiệu quả, không gây các tác dụng phụ.
Nếu không sử dụng được trà gừng sống thì có thể dùng kẹo gừng. Ngậm kẹo gừng rất tốt vì trong kẹo gừng có chất ngọt sẽ giúp người đi xe ô tô tăng cường tuần hoàn não bớt chóng mặt, đau đầu.
Cách thức sử dụng gừng khi đi xe:
- Cắt một lát gừng tươi cầm trên tay.
- Lúc ngồi trên xe ô tô đặt ở dưới lỗ mũi để cho mùi vị hăng, cay bay vào trong mũi.
- Cũng có thể cắt một miếng gừng dán vào rốn, lấy băng bông dính lại là được.
- Ngậm gừng trong đầu lưỡi để giữ độ ấm.
Trong suốt hành trình, thỉnh thoảng nên ngậm trong miệng một lát gừng tươi để chống lại cơn say xe khó chịu. Thử sử dụng gừng để hỗ trợ bạn thoát khỏi những con say xe không thể ập đến nhé !
Gừng - Sự lựa chọn thông minh chống lại cơn say xe Bệnh thường gặp, Cách chống say xe
Các bài viết liên quan đến Gừng - Sự lựa chọn thông minh chống lại cơn say xe, Bệnh thường gặp, Cách chống say xe
- 22/09/2016 Nhóm máu và bệnh tật liên hệ với nhau ra sao? 3957
- 22/09/2016 Phát hiện bệnh cho người nhóm máu AB 4866
- 22/09/2016 Đặc điểm cần lưu ý của người nhóm máu B 7531
- 22/09/2016 Nhóm máu A và nguy cơ bệnh ung thư 4157